Hội nghị BCH Trung ương 13 sẽ phê chuẩn một bước, danh sách ứng viên Bộ Chính trị khoá XIII?

Lê Văn Đoành

15-8-2020

Trong bài “Nhân sự đại hội XIII, gươm đã tuốt ra khỏi vỏ!” đăng trên Tiếng Dân ngày 16/3/2020, chúng tôi đã đưa ra danh sách những nhân vật sáng giá, dự định sẽ lọt vào danh sách Bộ Chính trị khoá XIII, cũng như chức vụ mà họ là ứng viên. Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất trên chính trường, cùng với những tranh cãi nảy lửa giữa các phe nhóm trong đảng, danh sách này ít nhiều đã bị ảnh hưởng và xáo trộn.

Những ngày gần đây, có rất nhiều đồn đoán, với những thông tin được đưa ra trên mạng xã hội và một số hãng thông tấn. Theo nguồn tin đáng tin cậy mà chúng tôi có được, cho đến thời điểm này, có ba thông tin đáng chú ý:

1. Trong cả hai lần quốc tang (lần trước là tang lễ ông Lê Đức Anh) tuy là Trưởng ban lễ tang, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng đã không thể có mặt. Tuổi cao, đi đứng khó khăn do di chứng đột quỵ, ông không nói chuyện được lâu…Vì lý do sức khoẻ không đảm bảo, nên ông Trọng sẽ chính thức rút lui khỏi chính trường. Không như đồn đoán, ông “khư khư ôm ghế” hoặc sẽ “đảm nhận nửa nhiệm kỳ” rồi chuyển giao…

Ông Nguyễn Phú Trọng không thể đến viếng, chỉ gởi vòng hoa
Ông Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào viếng ông Lê Khả Phiêu

2. Vì vi phạm “đạo đức và lối sống”, hoặc tai tiếng trong các nhiệm kỳ trước, nên vài Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII (mặc dù Tiểu ban nhân sự “du di” có cả trong danh sách dự định đưa ra tái cử khoá XIII) vẫn có khả năng sẽ bị Hội nghị BCH Trung ương 13 xem xét và bỏ phiếu bác bỏ.

3. Các bên đồng ý ngồi lại, phân tích và mặc cả, chấp nhận cuộc chơi “tập trung dân chủ” bằng đa số phiếu trong Bộ Chính trị. Để trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo cấp cao, tạo điều kiện cho lớp kế tục phát huy khả năng, các Uỷ viên Bộ Chính trị tuổi ngoài 65 sẽ phải “về vườn”. Hai nhân vật được Bộ chính trị giữ lại, tiến cử “nhân sự đặc biệt” để trình ra BCH Trung ương tại Hội nghị 13 vào trung tuần tháng 9/2020 là ông Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.

***

Các cuộc họp quyết định, nghe nói đều tham khảo, bám sát các căn cứ:

– Điều lệ Đảng CSVN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19/1/2011.

– Quy định 214-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

– Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019).

– Kết luận 60-KL/TW ngày 8/10/2019 của Bộ Chính trị về độ tuổi tái cử chính quyền và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với nhân sự tham gia cấp ủy các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025.

– Hướng dẫn 26-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019.

Những gương sẽ mặt vào “tứ trụ”. Ảnh trên mạng

Dưới đây là danh sách “rò rỉ”, dự định trình hội nghị BCH Trung ương 13 (Họ và tên, năm sinh, quê quán, chức vụ đang nắm giữ, vị trí ứng cử khoá XIII năm 2021-2026):

1.- Trần Quốc Vượng, sinh 1953, quê Thái Bình, UVBCT, Thường trực Ban bí thư, ứng viên: Tổng Bí thư

2.- Nguyễn Xuân Phúc, sinh 1954, quê Quảng Nam. UVBCT, Thủ tướng chính phủ, ứng viên: Chủ tịch nước

3.- Vương Đình Huệ, sinh 1957, quê Nghệ An, UVBCT, ứng viên: Thủ tướng

4.- Trương Thị Mai, sinh 1958, quê Quảng Bình, UVBCT, Trưởng Ban dân vận Trung ương, ứng viên: Chủ tịch Quốc hội

5.- Phạm Minh Chính, sinh 1958, quê Thanh Hoá, UVBCT, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, ứng viên: Thường trực Ban Bí thư

6.- Trần Cẩm Tú, sinh 1961, quê Hà Tĩnh, Bí thư trung ương đảng, tái ứng cử chức Chủ nhiệm UBKT Trung ương

7.- Tô Lâm, sinh 1957, quê Hưng Yên, UVBCT, Bộ trưởng Bộ công an, ứng viên: Phó thủ tướng thường trực

8.- Phạm Bình Minh, sinh 1959, quê Nam Định, UVBCT, tái ứng cử chức Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

9.- Nguyễn Văn Bình, sinh 1961, quê Phú Thọ, UVBCT, Trưởng Ban kinh tế trung ương, ứng viên: Bí thư thành uỷ Hà Nội

10.- Võ Văn Thưởng, sinh 1970, quê Vĩnh Long, UVBCT, tái ứng cử chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

11.- Vũ Đức Đam, sinh 1964, quê Hải Dương, Uỷ viên trung ương đảng, tái ứng cử chức Phó thủ tướng

12.- Lương Cường, sinh 1957, quê Phú Thọ, Bí thư trung ương đảng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, ứng viên: Bộ tưởng Bộ Quốc phòng

13.- Phan Đình Trạc, sinh 1958, quê Nghệ An, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, ứng viên: Bộ trưởng Bộ Công an

14.- Nguyễn Hoà Bình, sinh 1958, quê Quảng Ngãi, Bí thư trung ương đảng, Chánh án Tòa án Tối cao, ứng viên: Trưởng ban Nội chính Trung ương

15.- Trần Thanh Mẫn, sinh 1962, quê Hậu Giang, Bí thư Trung ương đảng, tái ứng cử chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN

16.- Trần Tuấn Anh, sinh 1964, quê Quảng Ngãi, Uỷ viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương, ứng viên: Trưởng ban Kinh tế Trung ương

17.- Nguyễn Văn Nên, sinh 1957, quê Tây Ninh, Bí thư Trung ương đảng, Chánh Văn phòng Trung ương, ứng viên: Trưởng ban Dân vận Trung ương

18.- Lê Thị Nga, sinh 1964, quê Thái Nguyên, Uỷ viên Trung ương đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, ứng viên: Phó chủ tịch Quốc hội.

19.- Nguyễn Thành Phong, sinh 1962, quê Bến Tre, Uỷ viên Trung ương đảng, chủ tịch UBND TP, ứng viên: Bí thư Thành uỷ TP HCM

Bà Trương Thị Mai (trái), ứng viên ghế Chủ tịch Quốc hội, cùng đương kim Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Nguồn: ĐĐK

Từ bây giờ cho tới tới Đại hội XIII, sẽ còn có những thay đổi với những màn đấu đá tranh giành ghế, nhưng có lẽ không khốc liệt như lần đại hội kỳ trước, trước khi danh sách được chốt lại, hợp thức hóa tại đại hội vào đầu năm tới.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. -Điểm qua tin tức báo chí:
    *Ngày 10-7-2020, Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Thành ủy TP HCM về Đề án “Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM giai đoạn 2022-2025 và giai đoạn 2026-2030”. Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM. Theo ông Nhân, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và TP HCM giảm mạnh từ mức 33% giai đoạn 2000-2003, xuống còn 23% giai đoạn 2011-2016 và giai đoạn 2017 – 2020 chỉ còn 18%. Ông Nhân cho biết, tại Hội nghị Thành ủy lần 42 hôm 8-7-2020, có đưa ra PA ngân sách TP dự kiến nếu dc giữ lại sẽ tăng qua các năm như sau: 5 năm tới (2021-2025), ngân sách giữ lại cho thành phố là 24% và 5 năm tiếp theo (2026-2030) là 28%. Ban Kinh tế Trung ương ủng hộ việc xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP là cần thiết nhưng cần bảo đảm nguyên tắc công bằng, hiệu quả, bền vững; làm rõ các quy định, cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của TP; có nghiên cứu, đánh giá và đề xuất cơ chế điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương phù hợp với thông lệ quốc tế; tỉ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương nên áp dụng theo từng loại thuế, quy mô và đặc thù của địa phương.
    -Nay theo danh sách trong bài viết thấy ko có ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Nguyễn Văn Bình làm ứng viên Bí thư thành uỷ Hà Nội, ông Trần Tuấn Anh thay ông Nguyễn Văn Bình làm ứng viên Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Giả thiết danh sách trên sẽ đúng, vậy thì việc tăng ngân sách cho TP.HCM cũng vẫn dc giải quyết?

  2. Chỉ thấy lúc nhúc một lũ cận huyết thống HCM. Thế nên con giống ngày càng lú lẫn, bệnh hoạn.

  3. Nguyễn Xuân Phúc chịu chấp nhận phương án nhân sự này của tổng Trọng xem như không có gì bất ngờ. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là nhân vật Nguyễn Hòa Bình, cũng được cơ cấu vào bộ chính trị. Nếu đúng, việc giải quyết vụ HDH sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ngờ, nếu bộ chính trị quyết định phiêu lưu, bất chấp dư luận xã hội, liệu rằng cơn bão trong… tách trà, đã từng nhấn chìm cha con Chiến – Chinh, có đủ sức lật đổ Nguyễn Hòa Bình và bộ chính trị lần này không?

  4. Con b… Nguyễn Hòa Bình ứng cử vào trưởng ban nội chính trung ương thì con lừa nào thế chỗ của nó nhỉ ? Hy vọng sẽ không phải con lừa gốc Long An.

Comments are closed.