Dịch giả: Lê Thanh Nhàn
11-4-2020
Bài phát biểu kêu gọi của tổng thống Đức nhân lễ Phục Sinh, trong cơn đại dịch.
Chào buổi tối, các đồng bào thân mến!
Lễ phục sinh sẽ bắt đầu trong một vài giờ. Bên ngoài, thiên nhiên nở hoa và chúng ta khao khát được ra ngoài trời – và được đến với nhau: Đến với những người yêu mến, gia đình, bạn bè.
Chúng ta đã quen với điều đó. Nó là một phần của cuộc sống. Nhưng năm nay mọi thứ đã khác. Thật đau lòng khi ta phải từ bỏ việc đến thăm cha mẹ. Ông bà đau xé lòng vì không thể ôm cháu mình, ít nhất là vào lễ Phục sinh. Và còn nhiều điều khác trong năm nay cũng sẽ khác. Không có những nhộn nhịp đầy màu sắc trong công viên và quán cà phê đường phố. Với nhiều bạn lại không có chuyến đi nghỉ đã mong mỏi lâu. Các chủ nhà trọ và chủ khách sạn không có một khởi đầu ngon lành cho vụ mùa (Saison). Và cũng không có buổi cầu nguyện chung cho các tín đồ. Và đối với tất cả chúng ta có sự không chắc chắn (lo lắng) nhàm chán: Sắp tới sẽ ra sao?
Đúng ngày lễ Phục sinh, ngày lễ của sự sống lại, trong khi các Kitô hữu trên toàn thế giới ăn mừng chiến thắng của sự sống đối với cái chết, thì chúng ta phải tự giới hạn mình. Hạn chế, để bệnh tật và cái chết không chiến thắng được sự sống.
Hàng ngàn người đã chết. Ở đây, tại đất nước của chúng ta. Và ở Bergamo, Alsace, Madrid, New York và nhiều nơi khác trên thế giới. Những hình ảnh gần gũi với chúng ta. Chúng ta thương tiếc những người chết cô đơn. Chúng ta nghĩ về những người thân của họ, thậm chí không thể chia tay với họ một lần.
Và chúng ta cảm ơn các nhân viên cứu hộ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không mệt mỏi. Cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn, chúng ta nghĩ về những người đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng – những người ốm yếu hoặc cô đơn; lo lắng về công việc, về công ty; những người làm việc tự do, những nghệ sĩ mất doanh thu; những gia đình, bố mẹ đơn thân trong căn hộ chật hẹp không có ban công và vườn.
Đại dịch cho chúng ta thấy: Vâng, chúng ta dễ bị tổn thương. Có lẽ chúng ta đã tin quá lâu rằng chúng ta bất khả xâm phạm, rằng chúng ta có thể tiến nhanh hơn, cao hơn, xa hơn. Nhưng đó là một sai lầm. Nhưng cuộc khủng hoảng không chỉ chỉ cho chúng ta thấy điều đó, mà nó còn cho chúng ta thấy chúng ta mạnh đến mức nào! Chúng ta có thể xây dựng trên nền tảng nào.
Tôi ấn tượng sâu sắc với những nỗ lực mà đất nước chúng ta đã làm trong vài tuần qua. Nguy hiểm vẫn chưa được ngăn chặn. Nhưng hôm nay chúng ta có thể nói: Mỗi người trong các bạn đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình, mỗi bạn đã cứu sống con người và mỗi ngày một nhiều hơn.
Thật tốt khi nhà nước hiện đang hành động mạnh mẽ – trong một cuộc khủng hoảng mà không có kịch bản. Tôi cũng yêu cầu tất cả các bạn tiếp tục tin tưởng, bởi vì chính phủ trong liên bang và tiểu bang nhận thức được trách nhiệm to lớn của họ.
Nhưng không chỉ các chính trị gia và chuyên gia có thể quyết định mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào, các hạn chế có thể được nới lỏng khi nào và như thế nào. Chuyện đó nằm trong tay của tất cả chúng ta, thông qua sự kiên nhẫn và kỷ luật của chúng ta – đặc biệt là bây giờ khi nó khó khăn nhất đối với chúng ta.
Những nỗ lực mà chúng ta đang làm trong những ngày này, chúng ta không làm bởi vì có một bàn tay sắt đang buộc chúng ta làm. Nhưng bởi vì chúng ta là một nền dân chủ sống động với những công dân có trách nhiệm! Một nền dân chủ trong đó chúng ta tin tưởng lẫn nhau, lắng nghe sự thật và lập luận, để thể hiện lý trí, để làm những điều đúng đắn. Một nền dân chủ trong đó mọi mạng sống đều có giá trị – và trong đó mọi người đều quan trọng: Từ y tá đến Thủ tướng Liên bang, từ hội đồng khoa học đến trụ cột hữu hình và vô hình của xã hội – tại các quầy thu ngân siêu thị, trên tay lái của xe buýt và xe tải, trong tiệm bánh, trong trang trại hoặc trên xe chở rác.
Vì vậy, nhiều bạn đang phát triển vượt quá chính mình. Tôi cảm ơn các bạn vì điều đó.
Và tất nhiên tôi biết rằng tất cả chúng ta đều khao khát được trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng điều đó thực sự có nghĩa là gì? Chỉ cần trở lại sự giả dối cũ (Trott, Rogue?) càng nhanh càng tốt, trở lại những thói quen cũ?
Không, thế giới sau đó sẽ là một thế giới khác. Nó sẽ ra sao? Điều đó phụ thuộc vào chúng ta! Chúng ta hãy học hỏi từ những kinh nghiệm, tốt và xấu, mà tất cả chúng ta đều làm mỗi ngày trong cuộc khủng hoảng này.
Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở một ngã ba đường. Trong cuộc khủng hoảng ta đã thấy hai hướng đi mà ta có thể chọn. Hoặc là mỗi người cho chính mình, dạng khuỷu tay ra (cùi chỏ), mua hàng tích trữ và mang cừu của mình vào nơi khô ráo? Hay là nỗ lực mới được thức tỉnh cho người khác, cho xã hội sẽ còn ở lại với chúng ta? Sẽ còn lại sự sáng tạo to lớn và tính sẵn sàng tương trợ? Chúng ta có giữ liên lạc với người hàng xóm lớn tuổi mà chúng ta đã giúp mua sắm không? Chúng ta có tiếp tục tặng cho các nhân viên thu ngân và nhân viên bưu kiện sự đánh giá cao mà họ xứng đáng được hưởng không?
Thậm chí nhiều hơn: sau khủng hoảng chúng ta có còn nhớ những công việc không thể thiếu được – trong công việc chăm sóc, cung cấp, trong các ngành nghề xã hội, trong các nhà trẻ và trường học – những gì nó thực sự có giá trị đối với chúng ta? Và những người vượt qua khủng hoảng kinh tế có giúp đỡ những người đã rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để họ đứng trở lại trên đôi chân của họ không?
Và: Chúng ta, trên thế giới, đang cùng nhau tìm kiếm một lối thoát hay chúng ta rơi vào tình trạng cô lập và đi một mình? Chúng ta hãy chia sẻ tất cả kiến thức và nghiên cứu để chúng ta có thể nhanh chóng có vắc-xin và phương pháp trị liệu và trong một liên minh toàn cầu, chúng ta bảo đảm rằng ngay cả những nước nghèo nhất, những quốc gia dễ bị tổn thương nhất, cũng có quyền truy cập đến kết quả.
Không, đại dịch này không phải là một cuộc chiến tranh. Các dân tộc không chống lại các dân tộc, những người lính không chống lại những người lính khác. Mà đó là một bài kiểm tra cho nhân loại chúng ta. Nó làm nổi lên những điều tồi tệ nhất và tốt nhất trong con người chúng ta. Hãy cho nhau thấy những điều tốt đẹp nhất trong chúng ta.
Và cũng hãy thể hiện điều đó ở châu Âu! Nước Đức không thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách mạnh mẽ và khỏe mạnh trong khi những người hàng xóm của chúng ta cũng không mạnh mẽ và khỏe mạnh. Lá cờ màu xanh này (cờ EU) được treo ở đây không phải là không có lý do. Ba mươi năm sau cuộc thống nhất nước Đức, 75 năm sau khi kết thúc chiến tranh, người Đức chúng ta không chỉ được kêu gọi cho sự đoàn kết ở châu Âu – mà chúng ta có nghĩa vụ phải làm như vậy!
Đoàn kết – Tôi biết đó là một từ lớn. Nhưng không phải tất cả mỗi chúng ta đều hiện đang trải nghiệm một cách rất cụ thể, hoàn toàn hiện sinh, sự đoàn kết có nghĩa là gì sao? Hành động của tôi rất quan trọng cho sự sống sót của người khác.
Hãy gìn giữ sự trải nghiệm quý giá này. Sự đoàn kết mà bạn thể hiện mỗi ngày, chúng ta sẽ cần nó nhiều hơn nữa trong tương lai! Chúng ta sẽ là một xã hội khác sau cuộc khủng hoảng này. Chúng ta không muốn trở thành một xã hội sợ hãi, một xã hội đầy nghi ngại. Nhưng chúng ta có thể là một xã hội có nhiều niềm tin hơn, nhiều sự tôn trọng hơn và tự tin hơn.
Đó có phải là hy vọng quá nhiều điều tốt, ngay cả trong lễ Phục sinh? Virus không có quyền lực đối với câu hỏi này. Một mình chúng ta quyết định về điều này.
Rất nhiều điều chắc chắn sẽ không dễ dàng hơn trong thời gian tới. Nhưng người Đức chúng ta không phải lúc nào cũng làm cho chúng ta dễ dàng. Chúng ta tự đòi hỏi ở mình rất nhiều và tin tưởng nhau rất nhiều. Chúng ta có thể và chúng ta sẽ trưởng thành (phát triển) trong hoàn cảnh này.
Chúc Phục sinh vui vẻ, chúc tất cả những điều tốt đẹp nhất – và hãy chăm sóc lẫn nhau!
Có thể rằng chúng ta đang “đứng tại một ngã ba đường” nhưng con đường ngắn và thẳng trước mặt không phải là con đường mà chúng ta có thể vược qua được. Tuy là ngã ba đường nhưng chúng ta không có một lựa chọn nào khác hơn là phải bước qua con đường ngoằn nghèo đầy chông gai còn lại.
Từ nhiều năm qua khoa học gia gặp rất nhiều khó khăn trong việc chế tạo vaccine chống coronavirus vì một phần loại virus này gien đột biến quá nhanh và một phần cơ thể con người không tạo ra đề kháng, hoặc có tạo ra nhưng không tồn tại lâu dài, dù virus này giữ nguyên như trước. Chắc chắn với loại SARS-CoV-2 khoa học gia cũng khó có thể thành công trong việc tạo ra vaccine cho nó. Tôi nghĩ rằng Tàu cộng đã đi đúng đường, đó là phải giới nghiêm toàn bộ khu vực có Covid-19 lây lan cho đến khi những người đã lỡ nhiễm bệnh có thời gian để bệnh phát trong một phạm vi nhỏ và từ đó dịch bệnh có thể được ngăn chặn hoàn toàn. Nếu nước Mỹ không làm được như vậy, việc mở cửa để phát triển kinh tế sẽ khiến dịch bệnh tiếp tuc lây lan không bao giờ dứt và số người chết sẽ lên đến hàng chục triệu người. Con đường duy nhất để nước Mỹ tiếp tục đi là như thế. Đây là lúc không phải để tham vọng chính trị của những người lãnh đạo đất nước ảnh hưởng đến sinh mạng của những người thân yêu hay của chính chúng ta.
Đây là lần đầu tiên chúng ta biết về một thứ gọi là đại dịch thời hiện đại, khi mà những quan niệm chủ quan của chúng ta đối chọi với một thứ virus quá mạnh mẽ. Chúng ta hơn tổ tiên ở chỗ mức sống cao hơn, nền y tế tốt hơn, nền thông tin sâu rộng và cập nhật nhanh chóng. Chúng ta không phải đốt phong long hay thắp nhang cầu dịch không dính bản thân khi người thân đang nằm bệnh, chúng ta không phải ước muốn một nên y tế và thông tin mạnh mẽ như hồi dịch cúm Tây Ban Nhâ thế kỉ 20. Tât cả điều đó nói lên rằng chúng ta phải chịu đựng được sự đổi thay nhanh chóng của thế giới này và phải thích ứng được với nó, thúc đẩy sự đổi thay đó, chứ không phải là sự thụ động hưởng thụ thành quả người khác, kệ ai làm gì thì làm. Trong thời đại này, mỗi bàn tay sẽ góp phần tạo nên một thế giới, chúng ta không có quyền hưởng thành quả từ bàn tay người khác, nếu không muốn cái chết thảm bại …