Hòa ước San Francisco 1951

Đinh Kim Phúc

20-4-2020

Phái đoàn Liên Xô bỏ Hội nghị San Francisco 1951 ra về. Ảnh: internet

Đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, 51 quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham dự Hội nghị Hòa bình nhóm họp ở thành phố San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang giao với Nhật Bản. Điểm đáng chú ý là cả Trung Quốc và Đài Loan đều không được mời tham dự hội nghị.

Trong hội nghị, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do hai nước Anh và Hoa Kỳ đề nghị ngày 12/7/1951. Ngày 8/9/1951, ngoại trừ Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc, các nước tham dự hội nghị đã ký hòa ước với Nhật Bản.

Tại hội nghị này cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bao gồm trong vấn đề giàn xếp về lãnh thổ trong toàn văn Điều 2 của Hiệp ước:

Chương 2: Lãnh Thổ

Điều 2:

a) Nhật Bản, công nhận nền độc lập của Hàn Quốc, từ bỏ chủ quyền và yêu sách đối với Hàn Quốc, bao gồm đảo Quelpart, Port Hamilton và Dagelet.

b) Nhật Bản từ bỏ chủ quyền và yêu sách đối với Đài Loan và Pescadores.

c) Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền, và yêu sách về đảo Kurile, một phần của đảo Sakhalin và những đảo lân cận mà Nhật Bản làm chủ do kết quả của Hòa ước Portsmouth ngày 5 tháng 9 năm 1905.

d) Nhật Bản từ bỏ quyền, chủ quyền, và yêu sách liên quan đến việc uỷ nhiệm của Hội Quốc Liên, và chấp nhận quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 2 tháng 4 năm 1947, mở rộng hệ thống quản trị đối với các đảo Thái Bình Dương nguyên thuộc quyền quản trị của Nhật Bản.

e) Nhật Bản từ bỏ tất cả mọi yêu sách về quyền hay chủ quyền hay quyền lợi liên quan đến bất cứ nơi nào ở Nam cực, cho dù xuất phát từ những hoạt động của Nhật hay bất cứ quốc gia nào khác.

f) Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền hay yêu sách về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Chúng ta thấy rằng Hiệp ước không nêu tên nước nào sẽ làm chủ những lãnh thổ do Nhật Bản bỏ lại. Tuy nhiên, từ những điều trên, rất rõ ràng là mỗi đề mục đều liên quan đến quyền của một quốc gia, thí dụ:

– mục (b): quyền liên quan đến Trung Quốc

– mục (c): quyền liên quan đến Liên Xô

– mục (d): quyền liên quan đến Hoa Kỳ

– mục (f): quyền liên quan đến Việt Nam

Ngày 5/9/1951, trong phiên họp toàn thể thứ 2 của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ trích tính cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh – Mỹ để ký với Nhật Bản đã đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Điểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

“1. Thay đổi về điều 2.

(a) Thay vì đề mục (b) và (f) là đoạn văn sau đây: Nhật Bản công nhận chủ quyền toàn vẹn của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Mãn Châu, Đài Loan (Formosa) với những đảo lân cận của nó, đảo Penlinletao (The Pescadores), đảoTunshatsuntao (The Pratas Islands), cũng như quần đảo Sishatsunta và Chunshatsuntao (quần đảo Hoàng Sa, nhóm đảo Amphitrites, Maxfield) và quần đảo Nanshatsuntao bao gồm quần đảo Trường Sa, đồng thời Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền và yêu sách đối với những lãnh thổ nói trên”.

Trong phiên họp lần thứ 8 của Hội Nghị. Chủ tịch hội nghị đã loại bỏ yêu cầu này của Liên Xô ra khỏi nghị trình qua cuộc bầu phiếu với tỷ lệ 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và một phiếu trắng.

Hai ngày sau, ngày 7/9/1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau:

“Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet Nam”.

Tạm dịch là: “Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam”.

Lời tuyên bố của Trần Văn Hữu đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn, không có một phái đoàn nào phản đối. Điều này được coi như là sự chấp nhận toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản tuyên bố của Thủ tướng Trần Văn Hữu xác nhận chủ quyền đã hiện hữu, vì vậy nó có tác dụng đối với tất cả, ngay cả đối với những quốc gia không có mặt tại hội nghị (theo Điều 25 của Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951 thì không giao cho các nước [chủ quyền các vùng lãnh thổ mà Nhật từ bỏ] nếu các nước này không ký kết và thông qua Hiệp ước. Cả hai phía Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc đều không tham gia ký kết Hòa ước).

Bên cạnh đó, trong bản tuyên bố ngày 5/5/1952 về hòa ước mà Trung Hoa Dân Quốc đã ký với Nhật Bản ngày 28.4.1952, Chu Ân Lai không nói gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù hai quần đảo này đã được đề cập tới trong điều 2 của hòa ước như sau:

“Điều 2. Hai bên nhìn nhận là theo điều 2 Hòa ước với Nhật Bản ký ngày 8 tháng chín năm 1951 tại San Francisco ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đã khước từ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi liên quan đến Đài Loan (Formosa) và Bành Hồ (the Pescadores), cũng như quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Theo điều khoản này, Nhật Bản chỉ nhắc lại việc khước từ chứ không nói rõ là Nhật Bản hoàn trả hai quần đào này cho Trung Hoa Dân Quốc.

Ngày 8.2.1955, 12 năm sau khi tham dự hội nghị và ký bản Tuyên cáo Cairo, Tưởng Giới Thạch vẫn còn nhắc lại là:

“Trong thông cáo công bố vào lúc bế mạc hội nghị, chúng tôi đã tuyên bố là tất cả các lãnh thổ do Nhật Bản ‘cướp’ của Trung Hoa, kể cả Đông Tam Tỉnh, Đài Loan và Bành Hồ phải được hoàn trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc. Lời tuyên bố này đã được bản Tuyên ngôn Potsdam công nhận và Nhật Bản chấp nhận khi nước này đầu hàng”.

Tóm lại, về phía Việt Nam – nước tham gia Hội nghị San Francisco với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1945 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tất yếu thuộc về Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Khi Quốc Gia Việt nam, chính quyền QGVN tại hội nghị San Francisco 1951 khẳng định, bảo vệ chủ quyền VN trên HS & TS, thì hồ chí minh ở đâu?

    Khi Quốc Gia Việt Nam, chính quyền QGVN, tại hôi nghị San Francisco khẳng định chủ quyền VN trên HS & TS thì hồ chí minh đang khoanh tay cúi đầu nghe Mao Trạch Đông đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng trên HS & TS

    *****

    Sự việc trên có nghĩa gì? Có nghĩa là, nếu ai đó bảo rằng, lúc ấy, năm 1951, VN có cái “chính phủ kháng chiến”, và cái “chính phủ kháng chiến” ấy có hồ chí minh là “chủ tịch”, thì sự im lặng của “chủ tịch” hồ chí minh, “đại diện cho Việt Nam”, im lặng trước tuyên bố của Mao Trạch Đông, “chủ tịch nhà nước Trung cộng”, đại diện nước Trung cộng, tuyên bố “chủ quyền” của TC trên HS & TS, thì chỉ có nghĩa là, khỏi cần chờ cho đến khi có bản văn tự bán nước 14-9-1958, mà ngay từ lúc ấy “VN” đã chấp nhận chủ quyền của Trung quốc trên HS & TS rồi!

    Tuy nhiên, điều nói trên, “chính phủ kháng chiến & hồ chí minh là chủ tịch nước, đại diện cho VN”, vào lúc ấy, năm 1951, chỉ là bịa đặt, giả định,

    bởi vì sự thực là: đại diện cho VIệt nam, đại diện chính thức, hợp pháp, duy nhất, là chính quyền Quóc Gia Việt Nam & Hoàng Đế Bảo Đại & THủ Tướng Trần Văn Hữu, tại hội nghị quốc tế San Francisco, khẳng định chủ quyền VN trên HS & TS

    *****

    Kẻ nào bìm bịp tung hô hồ chí minh là “chủ tịch nước” ở thời điểm 1951 ấy, kẻ ấy can tội bán nước cho Trung cộng, kẻ ấy can tội đồng lõa với hồ chí minh bán nước cho Tàu cộng, kẻ ấy can tội đồng lõa với Mao Trạch Đông cướp nước VN.

    *****

    Sau khi rước Pháp vào Hà nội, ký với Pháp bản văn tự bán nước 6-3-1946 dâng VN cho Pháp làm một bang trong Liên Bang Đông Dương của Pháp, rồi bản văn tự 14-9-1946 cho 15000 quân Pháp tiến vào VN tái lập ách cai trị thực dân, đưa VN vào vòng nô lệ Pháp lần thứ 2 (lần thứ nhất từ bản hìa ước Patenotre 6-6-1884 đến 10-3 thì chấm dứt) rồi lừa gạt thanh niên Hà nội thuộc thành phần “Tạch tạch sè –tiểu tư sản” đánh chặn quân Pháp cho hồ chí minh, võ nguyên giáp, phạm văn đồng, quân “chủ lực” việt cộng trốn khỏi Hà nội ngày 19-12-1946, thì từ đây, vì lẽ hồ chí minh còn tự xưng là “nguyễn ái quốc”, mà “nguyễn ái quốc” là một cái tên chung của nhiều người, cho nên, qua hành động mãi quốc cầu vinh của hồ chí minh bán nứoc cho Pháp năm 1946, để có sự phân biệt giữa các người cùng mang tên “nguyễn ái quốc”, hồ chí minh còn có tên là “việt gian nguyễn ái quốc 1946”

    *****

    Sau khi bỏ Hà nội trốn lên rừng, hồ chí minh và đồng đảng bìm bịp tự xưng là “chính phủ kháng chiến”
    Gọi là “bìm bịp”, vì trước khi bỏ Hà nội trốn lên rừng thì hồ chí minh, phạm văn đồng, cặp bài trùng bán nước có văn tự, đã ký với Pháp bản văn tự 6-3-1946 khoán trăng chủ quyền, quyền cai trị VN cho Pháp rồi, xóa sổ nhà nước “VNDCCH” rồi, thì còn đâu ra cái “chính phủ” nào nữa để mà gọi là “chính phủ kháng chiến”!
    Có chăng, hồ chí minh và đồng đảng chỉ có thể được gọi là một nhóm quân nổi dạy có khuynh hướng cộng sản, một nhóm kháng chiến cộng sản, dứt khoát không phải là “chính phủ”!
    Và sau này, sau khi Mao thành lập nhà nước Trung cộng từ 1-10-1949, tạo cho hồ chí minh một cơ hội mãi quốc cầu vinh nữa, cho hồ chí minh được dịp bắt chước trần ích Tắc lê gót sang tàu cầu xin sắc phong, cầu xin giặc tàu chống lưng đỡ đầu thành lập đảng mao-ít “lao động”, cầu xin giặc tàu chống lưng đỡ đầu mư cầu chức tước cai trị VN, đánh phá QGVN, đánh phá nền Độc Lập THống Nhất của VN, tiếp tay giặc tàu nhà Mao thay chân giặc tàu nhà Thanh chiếm đoạt miền bắc VN, thì lúc này hồ chí minh và đồng đảng có thể được nâng cấp, lên cấp “cộng sản mao-ít”, thế thôi, khan phải là “chính phủ”

    Tất nhiên, nói đến “tự xưng”, thì tự xưng là “cha già”, là “độc thân” cũng còn được mà

    *****

    Chỉ có Vua Trần, triều đình nhà Trần mới có thể được coi là triều đình/chính phủ “kháng chiến” vì trước khi rút khỏi Thăng Long, Vua Trần, triều đình đã không hề ký quáy một thứ “tạm ước” & văn tự nào có tính cách khoán trắng chủ quyền, quyền trị nước Đại VIệt cho giặc tàu nhà NGuyên,
    Còn hồ chí minh & chính phủ hồ chí minh (2-9-1945/6-3-1946), trước khi rút chạy khỏi hà nôi ngày 19-12-1946, đã ký bản văn tự bán nước 6-3-1946 dâng VN cho Pháp làm một bang trong Liên Bang Đông Dương, nên, sau đó, không còn một tư cách “chính phủ” nào nữa!

    *****

    Bản văn tự 6-3-1946 có giá trị & tác dụng như bản hòa ước Patenotre 6-6-1884:
    Trước khi có bản hòa ước 6-6-1884 thì quân Pháp tại VN là quân xâm lăng, sau khi bản hà ước Patenotre 6-6-1884 được ký kết thì quân Pháp tại VN là nhà nước bảo hộ hợp pháp,
    Trước khi có bản văn tự 6-3-1946 thì quân Pháp tại VN là quân xâm lăng, sau khi có barn văn tự bán nước 6-3-1946 thì PHáp trở thành, còn hơn nhà nước bảo hộ, có trọn vẹn chủ quyền đối với VN ,

  2. ”Điểm đáng chú ý là cả Trung Quốc và Đài Loan đều không được mời tham dự hội nghị.”
    https://baotiengdan.com/2020/04/20/hoa-uoc-san-francisco-1951/
    Sở dĩ Đài Loan (= Trung Hoa Dân Quốc) và Trung quốc (= Trung cộng) và đều không đươc mời tham dự hôi nghị San Francisco vì có sự tranh cãi, “ai, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) đóng đô Đài Loan, hay nhà cầm quyền Trung cộng (Mao Trạch Đông) ở Bắc Kinh, là đại diện hợp pháp của nước TRung Hoa (China)?”

    Mỹ và đồng minh nhìn nhận chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An/Liên HIệp Quốc, là đại diện chnhs thức & hợp pháp của nước TRung Hoa (China), không nhìn nhận nhà cầm quyền Trung cộng (Mao Trạch Đông)

    LIên xô nhìn nhận nhà cầm quyền TRung cộng (Mao Trạch Đông) là đại diện cho China, không nhìn nhận chính quyền TRung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới THạch)

    Sau cùng để dung hòa, hội nghị quyết định không mời cả 2, không mời chính quyền TRung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan, và cũng khong mời nhà cầm quyền TRung cộng ở Bắc Kinh. Hội nghị quyết định để Nhật sau này sẽ họp riêng với China về các vấn đề giữa Nhật với China

    Liên hệ đến VIệt Nam, người ta thấy hội nghị đã mời chính quyền Quốc Gia VIệt Nam là đại diện cho Việt Nam tham dự hội nghị San Francisco 1951, điều này cho thấy, đối với quốc tế đối với luật pháp quốc tế, VIệt Nam, lúc ấy mang quốc hiệu “Quốc Gia VIệt Nam”, là quốc gia độc lập có chủ quyền, chính quyền Quốc Gia Việt Nam & Hoàng ĐẾ Bảo Đại & THủ Tướng Trần Văn Hữu là đại diện hợp pháp, duy nhất của VIệt Nam


  3. Tiếng Sáo Bên Hồ Léman
    ****************************

    Thế rồi đúng 48 năm sau …. tiếng sáo Võ Thành Minh bên bờ Hồ Léman ở Thụy Sĩ …..

    Bên Hồ Léman
    Nỗi buồn lan man
    Chiến tranh vừa tắt
    Quê hương điêu tàn
    * * *
    Bên Hồ Léman
    Bàn cờ chính trị
    Cường quốc chia bàn
    Nước nhỏ tiêu tan
    * * *
    Bên Hồ Léman
    Nỗi lòng cố quận
    Hiền Lương ly tan
    Vĩ tuyến lệ tràn
    * * *
    Bên Hồ Léman
    Nỗi lòng thức nhân
    Sáo thần ai oán
    Non sông bàng hoàng
    * * *
    Bên Hồ Léman
    Sông Gianh Bến Hải
    Lương dân phân tán
    Quê hương bạt ngàn
    * * *
    Bên Hồ Léman
    Tiếng sáo oán than
    Thân phận bi hùng
    Đau nhức tâm can
    * * *
    Bên Hồ Léman
    Đất nước chia đôi
    Hòa bình tiêu tán
    Chiến tranh bạo tàn
    * * *
    Bên Hồ Léman
    Tiếng sáo Võ Thành Minh
    Cảm thức miên man
    Tâm thức vỡ tràn

    Bên Hồ Léman, 20/07/1954 – 20/07/2002
    Nguyễn Hữu Viện


    Hoàng hôn chiều tàn Mưa nhẹ rơi trên Hồ Lehman
    ***********************************

    Mưa nhẹ rơi trên Hồ Lehman
    Chim Câu bay về tổ chiều tàn
    Tiếng khóc trẻ xưa chờ nhớ Mẹ
    Vẫn chưa về Mẹ từ Chợ Hàn .. ..
    Như giờ Khói sóng Hồ Lehman
    Tha hương tha phương con nhớ
    Bên này Thụy Sĩ phố lên đèn
    Bên kia buổi chiều tàn Đất Mẹ
    Khói lửa bom buổi nào đạn vang ?
    Có phải Thời Chiến tranh Lạnh
    Nội chiến Tình huynh dệ tương tàn
    Chiều nay dạo bên Hồ Thụy Sĩ
    Chẳng rượu Hồng Vân sao say men ?
    Nỗi sầu Cố Hương buồn Cố Quận !
    Cuối đời giờ sắp xa trời gần đất
    Mẫu lệ nhớ Mẹ + Quốc lệ nhớ Nước hòa tan.. ..
    Chiều nay giữa Trái tim Genève, Thụy Sĩ
    Hiệp định ngày xưa nhát cắt bạo tàn
    Chuyên tầu « Há Mồm » – chuyến đò qua Vĩ tuyến
    Hòa Bình vừa đến triệu gia đình ly tan
    Dân tộc Việt Thế kỷ 20 thống khổ
    Mưa nhẹ rơi trên Hồ Lehman
    Như mưa phùn rơi Hồ Hoàn Kiếm
    Tháp Rùa buồn đứng giữa Hà Nội điêu tàn
    Mùa Thu kháng chiến cho Ai nhỉ ? ?
    Đao Tàu Răng đen mã tấu chém ngang
    Đất Nước lại Thời Trịnh-Nguyễn chia cắt !
    Hàng triệu Lương dân lệ ly tan .. ..

    Chiều nay dạo bên Hồ Thụy Sĩ
    Chẳng rượu Hồng Vân sao say men ?
    Nỗi sầu Cố Hương buồn Cố Quận !
    Cuối đời giờ sắp xa trời gần đất
    Mẫu lệ nhớ Mẹ + Quốc lệ nhớ Nước hòa tan.. ..
    Chiều nay giữa Trái tim Genève, Thụy Sĩ
    Hiệp định ngày xưa nhát cắt bạo tàn
    Chuyến tầu « Há Mồm » – chuyến đò qua Vĩ tuyến
    Hòa Bình vừa đến triệu gia đình ly tan
    Chiều nay giữa Trái tim Genève, Thụy Sĩ
    Hiệp định ngày xưa nhát cắt bạo tàn
    Tiếng Sáo Võ Thành Minh hay Tiếng đàn Việt Sử ? ?
    Chiều tàn ngấn lệ Khói sóng Hồ Lehman .. ..
    Nhớ Cố Hương đoạn trường Chim Quốc Quốc
    Giữa Trái tim Thụy Sĩ Genève lên đèn .. ..

    Hiệp định Genève Nửa Thế kỷ sau
    20 tháng Bảy Mưa Ngâu 2004, Genève – Thụy Sĩ

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây