Lãnh đạo mạnh mẽ hay nền dân chủ mạnh: Thứ nào tốt hơn?

Jackhammer Nguyễn

19-1-2021

Mặc dù đại hội đảng lần thứ 13 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa khai mạc, nhưng theo những nguồn tin và những nhà bình luận đáng tin cậy, thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là tổng bí thư đảng CSVN. Đảng này là đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam và như vậy ông Trọng là con người quyền lực nhất đất nước.

Ông Trọng cầm quyền đến ngày 19/1/2021 là tròn 10 năm. Thời gian cầm quyền một cách chính thức trên toàn cõi Việt Nam của ông đã vượt qua ông Lê Duẩn vài ngày (12/1976 – 7/1986).

Ông Lê Duẩn thuở sinh thời được xem là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam. Báo chí chính thống Việt Nam vào thời đó cho ông xuất hiện liên tục cùng các lời giáo huấn của ông. Những thông tin không chính thức còn nói rằng, ông lấn át cả ông Hồ Chí Minh, người sáng lập ra đảng CSVN và nước Việt Nam Cộng sản ngày nay.

Tuy dư luận về ông Lê Duẩn không được tích cực do ông đắm đuối với mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa làm chủ tập thể với hơn 400 pháo đài huyện thị của ông, nhưng cũng không ít người rất thích ông vì cho rằng ông là nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Chẳng hạn như, thái độ quyết liệt của ông thời kỳ căng thẳng với Trung Quốc (người ta quên thời các vụ án xét lại, ông chính là phe trấn áp những người có chủ trương cải tổ từ Liên Xô về), rồi thái độ cương quyết đuổi Hoa kiều, chống Trung Quốc quyết liệt…

Ngoài ông Lê Duẩn ra, các nhân vật được xem là “mạnh mẽ” của Việt Nam cũng một thời được yêu mến, như các ông Nguyễn Tấn Dũng (ông Dũng nổi tiếng với câu nói mị dân: “Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”, khi ám chỉ quan hệ Việt – Trung), ông Nguyễn Bá Thanh (nổi tiếng với câu tuyên bố không khoan nhượng với tham nhũng: “Cho hốt liền, không nói nhiều” nhưng hóa ra, ông là chúa tham nhũng).

Ở Việt Nam, thời kỳ ông Phan Văn Khải nắm nền kinh tế, được một số nhà quan sát cho là thời kỳ thành công của cải cách kinh tế, nhưng chả mấy ai quan tâm đến ông Khải.

Nhưng không chỉ các nhân vật Việt Nam đương đại, mà cả những nhân vật “mạnh mẽ” trên thế giới khác cũng được người Việt kính trọng như các ông Hunsen (thủ tướng lâu đời nhất thế giới), ông Putin (sửa luật để làm tổng thống suốt đời). Hai ông Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình bên Tàu, nếu không vướng mắc mối thăm thù truyền kiếp của dân tộc, hẳn sẽ cũng được người Việt quý trọng.

Sự sùng bái các nhân vật mạnh mẽ của người Việt có khi dẫn đến những trường hợp sùng bái lạ kỳ, chẳng hạn như Hitler, Stalin … và dĩ nhiên trong đó có Donald Trump.

Nhưng tất cả những nhân vật “mạnh mẽ” liệt kê trên đều là thủ lĩnh của những nền độc tài cả, trừ ông Donald Trump. Ông Trump cũng muốn trở thành lãnh đạo độc tài, nhưng nền dân chủ Mỹ không cho phép, thế là ông phải khăn gói quả mướp ra đi, sau cuộc đảo chánh bất thành.

Người Việt cũng hay trầm trồ hai nhân vật mạnh mẽ khác, bị các nền dân chủ khước từ là ông Charles De Gaulles của nước Pháp và ông Winston Churchill của nước Anh. Hai ông này đều là “strong man” trong thế chiến II, nhưng trước những đòi hỏi của nền dân chủ của thời kỳ hòa bình, cả hai ông đều thất bại.

Các vị lãnh đạo của các nền dân chủ, hết nhiệm kỳ thì phải ra đi, khi làm việc hay thỏa thuận với các phe khác nhau, như các ông Obama của Mỹ, ông David Cameron của Anh, thì không hấp dẫn, mà thậm chí còn bị chỉ trích là yếu hèn, như chuyện ông Obama phải xuống máy bay bằng cửa sau, chẳng hạn. Vị tổng thống đem nhiều thay đổi tích cực cho nước Mỹ là ông Franklin D. Roosevelt thì chẳng mấy người Việt nào biết tới.

