Thêm một bằng chứng “cõng rắn vào nhà”

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

27-4-2020

Trong Công hàm mới nhất của Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc ngày 17/4/2020 để khẳng định chủ quyền biển đảo của họ, ngoài việc nêu Công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958, Trung Quốc còn dựa vào những chứng cứ khác để biện minh rằng Việt Nam cũng đã công nhận một cách rõ ràng chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa, nó “đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ Việt Nam, cũng như các bản đồsách giáo khoa và báo chí chính thức của Việt Nam” (trích Công hàm Trung Quốc ngày 17/4/2020).

Một trong những chứng cứ kể trên là “các bản đồ” do chính Việt Nam biên soạn, in ấn và xuất bản.

 

Mặc dù Công hàm mới nhất của Trung Quốc không trưng ra mà chỉ nhắc đến “các bản đồ“, nhưng trong văn kiện đầu tiên công bố ngày 30/1/1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra các tư liệu lịch sử, bản đồ v.v… để chứng minh “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa” (tức là Trường sa và Hoàng Sa).

Toàn bộ văn kiện ngày 30/1/1980 được đăng trên tạp chí Beijing Review của Trung Quốc, số 7 ngày 18/2/1980, trong đó không những nói rõ về các bản đồ, mà còn đưa ra ảnh chụp. Trích nguyên văn như sau:

Tạm dịch: “Các bản đồ và sách giáo khoa chính thức của Việt Nam đều thừa nhận rất rõ ràng hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Chẳng hạn, Bản đồ Thế giới được thực hiện năm 1960 bởi Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung và chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc. Tập bản đồ Thế giới được xuất bản tháng 5 năm 1972 bởi Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam cũng đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung (xem Phụ Lục 5)“.

Chắc chắn Trung Quốc từ lâu đã nắm trong tay và cất kỹ bản gốc của các bản đồ này, khi cần có thể trưng ra như là một bằng chứng mà Việt Nam không thể chối cãi.

Một câu hỏi được đặt ra, tại sao Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam lại làm ra một tấm bản đồ như vậy?

Không thể nào nói đó là do sơ suất hay nhầm lẫn vì không những ghi tên hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung Quốc, mà còn chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc.

Tại sao Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam cũng in tên hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tiếng Trung?

Theo tìm hiểu của tác giả, từ năm 1960 đã có ít nhất một người Trung Quốc làm việc trong Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam. Đó là một “chuyên gia do Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phái sang giúp Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“.

Nguồn: FB Lê Đức Dục

Như vậy rõ ràng Trung Quốc đã cài người trong Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng, trễ nhất là từ năm 1960. Chúng nằm sâu trong những cơ quan trọng yếu của quốc gia với nhiệm vụ ngụy tạo chứng cứ cho việc cướp đất và biển đảo. Đó là điều chúng đã tính toán từ trước.

Việc “cõng rắn vào nhà” này, ai là người chịu trách nhiệm?

Ngoài Trương Hồng Niên, người của Trung Quốc được cài cắm trong Cục đo đạc và bản đồ ra, liệu còn bao nhiêu người Trung Quốc đã được cài cắm trong các bộ ngành khác từ trước đến nay, nhất là trong Bộ Giáo dục (sách giáo khoa cũng bị Trung Quốc ngụy tạo dùng làm bằng chứng).

Hiện nay, tình báo Trung Quốc đã cài trong Quốc hội Việt Nam bao nhiêu người, Chính phủ bao nhiêu người và Bộ Chính trị là bao nhiêu người? Bao giờ người dân có được câu trả lời cho những câu hỏi này?

Nguồn: https://www.marxists.org/subject/china/peking-review/1980/PR1980-07.pdf

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây