Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 28)

Hồ Bạch Thảo

7-4-2020

Lý Nhân Tông [1072-1127]: Bàn thêm về nội trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội.

Tống Cảo, Sứ thần Trung Quốc từng viếng thăm vua Lê Đại Hành tại Trường châu [Ninh Bình] vào năm 990, lúc trở về nước phục trình lên vua Tống Thái Tông, có đoạn ghi như sau:

“Hoàn tính tàn nhẫn, thân cận với tiểu nhân, năm bảy tâm phúc hoạn quan chầu chực xung quanh; thích uống rượu, ra lệnh bằng tay. Phàm quan lại giỏi việc, cất nhắc ngay làm thân cận, bị lỗi nhỏ cũng giết, hoặc đánh vào lưng từ 100 đến 200. Bọn phụ tá không vừa lòng cũng đánh đòn từ 30 đến 50, hoặc giáng xuống cấp thấp; hết giận lại khai phục chức vị. Có cái tháp bằng gỗ, chế tạo thô lậu; một hôm Hoàn mời lên trên đó để ngắm cảnh. Đất không lạnh, tháng 11 vẫn mặc áo kép, dùng quạt”. Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ.

(桓輕亻兌殘忍,昵比小人,腹心閹豎五七輩錯立其側。好狎飲,以手令爲樂。凡官屬善其事者,擢居親近左右,有小過亦殺之,或鞭其背一百至二百。賓佐小不如意,亦捶之三十至五十,黜爲閽吏;怒息,乃召復其位。有木塔,其制樸陋,桓一日請同登遊覽。地無寒氣,十一月猶衣夾衣揮扇云。)

Lẽ dĩ nhiên ở địa vị Tống Cảo, y phải tìm lời nói xấu vua ta; tuy nhiên trong lời dè bỉu, cũng đưa ra được một vài sự thật; đó là buổi sơ khai mới lập quốc, chưa có qui chế hẳn hoi, nên vua Lê Đại Hành cai trị một cách tùy tiện, coi việc nước như việc nhà. Nay hãy tìm hiểu thêm, khoảng thời gian 80 năm sau, đến đời Vua Lý Nhân Tông, đất nước có được những tiến bộ gì?

Về phương diện giáo dục đào tạo, trước đó chưa có thi cử, việc giáo dục do nhà chùa đảm trách; dần dần Nho học có ảnh hưởng mạnh, năm 1076, lập Quốc tử giám, chọn quan lại biết chữ cho vào học; cất nhắc người tốt có khả năng cho giữ chức tại các ban văn, võ. Năm 1077, cho sát hạch lại các viên thư lại các môn chữ viết, tính toán và hình luật:

– “Năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1[1076]. Xuống chiếu cầu lời nói thẳng. Cất nhắc những người hiền lương có tài văn võ cho quản quân dân. Chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 2 [1077], Tháng 2, thi các lại viên bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về giáo dục cấp cao, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê Văn Thịnh đậu đầu; năm 1086 mở khoa thi chọn người có văn học sung vào Hàn lâm viện Mạc Hiển Tích trúng tuyển; cả hai vị đều được cử đi sứ:

– “Năm Thái Ninh thứ 4 [1075]. Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Năm Quảng Hựu thứ 2 [1086]. Mùa thu, tháng 8, thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn lâm học sĩ”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Đến gần cuối đời [1023], nhân vua đi xem gặt lúa về, các bậc trí thức về Nho, Đạo, Phật đều dâng thơ chúc mừng; đây là hiện tượng 3 nền văn hóa cùng chung một dòng [tam giáo đồng lưu 三教合流] lần đầu tiên xuất hiện tại nước ta:

Tháng 11 năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 4 [1123], vua đến kinh sư. Các nhà Nho, Đạo, Thích đều dâng thơ mừng”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Xét về phương diện tổ chức chính quyền, năm 1087, lập văn phòng Bí thư tại trung ương; năm 1089 định các quan chức văn, võ, quan hầu cận vvv…:

– “Năm Quảng Hựu thứ 3 [1087]. Mùa xuân, tháng 3, dựng bí thư các”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Năm Quảng Hựu thứ 5 [1089]. Mùa xuân, tháng 3, định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về võ bị, tuy chưa từng tuyên bố, nhưng xem việc làm của các triều đại tại nước ta suốt 1.000 năm tự chủ; thủy chung cố gắng thực hiện hai nhiệm vụ chính, để mong thoát khỏi gọng kìm Trung Quốc: Thứ nhất dùng binh lực chặn đứng quân xâm lược phương Bắc ra khỏi bờ cõi. Thứ hai liên tục mang gươm đi mở nước; vì đất nước càng lớn mạnh, càng vơi bớt sức ép của lân bang khổng lồ. Bởi vậy kẻ đọc sử nên thông cảm việc thời vua Minh Mệnh phải mang quân chiếm Ai Lao, Chân Lạp, đặt tên nước là Đại Nam, rồi tự nhà vua giải thích rằng “Đại Nam hay Đại Việt Nam cũng được”.

