Lữ Thị Tường Uyên
11-4-2021
Người mắc bệnh tự ti thích ‘nhìn lên’ để nhấn mạnh thân phận thấp hèn của mình. Họ cần có kẻ ‘bề trên’ để tôn sùng, để thần thánh hóa, với một sự mong mỏi trong tiềm thức ngày nào đó sẽ nhận được ơn mưa móc.
Người mắc bệnh tự cao thích ‘nhìn xuống’ để nhấn mạnh bản chất siêu việt của mình. Họ cần có những kẻ trung thành, khẩu phục tâm phục, tuân thủ tôn sùng họ lên, để khi họ ban ơn mưa móc, sẽ nhận được những tràng pháo tay liên tục.
Bệnh tự ti và tự cao luôn đi đôi với nhau. Người mắc bệnh tự ti luôn phải vật lộn để kềm chế cảm giác tự cao. Ngược lại người tự cao luôn phải vật lộn để che giấu cảm giác tự ti. Hai cảm xúc thuộc hai thái cực này trong một người dẫn đến nhiều hiện tượng trong xã hội như ‘thượng đội hạ đạp’, dễ bị chạm tự ái, sợ bị chỉ trích, hay ngờ vực, luôn lo sợ người khác ‘nói xấu’ mình…
Một hậu quả khác của bệnh tình này là bệnh nhân rất khó mở miệng nói hai chữ ‘xin lỗi’. Khó chấp nhận sai lầm là do chính khả năng kém cỏi của mình gây nên. Họ hầu như mất khả năng nhận trách nhiệm khi gặp thất bại và chỉ biết đổ thừa hoàn cảnh và đổ lỗi cho người khác.
Nguyên nhân bệnh tự ti-tự cao ngoài bẩm sinh ra, phần lớn xuất phát từ một tuổi thơ dữ dội, nhiều bạo lực, có nhiều xung khích, căng thẳng, không quân bình, cơ hàn hoặc giàu có quá độ, dư thừa hay thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.
Tuyên giáo cộng sản Việt Nam thấu hiểu bệnh lý này hơn bất kỳ nhà tâm lý nào hết. Họ tận tâm khai thác, cào ra đâu đó những nghèo khó viễn vông trong tuổi thơ, rồi thêu dệt thành một huyền thoại ‘Từ Bần Hàn Đến Vĩ Nhân’, khoác vào những người đã và đang chuẩn bị leo lên chiếc ghế quyền lực.
Sự tương phản tối đa của tuổi thơ bần hàn (tưởng tượng) và thành công siêu việt (cũng tưởng tượng) sẽ là những bằng chứng hùng hồn, thuyết phục những người nghèo rách mồng tơi, không ngóc đầu lên được, cùng tôn thánh (hay ‘anh hùng hào kiệt’, ‘anh thư nước Việt’…) những kẻ nắm quyền.
Viết sơ vài hàng về hội chứng tự ti-tự cao, hầu giúp các anh chị em hiểu thấu thêm về hai bài viết sâu sắc và độc đáo này: Tuổi thơ dữ dội của họa sĩ Đỗ Duy Ngọc và Thần thánh hoá lãnh đạo của tác giả Lâm Bình Duy Nhiên.
Nói đến người việt nam thì ôi thôi đủ thứ bệnh, từ khi cái đảng thổ tả việt cộng ra đời thì lại chuyển sang bá bệnh và toàn bệnh hiểm nghèo.
“Một hậu quả khác của bệnh tình này là bệnh nhân rất khó mở miệng nói hai chữ ‘xin lỗi’. Khó chấp nhận sai lầm là do chính khả năng kém cỏi của mình gây nên. Họ hầu như mất khả năng nhận trách nhiệm khi gặp thất bại và chỉ biết đổ thừa hoàn cảnh và đổ lỗi cho người khác. Nguyên nhân bệnh tự ti-tự cao ngoài bẩm sinh ra, phần lớn xuất phát từ một tuổi thơ dữ dội, nhiều bạo lực, có nhiều xung khích, căng thẳng, không quân bình, cơ hàn hoặc giàu có quá độ, dư thừa hay thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần”
Níu hổng lầm, gs Tương Lai có viết đại ý, trí thức là ngừ suy nghĩ đắn đo chín chắn trước bất cứ 1 việc gì . Nhưng khi đã bắt tay vào thì hổng bao giờ tiếc nuối . 1 đi hổng trở lại, đất nước có ra sao cũng thây kệ .
Thế theo như tác giả thì giới ” nhân sĩ trí thức Hà Lui” mắc bệnh tự ti hay tự cao?????
Theo tớ thì họ mắc cả 2 chứng bệnh tự ti và tự cao
1. Tự ti: với những danh xưng loẻng xoẻng, lủng lẳng trong cái ao tù nước đảng. Từ khi cái gọi là intecnet ra đời, nói như ngôn từ mỹ miều của họ là ” ra biển nhớn” họ bắt đầu mât tự tin….và rồi tự ti về những cái họ đã ” dầy công bôn ba Nga tàu” tầm sư học thuật
2. Tự cao: do mặc cảm bị tụt hạng nhưng dứt khoát họ bấu víu vào cái danh loẻng xoẻng, lủng lẻng và họ muốn được người đời vinh danh
SỐNG NHƯ THÍA LÀ SỐNG KHỔ SỐNG SỞ, SỐNG VẬT VÃ, BỨT RỨT Nhưng quyết không Sám hối.
Vài dong tào lao.