Hơn 1.900 cựu nhân viên Bộ Tư pháp lại kêu gọi Bộ trưởng Bar từ chức

Washington Post

Tác giả: Matt Zapotosky

Dịch giả: Bùi Như Mai

11-5-2020

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. Ảnh: Politico

Hơn 1.900 cựu nhân viên của Bộ Tư pháp hôm thứ Hai đã lặp lại lời kêu gọi William P. Barr từ chức Bộ trưởng Tư pháp, xác nhận trong một bức thư ngỏ: ông ta “lại một lần nữa không coi luật pháp ra gì cả”, về chuyện ông ta tha bổng cho cựu cố vấn an ninh quốc gia, Michael Flynn.

Bức thư được viết bởi tổ chức phi lợi nhuận có tên Bảo vệ Dân chủ (Protect Democracy), và được ký bởi các nhân viên của Bộ Tư pháp phục vụ trong chính quyền của cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ, từ thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Đại đa số là cựu nhân viên của Bộ — chứ không phải là người được bổ nhiệm — từng làm công tố viên hoặc giám sát viên liên bang tại các Văn phòng Công tố liên bang trên toàn quốc hoặc Bộ Tư pháp ở Washington.

Nhóm Bảo vệ Dân chủ (Project Democracy), có thành viên là các cựu nhân viên của Bộ Tư pháp, đã viết một loạt thư tương tự để chỉ trích các quyết định của Barr, hoặc các hành động khác của chính quyền Trump. Gần đây nhất, vào tháng 2, nhóm đã thu thập được hơn 2.600 chữ ký trong một lá thư kêu gọi Barr từ chức, sau khi ông can thiệp để giảm bớt bản án mà các công tố viên đã đề nghị cho Roger Stone, một người bạn lâu năm của Trump. Jonathan Kravis, một trong những công tố viên liên quan đến vụ án của Stone, đã từ chức sau khi Barr can thiệp vào vụ án Stone, đã viết một bài bình luận trên Washington Post, đăng tải hôm thứ Hai rằng, trong cả hai vấn đề, “bộ Tư pháp đã coi thường công việc của các nhân viên của Bộ để bảo vệ cho một đồng minh của tổng thống, đây là sự từ bỏ trách nhiệm đã cam kết để thi hành công lý bình đẳng trong tinh thần thượng tôn pháp luật”.

Bức thư này khẳng định, những người ký tên trong bức thư tin rằng cách tốt nhất cho sự liêm khiết và vẹn toàn đạo đức cho Bộ Tư pháp và cho nền dân chủ của chúng ta là Bộ trưởng Tư Pháp nên từ chức. Nhóm này cũng kêu gọi Quốc hội chính thức lên án Barr và yêu cầu một thẩm phán liên bang ở Washington ra một phiên điều trần để xem xét việc tha bổng Flynn.

Nhóm này viết: “Nền dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào một Bộ Tư pháp hoạt động như một trọng tài độc lập của bình đẳng công lý, chứ không phải là một nhánh của bộ máy chính trị do Tổng thống dựng lên”.

Trong số những người ký tên, có một số người là nhân viên cao cấp của đảng Cộng hòa, bao gồm: Donald Ayer, phụ tá Bộ trưởng Tư pháp dưới thời Tổng thống George H.W. Bush; Charles Fried, tổng thanh tra dưới thời Tổng thống Ronald Reagan; Stuart Gerson, người lãnh đạo bộ phận dân sự của Bộ Tư pháp dưới thời Bush và từng là Bộ trưởng Tư pháp tạm thời trong chính quyền Tổng thống Clinton. Justin Vail, phụ trách về chính sách của Project Democracy, cho biết, đã nhận rất nhiều cú phone từ các cựu luật sư của Bộ Tư pháp, những người muốn lên tiếng sau vụ Flynn được tha bổng.

Một phát ngôn viên của Barr từ chối bình luận.

Quyết định của Barr hôm Thứ năm về việc đảo ngược quyết định của toà và yêu cầu một thẩm phán liên bang huỷ bỏ vụ án Flynn, đã khiến Bộ Tư pháp phải trả lời các câu hỏi về việc liệu Bộ trưởng có uốn mình theo lệnh của Tổng thống trong việc thực thi pháp luật hay không. Flynn đã nhận tội hồi tháng 12 năm 2017, tội nói dối với FBI về sự tiếp xúc của ông với Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ là Sergey Kislyak trong thời kỳ chuyển tiếp giữa chính phủ Obama và Trump. Trump đã sa thải Flynn vì tội nói dối với phó tổng thống về vấn đề này.

Nhưng trong khi chờ tuyên án, Flynn đã mướn nhóm luật sư biện hộ mới và tìm cách rút lại lời nhận tội của mình, tìm cách để vụ án này được huỷ, với lời cáo buộc về hành vi sai trái của Bộ Tư pháp, bao gồm cả sự gài bẫy của các nhân viên FBI khi phỏng vấn ông ta. Barr đã bổ nhiệm Jeff Jensen, luật sư liên bang Hoa Kỳ ở St. Louis, để xem xét vụ việc. Jensen tuyên bố công khai tuần trước rằng, ông đề nghị huỷ bản án.

Một án lệnh được nộp hôm thứ năm [7/5/2020], Bộ Tư pháp yêu cầu một thẩm phán chính thức bỏ vụ án này, cho rằng FBI không theo đúng luật khi phỏng vấn Flynn để điều tra, do đó, bất cứ lời nói dối nào của Flynn đều không liên quan gì cho cuộc điều tra và điều tra là điều cần thiết để cáo buộc hình sự đối với ông ta.

Ngay trước khi án lệnh tha bổng này được nộp, Brandon Van Grack, một công tố viên có nhiệm vụ truy tố vụ án này, đã từ chức. Sau đó, án lệnh này chỉ được ký bởi Timothy Shea, luật sư liên bang của toà D.C., người này được chính tay Barr tuyển để lãnh đạo văn phòng đó. Các cựu nhân viên của Bộ Tư pháp bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định từ chức của Van Grack, và đặt câu hỏi về mặt trái của cách huỷ án của Shea.

Project Democracy viết: “Sự biện minh có mục đích của Bộ Tư pháp đã không làm sáng tỏ vấn đề khi nó được đem ra xem xét tỉ mỉ, với bao nhiêu bằng chứng được đưa ra cho thấy, cuộc điều tra này hoàn toàn có cơ sở và quan trọng là trong phiên toà mở, Flynn đã giơ tay thề và nhận tội nói dối với FBI, Flynn đã vi phạm luật liên bang đã có từ xưa”.

Nhiều người bên phía cánh hữu đã ca ngợi cách Barr tha bổng cho Flynn, họ gọi Flynn là nạn nhân của FBI làm việc qua hung hăng. Tuần trước, Trump đã dành nhiều lời khen ngợi cho Bộ trưởng Tư pháp của mình vì đã can thiệp vào vụ án này. Barr cũng vậy, đã công khai bào chữa cho chuyện này và nói với CBS News rằng, đó là một quyết định dễ dàng và là một quyết định mà ông ta đã chuẩn bị để bị chỉ trích. Như nhóm cựu nhân viên của Bộ Tư pháp thừa nhận, bức thư của họ không có khả năng thuyết phục Barr từ chức.

Barr nói với CBS News: “Tôi nghĩ rằng tôi rất buồn vì hiện tại tính đảng phái mạnh đến nỗi mọi người đã mất ý thức về công lý. Các nhóm thường quan tâm về quyền tự do dân sự nhưng các quy trình và tiêu chuẩn được đặt ra để tuân theo thì dường như đang bị phớt lờ và sẵn sàng tiêu diệt cuộc sống của mọi người và muốn thấy những bất công lớn xảy ra”.

Bộ Tư pháp muốn huỷ vụ án này phải có sự chấp thuận của Thẩm phán liên bang Emmet Sullivan và cho đến nay vẫn chưa biết ông sẽ làm gì. Các cựu nhân viên của Bộ Tư pháp đã yêu cầu Sullivan nên có một phiên điều trần với các nhân chứng, để xem xét những lập luận của Barr có theo đúng luật định không, và thẩm phán nên từ chối yêu cầu huỷ án và tiến hành tuyên án nếu thích hợp.

Nhóm này đã viết: “Mặc dù rất hiếm khi tòa án từ chối yêu cầu của Bộ Tư pháp để huỷ bỏ một bản cáo trạng, nhưng đây là trường hợp mà công chúng thấy có rất nhiều khúc mắc nên xin được yêu cầu quý toà xem xét kỹ các giải thích và bằng chứng từ phía chính phủ. Bộ trưởng Barr đã tiếp tục sử dụng Bộ Tư pháp như một công cụ cho lợi ích chính trị và lợi ích cá nhân của Tổng thống Trump, đã làm suy yếu các khiếu nại mẫu mực mà tòa án thường dùng để cân nhắc cho các quyết định của Bộ Tư pháp, là có nên truy tố trường hợp này hay không”.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Mary McCord, cựu quyền phụ tá bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ từ năm 2016-17 dưới thời Obama, mới đây có bài phản đối đương kim bộ trưởng Willam Barr hủy vụ án Michael Flynn. Tưởng sao, trong đó bà chỉ trích KỊCH LIỆT hành vi bất chấp luật lệ của cựu giám đốc FBI James Comey! Xin trích dịch một đoạn (những chữ in đậm do tôi muốn nhấn mạnh):

    “The account of my July 2017 interview describes my department’s frustration with the F.B.I.’s conduct, sometimes using colorful adjectives like “flabbergasted” to describe our reactions. We weren’t necessarily opposed to an interview — our focus had been on notification — but any such interview should have been coordinated with the Justice Department. There were protocols for engaging with White House officials and protocols for interviews, and this was, of course, a sensitive situation. We objected to the rogueness of the decision by the F.B.I. director, Jim Comey, made without notice or opportunity to weigh in.

    “Câu chuyện kể lại về cuộc phỏng vấn của tôi trong tháng 7 năm 2017 mô tả sự bực bội trong bộ của tôi với hành vi của FBI, đôi khi sử dụng những tĩnh từ đầy màu sắc như “kinh ngạc tột độ” để mô tả phản ứng của chúng tôi. Chúng tôi không nhất thiết phản đối một cuộc phỏng vấn — trọng tâm chú ý của chúng tôi là việc thông báo — nhưng bất cứ cuộc phỏng vấn nào như vậy lẽ ra phải được phối hợp với Bộ Tư pháp. Có những thủ tục để tiếp xúc với các giới chức Tòa Bạch Ốc và những thủ tục cho các cuộc phỏng vấn, và tất nhiên, đây là một tình huống nhạy cảm. Chúng tôi phản đối thói rừng rú trong quyết định do giám đốc FBI, Jim Comey, đưa ra mà không thông báo hoặc tạo cơ hội để cân nhắc.

    https://www.nytimes.com/2020/05/10/opinion/bill-barr-michael-flynn.html

    Trong bất cứ vụ án nào ở Mỹ, hễ phía cảnh sát điều tra giở thủ đoạn rừng rú để ngụy tạo bằng chứng hoặc tạo ra bản án, vụ án đó kể như vứt đi. Các quan tòa Mỹ lâu nay đều xét xử trên tinh thần này. Bộ trưởng Barr bị phản đối vì đã làm một chuyện dù đúng nhưng không thật sự cần thiết.

  2. Bọn chó con không biết rằng tổ sư chó của chúng đang bị ông Trump và các cộng sự lôi ra, buộc phải phơi mặt dưới ánh mặt trời, nên, cứ sủa bậy cắn càn vậy thôi!

    • Lại Giống ơi, như vậy là phe ta đánh phe mình rồi. Trump đang lôi đồng loại của mày ra phơi nắng. Làm sao giấu được caí đuôi thì mới tránh được lủng củng nội bộ. Mà giấu làm gì vì đâu có biết ngày mai Trump sẽ đánh ai, hại ai? Mỗi ngày nói mỗi kiểu khác nhau, khong biết được đâu.

    • Xin nói rõ để khỏi ngộ nhận là “Khách quan” này không phải là
      tôi “Khách Quan” (2 chữ viết hoa).Cám ơn.

    • Thẩm phán Sullivan quyết định nhờ bên thứ ba đưa ra quan điểm về vụ án thay vì tự mình ra quyết định. Phương pháp này gọi là “amicus briefs”, thuật ngữ này có nghĩa là thẩm phán nhờ “bạn của tòa” xem xét giùm. Đây là một chọn lựa khả dĩ, nhưng cho thấy quan tòa không còn gì để nói. Nói sao được? Trước đây ông tòa này từng hoạnh họe bị cáo Michael Flynn là bán nước và “tôi không còn dùng anh vào việc gì được nữa”, để rồi ngay trong phiên nhóm họp sau đó tìm cách rút lại mọi tuyên bố phách lối và không thích đáng:

      https://www.cnn.com/politics/live-news/michael-flynn-sentencing/h_472381c5396859afb5c4dcc2ee3a3b7f

      (Thẩm phán Mỹ biết phản tỉnh và rút lại những tuyên bố không đúng mực của mình. Mong rằng các thẩm phán ở Việt Nam vào một ngày kia cũng biết làm như vậy.)

  3. Barr mới chỉ bắt đầu giải oan cho Flynn thôi mà đã có không phảy mười chín vạn tên mất dậy nhẩy cẫng lên, đòi ông từ chức rồi. Nếu ông đề nghị điều tra xem tại sao nước Mỹ sa vào TÀ ĐẠO, mất đi sự CHÍNH ĐẠO vốn có của mình thì có khi có cả tới ba vạn chín nghìn, hoặc có thể hơn, tên chó đểu tìm cách hạ sát ông ấy mất!

    • Lại Việt, chị đề nghị mày nên đổi tên thành Lại Giống. Có hiểu Lại Giống là gì không? Đó là hiện tượng bất thường thể hiện ở con người của mày, thí dụ người mọc đuôi. Cởi quần ra và kiểm tra lại xem có mọc đuôi ở phía sau xem. Tại sao chị lại đặt câu hỏi này cho mày? Vì mày đã không phân biệt được phải-trái, đúng-sai. Đó là bản chất của súc vật! Lý luận gì với mày cũng là bằng thừa. Cách hay nhất là chỉ cho mày và cộng đồng biết có một lên Lại Giống xuất hiện trên diễn đàn của Tiếng Dân. Biết vậy họ sẽ tránh xa mày hoặc mày phải đổi nick. Nói trước, đổi xong mày vẫn lò cái đuôi vì lý luận vẫn tầm bậy

  4. Hơn 1.900 cựu nhân viên Bộ Tư pháp đã góp phần làm cho tổng thống Trump lên cơn điên từ Chủ Nhật vừa qua cho tới nay, khi ông ta liên tục tweet (hơn 200 tweet). Họp báo hôm qua, ông ta tấn công lung tung rồi bỏ đi. Đến giờ cơn điên của tổng thống Trump vẫn chưa chấm dứt, sáng tới giờ ông ta vẫn còn tweet liên tục. Ôi nước Mỹ quả là vĩ đại kể từ khi Trump lên làm tổng thống!

    • Ông nói thế, oan cho 1.900 người này. Không phải do họ mà Trump nổi cơn điên loạn mấy ngày qua, mà nguyên nhân chính là ông ta quên uống thuốc, nên giống bệnh nhân tâm thần vừa bị sổng chuồng. Có ai ngờ nước Mỹ vĩ đại như thế này nhỉ?

    • Thướng cuối tuần Trump đi đánh golf, chắc cuối tuần qua ông ta bị lên cơn điên nên không được đi đánh golf, ở nhà tweet loạn xạ. Cơn điên của Trump đã 3 ngày rồi nhưng vẫn chưa thuyên giảm. Trong khi đó, cả ba doctor là Dr. Fauci, Dr. Redfield và Dr. Hahn đều bận đi cách ly, không ai tới White House làm việc, nên cơn điên của Trump vẫn chưa có thuốc giải.

      Make America Great Again!

Comments are closed.