Bàn về vua Lý Nhân Tông trị vì trên 50 năm, là vị vua cầm quyền lâu nhất trong lịch sử dân tộc; qua những lần phạt Tống – Chiêm, ắt phải hiểu nguồn nhân lực rất quan trọng, nên rất lưu ý đến lực lượng trai tráng. Năm 1083, cho kiểm tra dân số, xét duyệt dân đinh từ 18 tuổi trở lên; năm 1118, chọn hoàng nam và binh lính:

– “Năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 8 [1083]. Mùa xuân, vua thân duyệt các hoàng nam (1), định làm 3 bậc”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 [1118]. Mùa xuân, tháng giêng, xuống chiếu chọn hoàng nam trong dân chúng và binh lính”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Coi việc xăm mình là biểu tượng sức mạnh của quân nhân; nên quân cấm vệ được khắc 3 chữ “Thiên tử quân” tại trán, hoặc xăm hình rồng trên người; kẻ nào tự tiện lạm dụng xăm mình đều bị tội:

– “Năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 [1118], Cấm nô bọc của các nhà dân trong ngoài kinh thành không được thích mực vào ngực, vào chân như cấm quân cùng là xăm hình rồng ở mình, ai phạm thì sung làm quan nô”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Năm 1104 định quân hiệu Cấm vệ; năm 1119 duyệt 6 quân, đặt ra các đội quân tinh nhuệ như Ngọc Giai, Hưng Thánh, Bổng Nhật, Quảng Thành, Vũ Đô:

Tháng 3 năm Long Phù thứ 4 [1104], định lại binh hiệu của quân cấm vệ”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Mùa đông, tháng 10 Hội Tường Đại Khánh/ năm thứ 10 [1119], duyệt sáu binh tào Vũ Tiệp, Vũ Lâm v.v…, người nào mạnh khỏe cho làm hỏa đầu ở các đội quân Ngọc Giai, Hưng Thánh, Bổng Nhật, Quảng Thành, Vũ Đô, còn bậc dưới thì cho làm binh ở các quân Ngọc Giai, Hưng Thánh, Bổng Nhật, Quảng Thành, Vũ Đô, Ngự Long”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Việc đánh dẹp Chiêm Thành tại phía nam, thể hiện luật nhân quả, nằm trong chuỗi dài lịch sử “ưu thắng liệt bại” (2). Thời Tiền Tống Thái Tông Văn Hoàng đế [433], nước ta được gọi là Giao châu, dưới ách đô hộ của Trung Quốc. Bấy giờ nước Lâm Ấp, tên cũ của Chiêm Thành hùng mạnh, mấy lần mang quân xâm lăng, rồi sai người sang nhà Tống đòi xin cai trị nước ta, triều Tống phải lựa lời đáp rằng vì đường xa nên không chấp thuận:

Thái Tông Văn Hoàng Đế, năm Nguyên Gia thứ 10 [433]

Ngày Kỷ Hợi tháng 5 [4/6/433], Vương Lâm Ấp Phạm Dương Mại sai sứ đến cống, xin lãnh đất Giao Châu; chiếu đáp do đường xa không cho”. Tư Trị Thông Giám (3), quyển 122.

(林邑王范陽邁遣使入貢,求領交州;詔答以道遠,不許。)

Dưới thời vua Lý Nhân Tông, trong cuộc chiến tranh Lý Tống 1076-1077 Chiêm Thành từng hợp tác với nhà Hậu Tống mang 7.000 quân hờm sẵn tại phía nam nước ta, nhưng chưa kịp cử sự thì cuộc chiến chấm dứt.

Vào năm trước đó, nhà Vua sai Lý Thường Kiệt mang quân đánh Chiêm Thành, nhưng không thắng:

Năm Thái Ninh thứ 4 [1075], Sai Lý Thường Kiệt tổng lĩnh các quân đi đánh Chiêm Thành, không thắng được. Thường Kiệt bèn họa địa đồ hình thế núi sông của ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh rồi về. Đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh là châu Minh Linh, chiêu mộ dân chúng đến đấy ở. Cho Thường Kiệt làm Thái úy”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Đến năm 1092, Chiêm Thành lại tiếp tục dâng biểu sang Trung Quốc xin mang quân hợp lực tập kích; nhưng triều Tống bấy giờ còn ôm mối lo với nước Liêu phương Bắc, nên viện cớ từ chối:

Trường Biên, quyển 470. Tống Triết Tông ngày Đinh Tỵ tháng 2 năm Nguyên Hựu thứ 7 [14/3/1092], nước Chiêm Thành dâng biểu tâu: ‘Ứng với đại triều đỉnh muốn dẹp sạch Giao Chỉ, xin mang quân hợp lực tập kích.’

Lúc bấy giờ Chiêm Thành và Giao Chỉ có mối thù lâu đời; nhưng Giao Chỉ hiện nay vào cống, không dứt lễ bề tôi, khó có thể bàn việc mang quân đánh. Lệnh Hầu tướng viện Học sĩ giảng sắc thư cho Chiêm Thành y như vậy mà hồi đáp”.

(占城國首領表言:「應大朝討蕩交趾,乞率兵協力掩襲。」時以占城、交趾有舊怨,交趾見今入貢,不絕臣節,難議興師。令學士院候將來降占城國敕書依此回答。)

Mười năm sau có người đất Diễn Châu là Lý Giác làm phản, bị Lý Thường Kiệt mang quân đánh; Giác chạy sang Chiêm Thành, mang nội tình trong nước kể cho Vua Chiêm nghe. Vua Chiêm là Chế Ma Na bèn mang quân đến cướp lại ba châu Địa Lý [Quảng Bình], Ma Linh [Quảng Trị], Bố Chính [Quảng Bình] trước đây Chế Củ đã dâng cho Vua Lý Thánh Tông; Lý Thường Kiệt lại phải xuất quân đánh, khiến Chế Ma Na lại phải dâng nạp đất này:

– “Mùa Đông, tháng 10 năm Long Phù thứ 3 [1103], người Diễn Châu là Lý Giác mưu làm phản. Giác trước học được thuật lạ, có thể biến cây cỏ làm người, bèn chiêu tập những kẻ vô lại chiếm cứ châu ấy, đắp thành làm loạn. Việc tâu lên, vua sai bọn Lý Thường Kiệt đi đánh. Giác thua trốn sang Chiêm Thành, dư đảng đều bị dẹp yên. Rồi Chiêm Thành cướp biên giới”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Năm Long Phù thứ 4 [1104]. Mùa xuân, tháng 2, sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành; [bấy giờ Lý Giác] nói tình hình hư thực của nước ta. Vua Chiêm Thành là Chế Ma Na nhân thế đem quân vào cướp, lấy lại 3 châu Địa Lý v.v… mà Chế Củ đã dâng. Đến đây, sai Lý Thường Kiệt đi đánh, phá được, Chế Ma Na lại dâng nộp đất ấy”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Lý Thường Kiệt dẹp xong Chiêm Thành, khải hoàn; năm sau 1105 thì mất. Ông là tướng tài, một đời cần lao dẹp Tống bình Chiêm lập vũ công hiển hách; Toàn Thư [Bản Kỷ, quyển 3] ghi công như sau:

Ngày Ất Dậu, mùa hạ, tháng 6, năm Long Phù thứ 5 [1105], Thái úy Lý Thường Kiệt chết, tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp 1 vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu (Thường Kiệt người phường Thái Hòa, thành Thăng Long, nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu theo hầu Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Thánh Tông phong chức Thái bảo, trao cho tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An.

Đến khi vua thân đi đánh Chiêm Thành, lấy làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Vì có công, được phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công, sau lại có công nữa, được phong làm Thái úy, rồi chết)”.

Sau cuộc chiến năm 1104, việc bang giao với Chiêm Thành trở nên tốt đẹp, cứ vài năm nước này lại sang cống một lần; nước Chân Lạp tại phía nam cũng nối gót đến cống:

– “Mùa thu, tháng 8, năm Hội Tường Đại Khánh thứ 1 [1110], Chiêm Thành dâng voi trắng” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Năm Hội Tường Đại Khánh thứ 8 [1117], Chiêm Thành dâng 3 đóa hoa bằng vàng”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Tháng 2, năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 [1118], sứ nước Chân lạp sang chầu. Đặt lễ yến tiệc mùa xuân và mở hội khánh thành bảy bảo tháp. Bấy giờ xuống chiếu cho Hữu ty bày nghi trượng ở điện Linh Quang, dẫn sứ giả đến xem. Chiêm Thành sang cống”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Tháng 3 năm Thiên Phù Dụê Vũ thứ 1 [1120], nước Chân Lạp sang cống. Nước Chiêm Thành sang cống”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Mùa thu, tháng 7, năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 4 [1123], nước Chân Lạp sang cống”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Tháng 9 năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 [1126]Tháng 9, nước Chiêm Thành sang cống. Mở hội đèn Quảng Chiếu ở Long Trì, xuống chiếu cho sứ thần Chiêm Thành vào xem”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Cũng tương tự như trường hợp Chiêm Thành, sau cuộc chiến tranh Lý Tống, tình hình bang giao Việt Trung trở nên tốt hơn. Vua Tống phong Vua Lý Nhân Tông tước Vương, đây là một đặc cách, vì trước đó thông thường chỉ phong cho Vua nước Đại Việt lúc còn sống tước Quận vương mà thôi:

Trường Biên, quyển 403. Ngày Canh Thân tháng 7 Tống Triết Tông năm Nguyên Hựu thứ 2 [11/8/1087], Giao Chỉ quận vương Lý Càn Đức được tấn phong Nam bình vương”.

(庚申,交趾郡王李乾德進封南平王)

Mấy năm sau, nước Đại Việt sai Sứ đáp lễ sang cống:

Trường Biên, quyển 457. Ngày Giáp Ngọ tháng 4 Tống Triết Tông năm Nguyên Hựu thứ 6 [26/4/1091], nước Giao Chỉ sai Sứ vào cống”.

(甲午,交趾國遣人入貢。)

Năm 1092, một số tù binh nhà Tống vượt biển trở về nước, chứng tỏ còn nhiều tù binh bị giữ tại Đại Việt, nhưng triều Tống vẫn “ngậm bồ hòn làm ngọt”, không hề lên tiếng phản đối:

Trường Biên, quyển 476. Ngày Ất Hợi tháng 8 Tống Triết Tông năm Nguyên Hựu thứ 7 [28/9/1092], ty Kinh lược Quảng Tây tâu:

“Nguyên Đông đầu cung phụng quan, Giám áp trại Vĩnh Bình [Bằng Tường thị, Quảng Tây] Tô Tá, từ Giao Chỉ về. Cùng với những người như bà vợ họ Lý của cố Ung Châu Trú bạc đô giám Cung bị khố phó sứ Tào Xuân Khanh gồm 17 người; họ vượt biển trốn về”.

Chiếu ban, Tô Tá cùng người nhà 9 người, lệnh ty Kinh lược Quảng Tây thẩm vấn xong, cấp cho bằng khoán sử dụng phương tiện trạm dịch, ưu đãi tiền tiêu dùng, cử 1 viên Chỉ sứ đem đi đến kinh đô. Số còn lại 8 người, cho cư trú tại chỗ, ưu đãi thêm trợ cấp. Việc sắp xếp, ban cấp ra sao phải tâu lên”.

(廣西經略司言:「前東頭供奉官、邕州永平寨監押蘇佐,自交趾與故邕州駐泊都監、供備庫副使曹春卿妻李氏等一十七人,泛海逃歸。」詔蘇佐并家屬等九人,令廣西經略司候審問訖,給還遞馬驛券,優與盤費,差指使一名,伴押上京;餘八人令在彼安泊,優加存恤,仍具合如何安排以聞。(十二月二日,佐等授官,元陷沒時當檢。)

Mấy năm sau, nước Đại Việt sai Sứ thỉnh kinh Đại Tạng, triều Tống hoan hỷ in kinh ban cho:

Trường Biên, quyển 510. Ngày Mậu Thìn tháng 5 Tống Triết Tông năm Nguyên Phù thú 2 [17/6/1099], Nam bình vương Lý Càn Đức [Vua Lý Nhân Tông] Giao Châu, xin kinh điển Nhất Đại Tạng (4). Chiếu lệnh Ấn kinh viện in ra, Nhập nội nội thị tỉnh sai Sứ thần ban cho”.

(交州南平王李乾德乞釋典一大藏。詔令印經院印造,入內內侍省差使臣取賜。)

Về mặt vũ bị, phải kể thêm, vào cuối đời Vua Lý Nhân Tông tuy tuổi già sức yếu, vẫn hăng hái ngự giá thân chinh mang quân đi đánh dẹp động Ma Sa, tại châu Đà Bắc tỉnh Hòa Bình ngày nay, 2 tháng sau khải hoàn mang quân trở về:

Mùa thu, tháng 7, năm Hội Tường Đại Khánh thứ 10 [1119], đóng hai chiếc thuyền Cảnh Hưng và Thanh Lan. Xuống chiếu cho các quân đóng thuyền chiến, sửa đồ binh giáp, vua muốn thân đi đánh động Ma Sa.

Mùa đông, tháng 10, duyệt sáu binh tào Vũ Tiệp, Vũ Lâm v.v…, người nào mạnh khỏe cho làm hỏa đầu ở các đội quân Ngọc Giai, Hưng Thánh, Bổng Nhật, Quảng Thành, Vũ Đô, còn bậc dưới thì cho làm binh ở các quân Ngọc Giai, Hưng Thánh, Bổng Nhật, Quảng Thành, Vũ Đô, Ngự Long.Họp các quân nhân cả nước thề ở Long Trì. Xuống chiếu rằng:

‘Trẫm nhận lấy cơ nghiệp của một tổ hai tông, đứng trên dân đen, coi triệu họ trong bốn biển đều như con đỏ, cả đến cõi xa cũng mến lòng nhân mà quy phụ, phương khác cũng mộ nghĩa mà lại chầu. Vả xét dân động Ma Sa sống ở trong cõi của ta, động trưởng Ma Sa thì đời đời làm phiên thần của ta, thế mà nay kẻ tù trưởng ngu hèn ấy bổng phụ ước của ông cha, quên việc tuế cống khiếm khuyết lệ thường phép cũ. Trẫm vẫn nghĩ mãi, việc không đừng được, nay trẫm tự làm tướng đi đánh dẹp. Nay các tướng súy sáu quân, các ngươi đều phải hết lòng, tuân theo mệnh lệnh của trẫm’.

 Bèn ban khí giới cho tướng sĩ, vua ngự thuyền Cảnh Hưng, xuất phát từ bến Thiên Thu, cờ xí rợp trời, gươm giáo rẽ sương, quân sĩ đánh trống reo hò, khí thế trăm phần hăng hái. Ngày hôm ấy, rồng vàng hiện bay theo thuyền. Đến bờ thác Long Thủy (5), Thành Khánh hầu dâng con rùa mắt có sáu con ngươi, trên ức có chữ “Vương”. Sóng lại nổi lên. Vua tự làm tướng đánh động Ma Sa, phá tan được, bắt được bọn động trưởng Ngụy Bàng vài trăm người, lấy được vàng lụa trâu dê không kể xiết. Sai tỷ tướng vào các động dọc biên giới chiêu dụ những người trốn tránh bảo về yên nghiệp.

Tháng 12, ngày mồng 1, vua từ động Ma Sa về, dâng tù Ngụy Bàng ở Thái Miếu. Khao thưởng tướng sĩ, ban tiền lụa theo thứ bậc khác nhau”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về phương diện kinh tế, lúc đầu ruộng đất nằm trong tay nhà chùa; do nhà chùa coi giữ tá điền và kho lương thực; chứng tỏ có nhiều quyền lực về kinh tế:

Năm Quảng Hựu thứ 4 [1088]. Mùa xuân, tháng giêng, phong nhà sư Khô Đầu làm Quốc sư đặt chức thư gia mười hỏa. Định các chùa trong nước làm ba hạng đại, trung và tiểu danh lam, cho quan văn chức cao kiêm làm đề cử. Bấy giờ nhà chùa có điền nô và kho chứa đồ vật, cho nên đặt chức ấy”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Sau đó có sự cải cách; triều đình quản lý định sổ ruộng, qui định thu tô hàng năm:

Hội Phong năm thứ 1[1092], được mùa to. Định sổ ruộng, thu tô mỗi mẫu 3 thăng để cấp lương cho quân”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Là nước nông nghiệp, con trâu cày hết sức quan trọng, nên đã ra lệnh cấm giết trâu mấy lần; đích thân Thái hậu Ỷ Lan phàn nàn với vua về việc trộm trâu hoặc giết trâu. Triều đình cũng lưu ý bảo vệ cây trồng; về mùa xuân, lúc cây non mới mọc không được chặt cây, nhắm bảo dưỡng cây non xung quanh:

Tháng 2 năm Hội Tường Đại Khánh [1117], định rõ lệnh cấm giết trộm trâu. Hoàng thái hậu nói:

 ‘Gần đây ở kinh thành, hương ấp, có nhiều người trốn tránh, lấy việc ăn trộm trâu làm nghề nghiệp, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày chung một con trâu. Trước đây, ta đã từng nói đến việc ấy nhà nước đã có lệnh cấm. Nay giết trâu lại càng nhiều hơn trước’.

 Bấy giờ vua xuống chiếu kẻ nào mổ trộm trâu thì phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp (5), vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ (6) và bồi thường trâu; Láng giềng biết mà không tố cáo, phạt 80 trượng”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 4 [1123], Cấm giết trâu. xuống chiếu rằng:

 ‘Trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy, làm lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm một bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì trị tội theo hình luật“. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Ngày Bính Ngọ, năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 [1126]. Cấm dân chúng mùa xuân không được chặt cây”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về mặt thủy lợi, nhà Vua cho đào ngòi Lãnh Kinh tại Thái Nguyên; đắp đê phòng lụt tên sông Hồng tại phường Cơ Xá gần cầu Long Biên hiện nay:

­ “Năm Quảng Hự thứ 5 [1089]. Đào ngòi lãnh kinh”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Mùa xuân tháng 2, năm Long Phù thứ 8 [1108], đắp đê ở phường Cơ Xá”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về công nghệ, cần lưu ý đến văn bản xử phạt tội giết trâu nêu trên, đàn bà bị đưa đi làm “tang thất phụ” tức nữ công nhân sở nuôi tằm; chứng tỏ nghề nuôi tằm dệt lụa bấy giờ phát triển ở qui mô lớn. Riêng việc xây dựng nhà, thời Sứ thần Trung Quốc Tống Cảo đến thăm Vua Lê Đại Hành [990], y mô tả rằng tại nước ta chỉ thấy nhà lợp lá; nay đã đổi mới, nhà Vua xuống chiếu khuyến khích nung ngói lợp nhà:

Năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 9 [1084]. Xuống chiếu cho thiên hạ nung ngói lợp nhà”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Các công nghệ khác cũng theo đà phát triểu, như nghề làm giấy tập trung thành phiên, hội; lại đầu tiên làm lọng, ô dù cán cong:

Ngày Ất Tỵ, năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 6 [1125] Phiên làm giấy dâng ngọc châu tân lang, vua truyền không nhận”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

– “Ngày Quý Mão, năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 4 [1123]. Lần đầu làm chiếc lọng che mưa cán cong”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về ngành văn hóa, cho xây dựng sân khấu có bánh xe di chuyển; hoặc lưu giữ các công trình mỹ nghệ như chuông Qui Điền:

Ngày 25 tháng giêng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 4 [1123], là tiết Đản thánh đản, lần đầu làm nhà múa có bánh xe đẩy, sai cung nữ múa ở trên để dâng rượu”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3

“Mùa xuân, tháng 2, Năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 5 [1080]. Mùa xuân, tháng 2, đúc chuông lớn cho chùa Diên Hựu. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, bèn đem bỏ ở Quy Điền [ruộng rùa] của chùa. Ruộng ấy, thấp ướt, có nhiều rùa, người bấy giờ gọi là chuông Quy Điền”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3

Về mặt pháp luật, so sánh với thời Đinh, Lê thấy giảm nhẹ hơn, ngay đến tội giết người cũng không xử tử, chỉ phạt đánh trượng, rồi đày làm lao công phục dịch:

– “Năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 [1122]. Cấm mọi người không được dùng gậy tre gỗ và đồ sắc nhọn đánh nhau. Năm ấy, xuống chiếu rằng: Những tên trộm cướp trốn tránh đã bắt được mà lại bị nhà thế gia chiếm đoạt thì nhà thế gia ấy cùng tội với người trốn”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3

– “Năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 6 [1125]. Xuống chiếu rằng phàm đánh chết người thì xử 100 trượng, thích mặt 50 chữ, đồ làm khao giáp”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Thái hậu Ỷ Lan tuy có lỗi lầm trong việc xui vua Nhân Tông giết Dương Thái hậu; nhưng bà cũng là một anh thư, xứng đáng với 2 chữ “Siêu Loại” vua Thánh Tông đã ban cho làng Thổ Lỗi, quê hương bà. Thời triều trước, khi vua Thánh Tông thân chinh đánh dẹp Chiêm Thành, mọi việc tại triều do bà thay vua thu xếp ổn thỏa; việc này khuyến khích vua quay lại đánh tiếp, bắt sống vua Chiêm.

Trong cuộc chiến tranh Lý – Tống, tuy về mặt quân sự do Lý Thường Kiệt đảm trách, nhưng lúc này vua còn nhỏ, việc trù hoạch chính sách chung chắc bà phải có nhiều ý kiến. Ngoài ra trong thời gian vua Nhân Tông trị vì, Thái hậu đã làm được nhiều việc nhân đức như ngăn chặn bắt giết trâu bò sản xuất, và nổi bật là việc phạt tiền kho chuộc con gái nhà nghèo bị đem đi bán ở đợ, rồi tác thành cho họ lấy chồng:

Ngày Quí Mùi mùa xuân năm Long Phù thứ 3 [1103]. Mùa xuân, Thái hậu phát tiền ở kho Nội phủ để chuộc những con gái nhà nghèo đã phải bán đi ở, đem gả cho những người góa vợ”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

***

Tổng kết 56 năm trị vì của Vua Lý Nhân Tông, với sự nghiệp phạt Tống bình Chiêm, lấy lại được đất đai; phát triển văn hóa giáo dục, ổn định cơ chế trong nước, chú trọng nông, công, lo cơm áo cho dân; chứng tỏ ngài là đấng minh quân. Tuy nhiên đời ngài như viên ngọc sáng, không khỏi có tỳ vết. Không kể đến việc lúc mới 6 tuổi nghe lời mẹ, ra lệnh giết Dương Thái hậu; cũng cần tìm hiểu thêm việc ngài ưa tin tưởng vào những vật báo điềm lành, khiến kẻ dưới tranh nhau dâng lên những vật kỳ lạ đến mấy chục lần, việc này làm gương xấu cho hậu thế. Tìm hiểu những điềm lạ, có thể xếp loại như sau:

– Hiện tượng thiên nhiên như mặt trời có 2 quầng vào năm 1110. Rồng vàng xuất hiện 2 lần vào các năm 1083, 1125; đây chắc cũng chỉ là mây ráng, có hình dáng giống như rồng, con vật tưởng tượng của người châu Á. Tương tự, như điển tích “vân cẩu” xuất xứ từ câu thơ Đỗ Phủ:

Thiên thượng phù vân như bạch y,

Tu du hốt biến vi thương cẩu.

(Trên trời mây trôi như tà áo trắng,

Phút chốc biến thành con chó xanh)

– Các con vật kỳ dị được dâng lên, đại loại như rùa 5 sắc v.v… vào các năm 1091, 1086, 1126, 1127, 1124; chim phượng có 9 chòm ngũ sắc vào năm 1110; hổ trắng vào năm 1110; hươu trắng, hươu đen vào các năm 1117, 1119, 1121; chim sẻ trắng 1124.

– Vật lạ như cây cau, đại loại một gốc nảy ra 9 thân v.v… vào các năm 1111, 1121, 1122; vàng sống gọi là vàng trường thọ vào năm 1127, ngọc bích, ngọc châu tân lang vào năm 1122.

Thống kê ra, để thấy thói tục mê tín, tìm cách mua chuộc lòng người trên, làm tổn thương đến nền phong hóa.

Lúc lâm chung, ngài để lại tờ di chiếu tuyệt vời, chủ trương tang ma kiệm ước, không xây đền đài lăng miếu:

Tháng chạp năm Thiên Phù Khánh Thọ thứ 1 [1127], Vua không khỏe, gọi Thái úy Lưu Khánh Đàm vào nhận di chiếu rằng:

Trẫm nghe phàm các loài sinh vật không loài nào không chết. Chết là số lớn của trời đất, lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế mà người đời không ai là không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho là phải. Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào! Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì? Trẫm từ khi đi xem gặt lúa đến giờ, bổng bị ốm, bệnh kéo dài, sợ không kịp nói đến việc nối ngôi. Mà thái tử Dương Hoán tuổi đã tròn một kỷ (7), có nhiều đại độ, thông minh thành thật, trung nghiêm kính cẩn, có thể theo phép cũ của trẫm mà lên ngôi hoàng đế. Nay kẻ ấu thơ chịu mệnh trời, nối thân ta truyền nghiệp của ta, làm cho rộng lớn thêm công nghiệp đời trước.

Nhưng cũng phải nhờ quan dân các ngươi một lòng giúp rập mới được. Này Bá Ngọc, ngươi thật có khí lượng của người già cả, nên sửa sang giáo mác, để phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh, trẫm dù nhắm mắt cũng không di hận. Việc tang thì chỉ 3 ngày bỏ aó trở, nên thôi thương khóc; việc chôn thì nên theo Hán Văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế. Than ôi! Mặt trời đã xế, tấc bóng khó dừng; từ giã cõi đời, nghìn thu vĩnh quyết. Các ngươi nên thật lòng kính nghe lời trẫm, báo rõ cho các vương công, bày tỏ trong ngoài.’

Ngày Đinh Mão, vua băng ở điện Vĩnh Quang”.

______

Chú thích:

1. Hoàng nam: dân đinh từ 18 tuổi trở lên.

2. Ưu thắng liệt bại: kẻ nào khỏe thì thắng, yếu thì thua.

3. Tư Trị Thông Giám, soạn giả: Tư Mã Quang.

4. Nhất Đại Tạng: tức Nhất Đại Tạng Giáo [一大藏教] bao gồm kinh, luật, luận tam tạng giáo pháp.

5. Long Thủy hiệp: tức là Thác Bờ ở gần thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

6. Khao giáp: phục dịch.

7. Tang thất phụ: nhà nuôi tằm.

  1. Một kỷ: 12 tuổi.
Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. En exil à Paris, je pense toujours à toi, Hanoi, ma chère Ville natale
    **************************************

    En exil à Paris, je marche droit en mes bottes
    Je te surveille de près mon cœur, ma chère Ville natale
    Je t’observe avec mon Esprit critique grand ouvert tout le temps, mon cher Hanoi
    J’empêche que ces liens sacrés qui nous lient sentimentalement ne se rompent
    Parce que je suis toujours avec toi, ma chère Ville natale
    Je te garde avec mes yeux grand ouverts sans cesse
    C’est pourquoi je pense toujours à toi, Hanoi en exil à Paris,

    https://www.youtube.com/watch?v=MBSelq0sRQ8
    Nõi lòng người đi

    Ton Lac d l’Epée Retrouvée a une façon de me garder près de toi, Hanoi
    Tu me fais ressentir un Grand Amour
    Que je ne peux cacher
    Pour toi je sais que
    J’essayerai même d’inverser la Crépuscule en l’Aube
    Pour que ton Lac serait toujours comme le Miroir
    Parce que je suis avec toi, mon Eternel et Immortel Hanoi
    Je trouve qu’il est vraiment très facile d’être sincère avec toi
    C’est pourquoi je pense toujours à toi, Hanoi en exil à Paris,

    En exil à Paris, je marche droit en mes bottes
    Je me retrouve heureusement en pensant à toi chaque jour
    Oui je l’admets, je suis amoureux de toi, ma chère Ville natale
    Parce que je suis avec toi, mon Eternel et Immortel Hanoi
    Je trouve qu’il est vraiment très facile d’être sincère avec toi
    C’est pourquoi je pense toujours à toi, Hanoi en exil à Paris,

    https://www.youtube.com/watch?v=_LlPl9P4Zgs
    Hà Nội ngày tháng cũ – Sĩ Phú

    Aussi sûr que ma Capitale de l’Exil
    Paris le jour et Paris la nuit
    Je pense à toi, Hanoi la nuit comme le jour
    Et le bonheur et la nostalgie me prouve que
    J’ai raison de t’aimer, ma chère Ville natale
    Et j’ai raison d’avoir deux Grands Amour :
    Hanoi et Paris sont toujours dans mon coeur
    Parce que je suis avec toi, mon Eternel et Immortel Hanoi
    Je trouve qu’il est vraiment très facile d’être sincère avec toi
    C’est pourquoi je pense toujours à toi, Hanoi en exil à Paris,

    Ta Tour de Pinceau a une façon de me garder près de toi, Hanoi
    Tu me fais ressentir une Grande Histoire
    Que je peux être fier
    Pour toi je sais que
    Nos Ancêtres ont réussi même d’inverser la Défaite en la Grande Victoire Totale
    Pour que ta Tour sera toujours comme le Grand Historien
    Parce que je suis avec toi, mon Eternel et Immortel Hanoi
    Je trouve qu’il est vraiment très facile d’être sincère avec toi
    C’est pourquoi je pense toujours à toi, Hanoi en exil à Paris,

    https://www.youtube.com/watch?v=OZbDM_O8Y5s
    Giấc mơ hồi hương – Z (Vũ Thành – Anh Dũng)

    Aussi sûr que ma Capitale de l’Exil
    Paris le jour et Paris la nuit
    Je pense à toi, Hanoi la nuit comme le jour
    Et le bonheur et la nostalgie me prouve que
    J’ai raison de t’aimer, ma chère Ville natale
    Et j’ai raison d’avoir deux Grands Amour :
    Hanoi et Paris sont toujours dans mon coeur
    Parce que je suis avec toi, mon Eternel et Immortel Hanoi
    Je trouve qu’il est vraiment très facile d’être sincère avec toi
    C’est pourquoi je pense toujours à toi, Hanoi en exil à Paris,

    MILLIONS DE GENS HONNËTES VIETNAMIENS – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    In exile in Paris, I always think of you, Hanoi, my beloved Hometown
    **************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=oAN21kl5KUE
    Em ơi Hà Nội phố

    In exile in Paris, I walk straight in my boots
    I watch you closely by my heart, my dear Hometown
    I watch you with my critical mind
    Wide open all the time, my dear Hanoi
    I prevent these sacred bonds
    Which bind us sentimentally from breaking
    Because I’m always with you, my beloved Hometown
    I keep you with my eyes wide open constantly
    That’s why I always think of you, Hanoi in exile in Paris,

    Your Sword Lake has a special way
    of keeping me close to you, Hanoi
    You make me feel a Great Love
    That I can never hide
    For you I know that
    I’ll even try to reverse Dusk into Dawn
    So that your beloved Lake would always be like the Mirror
    Because I am with you, my Eternal and Immortal Hanoi
    I find it really easy to be sincere with you
    That’s why I always think of you, Hanoi in my Exile in Paris,

    https://www.youtube.com/watch?v=EUb0d-147E4
    Hà Nội Phố – Z (Phạm Ngọc – Phạm Anh Dũng – Hương Giang)

    In exile in Paris, I walk straight in my boots
    I happily find myself thinking about you every day
    Yes I admit it, I’m in love with you, my dear Hometown
    Because I am with you, my Eternal and Immortal Hanoi
    I find it really easy to be sincere with you
    That’s why I always think of you, Hanoi in my Exile in Paris,

    As safe as my Capital of Exile
    Paris by day and Paris by night
    I think of you, Hanoi, night and day
    Both Happiness and Nostalgia prove to me that
    I’m right to love you, my dear Hometown
    And I am right to have two Great Loves :
    Hanoi and Paris are always in my heart
    Because I am with you, my Eternal and Immortal Hanoi
    I find it really easy to be sincere with you
    That’s why I always think of you, Hanoi in my Exile in Paris,

    https://www.youtube.com/watch?v=BTWsuGMylmM
    Hướng về Hà Nội [Hoàng Dương + Tuấn Ngọc]

    Your Pencil Tower has a speicial way
    of keeping me close, Hanoi
    You make me feel a Great History
    That I can be proud
    For you I know that
    Our Ancestors even managed to reverse the Defeat into the Great Total Victory
    So that your Tower will always be like the Great Historian
    Because I am with you, my Eternal and Immortal Hanoi
    I find it really easy to be sincere with you
    That’s why I always think of you, Hanoi in my Exile in Paris,

    As safe as my Capital of Exile
    Paris by day and Paris by night
    I think of you, Hanoi, night and day
    Both Happiness and Nostalgia prove to me that
    I’m right to love you, my dear Hometown
    And I am right to have two Great Loves :
    Hanoi and Paris are always in my heart
    Because I am with you, my Eternal and Immortal Hanoi
    I find it really easy to be sincere with you
    That’s why I always think of you, Hanoi in my Exile in Paris,

    translated by MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Comments are closed.