Tại Đông Nam Á, người Việt hay trầm trồ khen ông Duterte của Philippines vì cho rằng ông này mạnh bạo (xét theo những góc nhìn về nhân quyền thì ông này có tội nặng vì cho lực lượng chống ma túy của ông ta giết người loạn xạ), nhưng chả ai quan tâm đến ông Widodo, nhà lãnh đạo Indonesia thật sự dân chủ và làm được nhiều điều tốt cho đất nước này sau thời kỳ quân phiệt và lộn xộn kéo dài.

Các vị lãnh đạo dân chủ không thể độc đoán được vì nền dân chủ không cho phép như thế, mà bắt họ phải làm việc trên sự đồng thuận giữa các phe phái khác nhau trong xã hội, nên họ không thể trở thành “strong man”. Các quốc gia phi dân chủ luôn có “strong man”.

Cũng có trường hợp lãnh đạo mạnh mẽ của nền dân chủ như ông Lý Quang Diệu, ở Singapore, cũng được nhiều người Việt mến mộ. Nhưng như người ta hay nói, đó là một ngoại lệ khẳng định quy luật và hơn nữa Singapore cũng chỉ là một thành thị, quản trị nó dễ hơn quản trị một quốc gia đúng nghĩa.

***

Trở lại câu chuyện ông Trọng, câu hỏi được đặt ra là là, liệu ông ấy có phải là một nhân vật mạnh mẽ thật sự khi đảm nhận chức tổng bí thư lần này hay không? Câu chuyện rò rỉ ra từ một hội nghị trung ương, trong đó ông nói rằng: “Hoặc là anh Vượng (ông Trần Quốc Vượng), hoặc là tôi ở lại”, cho chúng ta thấy hai khả năng, một là ông ta mạnh mẽ thật, vì ông đạt được một trong hai điều kiện ông ta đưa ra, nhưng ông ta không hoàn toàn áp đảo được các Ủy viên Trung ương.

Trong một bài viết hôm qua, tôi có nói đến sự kiện các cụ già quay trở lại ở Việt Nam, là thể hiện của tính độc tài cá nhân, “strong man”, trở lại. Tôi chúc ông Trọng điều hành quốc gia tốt trong nhiệm kỳ tới, nhưng tôi không chúc ông trở thành “strong man”, vì điều đó bất lợi cho dân tộc này về lâu dài.

Còn người Việt chúng ta, có lẽ cũng nên thay đổi quan niệm. Thay vì thần tượng những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, chúng ta nên khen ngợi những nền dân chủ mạnh mẽ.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả mắm tôm anamit pha bơ õng ẹo này cần chứng minh “kít” của Bí Đần cũng thơm sau khi than vãn “kít” của Xì Chum thúi quá! Chính trị mà đơn giản như cái anh nhập cư “búa cùi” này thì xúc phạm lãnh tụ vĩ đại mới lên ngôi quá!

    • Bộ não của ông Nguoi Lu thu này hình như chỉ có “kít” hay sao mà bình luận bao nhiêu bài cũng chỉ thấy đem kít ra nói, không có gì khác cả.

  2. 1) Vưỡn nói ai đồng ý tử hình bà Nguyễn Thị Năm? Tôi tin rằng Vưỡn chỉ nói theo.
    2) 99% (tức 99 triệu) người Việt im lặng. Đồng bào đứng ngoài chính trị, không có tiếng nói. Tâm trí của đồng bào dành cho cơm áo.
    Còn số người có tiếng nói phản biện chỉ chiếm 1% (trong không gian hẹp – ví dụ ở trang TiengDan) thì chưa đủ ảnh hưởng để thay đổi. Ông Lê Duẩn được đánh giá là “mạnh”, hoặc ông Phan Văn Khải bị đánh giá là “yếu” chỉ là chuyện của 1% dân số, mà 99% đồng bào không thèm biết tới.
    3) Phương chân Khai Dân Trí của TiengDan rất chính xác. Nhưng làm thế nào hướng vảo 99% quả là nan giải. Còn 1% cứ “khai dân trí” lẫn nhau, thực chất chỉ để tự sướng với nhau. Trong khi đó đồng bào nông dân vẫn “ơn đảng”…
    4) “Vưỡn” là một ví dụ tự sướng. Qua khẩu khí, rõ ràng Vưỡn không biết rằng Hồ là người phản đối tử hình bà Năm.

  3. Người đồng ý tử hình bà Nguyễn Thị Năm cũng được người Việt sùng bái, thờ phụng.
    Người tặng thưởng huân chương cho những kẻ khủng bố giết hại cụ Lê Đình Kình cũng được người Việt vinh danh.

Comments are closed.