6-10-2020
Hãy đọc những dòng tin lạnh lùng này: Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang yêu cầu đặt 428 bộ trang phục cho đại biểu Đại Hội Đảng với tổng giá là 2,5 tỷ đồng, phải là chất liệu Cashmera của Italy, còn nguyên phụ liệu: Cúc áo, khóa quần, chỉ may thì phải nhập của Đức và chất liệu vải lót phải của Nhật.
Không kém cạnh, Hà Tĩnh dự chi hơn 2 tỷ đồng mua 700 chiếc cặp Trung Quốc tặng đại biểu dự đại hội đảng bộ tỉnh (tính ra: 500 cái cặp có mã 1168 và 200 cái có mã 1166 đều xuất xứ Trung Quốc). Và Hà Tĩnh đã làm đủ thủ tục gọi thầu, đã có đơn vị trúng thầu với giá mỗi chiếc cặp da 2,9 triệu đồng.
Đó mới chỉ là mấy “cây kim trong bọc” lòi ra tình cờ liên quan chi phí cho Đại hội Đảng các tỉnh. 63 tỉnh thành, với cái đà này, làm sao giảm được nỗi tủi thân của… HÀNG VIỆT đây?
Liệu Tỉnh ủy Tuyên Quang có biết là công ty An Phước-Pierre Cardin đã mở nhà máy và bán sản phẩm trực tiếp ở Đức không, để mà “hạ cố” sử dụng hàng Việt cũng đang được bán ở Đức?
Đại Hội Đảng là nơi bàn chuyện quan trọng dẫn đường phát triển cho dân cho nước, nên đại biểu phải có quần áo xịn, có cặp tốt là phải rồi. Nhưng hỡi ôi, thật đau khi các đại hội Đảng không hề dành cho các công ty Việt Nam chút “xơ múi” nào. Tôi phải dừng lại nỗi niềm đau khổ khi kêu lên, khi nghĩ tới hơn chục năm Bộ Chính Trị vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” mà lúc này, mùa Đại Hội Đảng, khi tổ chức các Đại hội, nơi thể hiện ý chí, tinh hoa lãnh đạo của Đảng mình, các ngài tổ chức cứ khăng khăng phải xài hàng ngoại mới xứng đáng với Đại Hội, mới “thuận” với thị hiếu đại biểu?
Khi đi vận động cho hàng Việt, các nhà tuyên giáo thường nói: Dùng hàng Việt là bảo vệ việc làm cho người lao động, là ủng hộ xây dựng, bồi đắp nền tảng nền kinh tế nước nhà. Tôi cũng hăng say “tuyên truyền” vậy, gào lên hoặc thủ thỉ bằng mọi cách thuyết phục các bạn trẻ, lớp người tiêu dùng tương lai, hãy ủng hộ hàng Việt, với hi vọng, người trưởng thành, nhất là cán bộ của Đảng thì hiểu sâu rồi và luôn thực hành điều Đảng đang chú tâm vận động, để nêu gương, dẫn dắt dân thường, nhất là lớp thanh niên.
Vậy mà… vậy mà. Các bạn trẻ nghe thuyết phục “Ưu tiên dùng hàng Việt” trước thực tế đang diễn ra lạnh lùng thế này, thì các bạn ấy có nghĩ là tôi ngây ngô hay dối trá, lừa gạt không vậy trời?
Cách đây 2 hôm, tôi than thở về gói tín dụng 16 ngàn tỷ đồng, suốt sáu tháng không chi được đồng nào giúp cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Việt đang lao đao vì Covid 19. Có một chủ doanh nghiệp bình luận “Oxy cứ treo trên cao quá”, và vì vậy, doanh nghiệp cứ tự do tắt thở dưới mặt đất.
Giờ thì thực tế đã giải thích và chứng minh rồi nhé. Hàng Việt cứ đợi đấy, nho xanh lắm.
Đ.M. lũ khỉ tiến hóa thành người, sau đó từ người trở về làm khỉ, CS nhổ những bãi nước bọt để rồi sau đó hàng chục năm sau sử dụng lại và khen ngon.
Đau đớn và tủi thân, có chăng là đồng tiền nào cũng của dân. Chỉ có loài CS khốn nạn mới như vậy.
Quê Hương
***********
Quê Hương chút khói lam chiều
Quê Hương thương nhớ cô liêu vọng về
Quê Hương tiếng địch sơn khê
Quê Hương hương cốm tóc thề ngang vai
Quê Hương quyện góc hình hài
Quê Hương dậy sóng mây dài Hàn Giang
Quê Hương đồng vọng mơ màng
Quê Hương Bố Hạ mênh mang thiên đàng
Quê Hương nhớ Cửa Ô sang
Quê Hương phất phới cờ vàng quân ca
Quê Hương đò xế quái tà
Quê Hương Đà Nẵng chiều xa cõi người
Quê Hương châu thổ xanh tươi
Quê Hương lưu vực nụ cười Cửu Long
Quê Hương sương khói tình trong
Quê Hương chiều xuống đáy lòng Sông Hương
Quê Hương Vỹ Dạ vô thường
Quê Hương tiếng gọi kiều nương Cần Giờ
Quê Hương mắt biếc Cần Thơ
Quê Hương khói sóng lững lờ Kiên Giang
Quê Hương cố quận giữa đàng
Quê Hương vỡ lệ tình tang đàn bầu
Quê Hương ly biệt mưa ngâu
Quê Hương theo cánh mây sầu về quê
Quê Hương tiếng sáo diều mê
Quê Hương vẫn giữ lời thề sắt son
Quê Hương vương vấn lòng con
Quê Hương suối ngọt sông tròn biển xa
Quê Hương che khuất chiều tà
Quê Hương nhung nhớ lòng ta bồi hồi
Quê Hương ngàn dặm xa xôi
Quê Hương nay đã thật rồi xa quê
Quê Hương miền cát trắng về
Nha Trang Hòn Đợi vuốt ve Hòn Chồng
Quê Hương núi Vọng Phu trông
Quê Hương cánh nhạn cánh hồng vút bay
Quê Hương có lũy tre gầy
Quê Hương có bác giữ xây cầy bừa
Quê Hương bát ngát làng xưa
Quê Hương trầm xuống trăng vừa đang lên
Quê Hương bom lửa vang rền
Quê Hương dạ khúc tháp đền hồn quê
Quê Hương mùa gặt lúa về
Quê Hương xuân vũ giọt mê giọt mòng
Quê Hương thơm ngát đêm trong
Quê Hương đưa nhịp nỗi lòng thơ ngây
Quê Hương chỗi nhịp giã chày
Quê Hương vang mãi khoan hay khoan hò
Quê Hương qua bắc Mỹ Tho
Quê Hương chút gió gọi đò sang sông
Quê Hương Yên Phụ Sông Hồng
Quê Hương chút nắng Sài Gòn năm xưa
Quê Hương Tô Thị tiếng mưa
Quê Hương áo lụa duyên thừa Hà Đông
Quê Hương Seine một dòng sông
Paris muôn thuở bóng hồng Quê Hương
Quê Hương ánh sáng Quê Hương
Paris rộng lượng phi thường bao dung
Paris đổ bến ngàn trùng
Quê Hương xin chọn tình chung thủy này
Quê Hương chớm gió heo may
Mùa Thu đã chết bên này Sông Seine
Bên kia Hồ Tháp hương sen
Bên bồi bên lở nỗi lòng Paris
Vĩnh Long thôn nhạn hồng di
Sóc Trăng kinh lạch (dậy) xuân thì Cà Mâu
Quê Hương một góc trời sâu
Quê Hương tranh mái đượm mầu khói lam
L’Île de Ré 02 tháng 5 năm 2002
Nguyễn Hữu Viện
Câu chuyện này khiến lòng tôi nhẹ nhõm thanh thản hơn: Số là trước kia khi còn bé tôi thường mang bệnh sỹ trong người, cho nên hay mè nheo mẹ tôi phải sắm sửa cho tôi những bộ cánh thật oách khoe mẽ với cánh bạn đồng lứa. Cũng vì bố tôi bỏ lại hai mẹ con đi biền biệt nên bao nhiêu tình thương mẹ tôi dành hết cho tôi. Bà bác hàng xóm thấy tôi hay mè nheo quá quắt nên mắng tôi: Thằng ranh này mày không biết nghĩ mà thương mẹ hay sao, mẹ mày quần quật một nắng hai sương đến sụm cả háng chăm nom cho mày, mà sao mày vô ơn đến thế, còn đòi hỏi này nọ. Tôi nể và sợ bác nên sau đó tiệt hẳn chuyện mè nheo. Giờ đây sau bao năm đến sát ngày hết kiếp người tôi vẫn còn băn khoăn ăn năn chuyện cũ. Bây giờ té ra còn có những thằng trẻ ranh to xác, vô ơn với mẹ còn hơn cả tôi ngày xưa, hỏi sao tôi lại không vui cho được
Khuyên bạn nên tham gia khóa học của Tiieen sư cha Thẩm Dương hay Tiên sư bố thằng Phạm thành Long , chiên da kinh tế đảng nước đảng.
Cả một bầy Lợn đua nhau theo học
Dân không thể, thưa bác,
Tin chính quyền hiện nay,
Khi tham nhũng, lãng phí
Luôn diễn ra hàng ngày.
Mà ở mức độ khủng,
Mọi cấp và mọi nơi.
Người của bác cả đấy.
Đau không nói nên lời.
……
Dân không tin cả đảng,
Vì tư cách đảng viên
Phải nói là rất thấp,
Chỉ còn đảng còn tiền.
Bao nhiêu quả đấm thép,
Chỉ đốt tiền của dân.
Mà dân đang đói khổ,
Thậm chí không đủ ăn.
Dân muốn tin lắm lắm.
Nhưng phải tin thế nào?
Tin cái gì? bác biết.
Khỏi nhắc lại vì sao.
Tôi đang khóc, bác ạ,
Mà đã khóc nhiều lần.
Khóc và rất lo lắng
Cho đất nước, cho dân.
THẦY TBT
Một phụ nữ tàn tật,
Ở Hiệp Hòa, Bắc Giang,
Chết không giấy chứng tử,
Không được mượn xe tang.
Bà tàn tật từ bé,
Không chồng con, gia đình.
Còn nuôi hai em nhỏ
Cũng tàn tật như mình.
Thế mà rồi khi chết,
Người phụ nữ đáng thương,
Do nợ một triệu bảy,
Không được chết bình thường.
Một triệu bảy thuế phí –
Tiền an ninh quốc phòng,
Tiền đền ơn đáp nghĩa,
Tiền làm mương, be đồng.
Tiền ủng hộ khuyến học,
Tiền văn nghệ, hội xuân,
Tiền đồng bào bão lụt,
Tiền thuế đất, vân vân.
Chừng ấy khoản thuế phí
Đè nặng lên vai bà,
Một phụ nữ tàn tật,
Ở Bắc Giang, Hiệp Hòa.
Và bà đã ngã khuỵu
Dưới gánh nặng nợ nần.
Chết, không trả được nợ,
Nên chính quyền của dân
Không cho loa thông báo,
Không cho mượn xe tang,
Không cho khai chứng tử.
Như xưa, phạt vạ làng.
THẦY TBT
Đọc đoạn: „Đại Hội Đảng là nơi bàn chuyện quan trọng dẫn đường phát triển cho dân cho nước, nên đại biểu phải có quần áo xịn, có cặp tốt là phải rồi.“ tôi hiểu tác giả chúng tỏ không nắm được tình hình các đại hội đảng các nước tiến bộ, pháp quyền trên thế giới, vì theo tác giả đảng nào trên thế giới có tiền để làm điều này (mua đồ đắt tiền), nếu không phải chỉ ở nước đảng nằm trong hệ thống cầm quyền (song trùng lãnh đạo) và nghiễm nhiên sử dụng ngân sách mà chính quyền có thấy vô lý cũng không dám nói.