Hoa Kỳ hủy bỏ chuyên gia CDC ở Trung Quốc vài tháng trước khi dịch bùng phát

LTS: Bài viết độc quyền điều tra của Reuters dưới đây, cung cấp cho người đọc lý do, vì sao đại dịch virus corona bùng phát ở Mỹ quá nhanh như hiện nay (số ca nhiễm của Mỹ hiện đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Italy, có khả năng sẽ qua mặt cả hai nước này trong tháng 4).

Mặc dù theo bài viết, lý do quan trọng là Mỹ đã rút TS Linda Quick, chuyên gia y tế của Mỹ ở TQ, về nước hồi tháng 7/2019, nên đã không biết dịch Covid-19 xảy ra ở Vũ Hán từ tháng 11/2019, bởi TQ giấu nhẹm thông tin. Nhưng cho dù TS Linda Quick có cung cấp thông tin sớm cho chính quyền Trump đi nữa, người đứng đầu tòa Bạch Ốc vẫn không tin đại dịch virus corona có thể bùng phát ở Mỹ.

Trước đó, tình báo Mỹ cảnh báo nguy cơ đại dịch Corona từ tháng Giêng nhưng Trump đã phớt lờ. Hôm 25/2, một quan chức cao cấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) là bà Nancy Messonnier, cảnh báo rằng, chắc chắn dịch Covid-19 sẽ bùng phát ở Mỹ, chỉ có điều không biết khi nào thì nó xảy ra và nó bùng phát mạnh cỡ nào. Thế nhưng, Trump đã giận dữ với cảnh báo đó và siết chặt kiểm soát thông tin ở cơ quan này.

Mặc dù dịch bệnh đã bùng phát ở Vũ Hán nhiều tuần trước đó, thế nhưng hôm 28/2/2020, Trump lên tiếng nói rằng, dịch virus corona là tin vịt mới của đảng Dân chủ, và đảng này dùng nó như một mục đích chính trị. Trump cũng đã cho rằng, nhiễm virus corona giống như bị cảm cúm, nhiều người bị nhiễm vẫn đi học, đi làm, rồi khỏe ra và sẽ tự khỏi.

Thiệt hại do không lắng nghe các quan chức y tế, phớt lờ cảnh báo của các cơ quan tình báo Mỹ của Trump gây ra trong vụ này, nhiều vô số kể. Các thiệt hại về vật chất có thể kể đến là, $4000 tỉ trong thị trường chứng khoán biến mất, hàng ngàn tỉ đô la tiền thuế của dân bỏ ra để chống dịch, các ngành công nghiệp ngưng trệ, các cơ sở thương mại gần như đóng cửa hoàn toàn, người dân khổ sở vì mất việc, không có thu nhập…

Ngoài thiệt hại về vật chất, những thiệt hại khác không thể tính bằng tiền, như vị thế nước Mỹ đang xuống quá thấp, khi xòe tay nhận nửa triệu bộ dung cụ xét nghiệm và 1 triệu khẩu trang của Jack Ma bên Tàu, hay nhận nửa triệu test kits của Italy và nửa triệu khác của Thổ Nhĩ Kỳ… Ôi, “nước Mỹ vĩ đại” của Trump lại ra nông nỗi này?

_____

Reuters

Tác giả: Marisa Taylor

Dịch giả: Trúc Lam

22-3-2020

WASHINGTON (Reuters) – Vài tháng trước khi đại dịch virus corona bắt đầu, chính quyền Trump đã loại bỏ một vị trí y tế công cộng quan trọng của Mỹ ở Bắc Kinh, nhằm giúp phát hiện dịch bệnh ở Trung Quốc, Reuters cho biết.

Chuyên gia về dịch bệnh người Mỹ, một nhà dịch tễ học thuộc cơ quan kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc, đã rời bỏ vị trí của mình hồi tháng 7 [năm 2019], theo bốn nguồn tin có kiến ​​thức về vấn đề này. Các ca nhiễm virus corona mới có thể đã xuất hiện từ đầu tháng 11 và khi các ca dịch bệnh bùng nổ, chính quyền Trump hồi tháng 2 [năm 2020] đã trừng phạt Trung Quốc vì kiểm duyệt thông tin về sự bùng phát dịch và không cho các chuyên gia Hoa Kỳ vào nước này để giúp đỡ.

Bao-Ping Zhu, một người Mỹ gốc Hoa, từng đảm nhiệm vai trò này từ năm 2007 đến năm 2011, được tài trợ bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nói: “Thật đau lòng khi nhìn thấy [những gì đang diễn ra]. Nếu có người nào ở đó, như các quan chức sức khỏe cộng đồng và chính phủ trên khắp thế giới có thể đã hành động nhanh hơn nhiều”.

Zhu và các nguồn tin khác cho biết, chuyên gia người Mỹ, Tiến sĩ Linda Quick, là một người đã huấn luyện cho các nhà dịch tễ học ở Trung Quốc, được triển khai đến tâm điểm nơi dịch bùng phát để giúp theo dõi, điều tra và ngăn chặn dịch bệnh. Một nhân viên CDC của Mỹ, nói, Ts Quick đã nắm một vị trí lý tưởng để trở thành tai mắt cho Mỹ và các quốc gia khác về sự bùng phát của virus corona, và có thể đã cảnh báo họ về những mối đe dọa ngày càng tăng trước đó.

Không có chuyên gia về bệnh ở nước ngoài nào được đưa vào để dẫn dắt chương trình, sau khi bà Quick rời khỏi TQ hồi tháng Bảy [năm 2019], theo các nguồn tin. Ông Zhu cho biết, một chuyên gia đưa vào đó thường có thể nhận được thông tin về sự bùng phát sớm, sau khi hình thành mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác Trung Quốc.

Ông Zhu và các nguồn tin khác cho biết, bà Quick có thể đã cung cấp thông tin dịch bệnh theo thời gian thực, ngay khi nó đang diễn ra ở TQ, cho Hoa Kỳ và các quan chức khác trên thế giới trong những tuần đầu tiên lúc dịch xảy ra, khi họ nói rằng chính phủ Trung Quốc ngăn chặn việc tiết lộ thông tin và đưa ra những đánh giá sai lầm.

Bà Quick đã phải rời khỏi Trung Quốc giữa cuộc tranh chấp thương mại cay đắng của Hoa Kỳ với Trung Quốc khi bà biết được rằng, bài viết của bà được chính phủ liên bang Mỹ tài trợ, chính thức được gọi là cố vấn thường trú cho Chương trình đào tạo dịch tễ học của Hoa Kỳ tại Trung Quốc, sẽ bị ngừng vào tháng 9, các nguồn tin cho biết. CDC của Hoa Kỳ nói rằng, lần đầu tiên họ biết về “một nhóm gồm 27 bệnh nhân viêm phổi” có nguồn gốc không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 31/12.

Kể từ đó, sự bùng phát của căn bệnh được gọi là COVID-19 đã lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới, giết chết hơn 13.600 người, lây nhiễm hơn 317.000 người (*). Dịch bệnh đã tràn ngập các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở một số quốc gia, gồm cả Ý và đe dọa sẽ bùng phát mạnh như vậy ở Hoa Kỳ và các nơi khác.

Trong một tuyên bố với Reuters, CDC của Mỹ nói rằng, việc loại bỏ vị trí cố vấn không cản trở khả năng nhận thông tin của Washington và việc này “hoàn toàn không liên quan gì đến việc CDC không biết về các ca nhiễm ở Trung Quốc trước đó”.

Cơ quan này nói rằng, quyết định không có cố vấn thường trú “bắt đầu tốt trước mùa hè năm ngoái và là do Trung Quốc có khả năng kỹ thuật tuyệt vời và sự trưởng thành của chương trình”.

CDC nói, họ đã giao cho hai nhân viên người Trung Quốc làm “cố vấn” cho chương trình đào tạo. Cơ quan này đã không trả lời các câu hỏi về vai trò hoặc chuyên môn cụ thể của các cố vấn [Trung Quốc] này.

Tuyên bố của CDC, cho biết: “CDC [ở Mỹ] đã có quan hệ đối tác 30 năm với CDC Trung Quốc và hợp tác chặt chẽ. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên phù hợp để tham gia Trung Quốc và khả năng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khi được yêu cầu”.

CDC không để cho bà Quick, là người vẫn làm việc cho cơ quan này, bình luận.

Yêu cầu bình luận về tính minh bạch và khả năng đối phó dịch bệnh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã giới thiệu cho Reuters nhận xét của người phát ngôn Cảnh Sảng hôm thứ Sáu. Cảnh nói rằng, Trung Quốc đã “áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽ nhất, toàn diện nhất và triệt để nhất một cách cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm, và thông báo kịp thời cho (Tổ chức Y tế Thế giới), các nước và khu vực có liên quan về tình hình mới nhất, một cách kịp thời“.

Một chuyên gia về bệnh dịch nói với Reuters, ông đã hoài nghi rằng, cố vấn thường trú của Hoa Kỳ sẽ có thể có được thông tin sớm hơn hoặc tốt hơn cho chính quyền Trump, do chính phủ Trung Quốc ngăn chặn thông tin.

Scott McNabb, một nhà dịch tễ học của CDC, có kinh nghiệm 20 năm, hiện là giáo sư nghiên cứu tại Đại học Emory, nói: “Cuối cùng, dựa trên hoàn cảnh ở Trung Quốc, có lẽ nó đã tạo ra một sự khác biệt lớn. Vấn đề là cách người Trung Quốc xử lý nó. Điều nên thay đổi là người Trung Quốc nên thừa nhận nó sớm hơn, nhưng họ đã không làm”.

Sự báo động từ CDC của Trung Quốc

Alex Azar, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) cho biết hôm thứ Sáu rằng, cơ quan của ông đã biết về virus corona từ đầu tháng Giêng, dựa trên các cuộc trò chuyện của [Robert] Redfield, [Giám đốc CDC Hoa Kỳ], với “các đồng nghiệp Trung Quốc”.

Redfield biết trước rằng “đây có vẻ là một virus corona đặt biệt” từ Tiến sĩ Gao Fu, người đứng đầu CDC Trung Quốc, theo một quan chức chính phủ ở Bộ HHS, là người nói với điều kiện giấu tên. “Tiến sĩ Redfield luôn nói chuyện với Tiến sĩ Gao”, quan chức này nói.

HHS và CDC không để cho Bộ trưởng Azar hoặc Giám đốc Redfield bình luận.

Zhu và các nguồn tin khác nói rằng, lãnh đạo Hoa Kỳ không nên dựa vào giám đốc CDC Trung Quốc để báo động và cập nhật. Họ nói, nhìn chung, các quan chức ở Trung Quốc đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong những tuần đầu và không thừa nhận bằng chứng lây truyền từ người sang người, cho đến ngày 20/1.

Sau khi dịch bệnh bùng phát và Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, các quan chức chính quyền Trump phàn nàn rằng, Trung Quốc đã kiểm duyệt thông tin về dịch bệnh và rằng Hoa Kỳ không thể đưa các chuyên gia của Mỹ vào nước này để giúp ngăn chặn sự lây lan.

Azar nói với CNN hôm 14/2 rằng, ông và giám đốc CDC Redfield đã chính thức đề nghị gửi một nhóm người của CDC tới Trung Quốc vào ngày 6/1 nhưng vẫn không nhận được sự cho phép để họ vào nước này. HHS giám sát CDC.

Azar nói: “Tiến sĩ Redfield và tôi đã đưa ra lời đề nghị vào ngày 6/1 – 36 ngày trước, lúc đó chỉ có 60.000 ca nhiễm và 1.300 người chết. Chúng tôi đã đưa ra đề nghị gửi các chuyên gia CDC để hỗ trợ các đồng nghiệp Trung Quốc để đi đến tận cùng của các câu hỏi khoa học quan trọng như, căn bệnh này có thể lây truyền như thế nào? Mức độ nghiêm trọng là gì? Thời gian ủ bệnh bao lâu và có thể có lây truyền khi không triệu chứng?

Vài ngày sau, Tổ chức Y tế Thế giới bảo đảm được phép gửi một nhóm gồm hai chuyên gia Hoa Kỳ. Nhóm đã đến [Trung Quốc] từ ngày 16 đến ngày 24/2. Đến lúc đó, Trung Quốc đã báo cáo, có hơn 75.000 trường hợp nhiễm bệnh.

Ngày 25/2, ngày đầu tiên CDC nói với công chúng Mỹ chuẩn bị cho dịch bệnh bùng phát tại nhà, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cáo buộc Trung Quốc xử lý sai dịch bệnh thông qua sự “kiểm duyệt” của họ đối với các chuyên gia y tế và truyền thông.

Mối quan hệ giữa hai nước đã xấu đi kể từ đó, vì Trump đã gọi virus corona là “virus Trung Quốc” – một mô tả mà người Trung Quốc lên án là kỳ thị. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng, người Mỹ ở ba cơ quan báo chí của Hoa Kỳ, gồm: New York Times, Washington Post và Wall Street Journal, sẽ bị trục xuất khỏi Trung Quốc.

Từng là “bạn bè”, bây giờ là đối thủ

Quyết định loại bỏ công việc của TS Quick được đưa ra khi CDC thu nhỏ lại số lượng nhân viên của Hoa Kỳ ở Trung Quốc trong hai năm qua, các nguồn tin nói với Reuters.

Chúng tôi đã rút rất nhiều chuyên gia y tế công cộng”, cùng một chuyên gia nói.

Tuy nhiên, CDC tranh luận rằng, nhân sự là một vấn đề hoặc thông tin của [CDC] đã bị hạn chế do sự thay đổi này. CDC nói rằng: “Đây không phải do thiếu hụt nhân sự làm hạn chế khả năng của chúng tôi”.

Nhóm CDC của Hoa Kỳ ở Bắc Kinh hiện nay gồm ba công dân Mỹ trong vai trò thường trực, một người Mỹ làm tạm thời và khoảng 10 người quốc tịch Trung Quốc, cơ quan này cho biết. Trong số những người Mỹ, một người là chuyên gia về cúm, có chuyên môn về bệnh hô hấp. Virus corona không phải là cúm, mặc dù đây là một bệnh về đường hô hấp.

Nhóm CDC, ngoài TS Quick, được đặt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ. Không có nhân viên CDC nào của Mỹ ngoài TS Quick được tham gia vào cơ quan kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, các nguồn tin cho biết.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã báo cáo sự chậm lại đáng kể của các ca nhiễm mới, kết quả của các biện pháp ngăn chặn quyết liệt, gồm cả việc phong tỏa tỉnh Hồ Bắc, nơi có 60 triệu người sinh sống.

Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, những người đã trò chuyện với Reuters, cho biết, Hoa Kỳ có thể sử dụng những người như TS Quick với các mối liên hệ nội bộ, đặc biệt là nếu lo ngại một đợt nhiễm bệnh thứ hai xảy ra.

Thomas R. Frieden, cựu giám đốc CDC, nói rằng, nếu cố vấn thường trú của Hoa Kỳ vẫn còn ở Trung Quốc, thì có thể chúng ta sẽ biết nhiều hơn về việc virus corona này lây lan như thế nào và cách nào hiệu quả nhất để ngăn chặn nó.

Tiến sĩ George Conway, một nhà dịch tễ học, biết TS Quick và ông George từng làm cố vấn thường trú từ năm 2012 đến 2015, cho biết, tài trợ cho vị trí này đã rất khó khăn trong nhiều năm, vì một cuộc tranh luận quanh năm giữa các các quan chức y tế Hoa Kỳ về việc liệu Trung Quốc có nên trả tiền tài trợ cho chương trình đào tạo riêng của họ hay không.

Tuy nhiên, kể từ khi chương trình đào tạo được triển khai năm 2001, các nguồn tin quen thuộc cho biết, nó không chỉ củng cố hàng ngũ các nhà dịch tễ học Trung Quốc trong lĩnh vực này, mà còn thúc đẩy mối quan hệ đồng nghiệp giữa các quan chức y tế công cộng ở hai nước.

Chúng tôi đến đó với tư cách là nhà ngoại giao có uy tín và trở về nhà với tư cách là đồng nghiệp thân thiết và thường là bạn bè”, ông Conway nói.

Năm 2007, Tiến sĩ Robert Fontaine, một nhà dịch tễ học ở CDC và là một trong những quan chức Mỹ phục vụ lâu nhất ở vị trí cố vấn, đã nhận được vinh dự cao nhất của Trung Quốc về những đóng góp xuất sắc cho sức khỏe cộng đồng, nhờ đóng góp của ông trong việc giúp phát hiện và điều tra các cụm bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân.

Nhưng kể từ năm ngoái, ông Frieden và những người khác cho biết, căng thẳng gia tăng giữa chính quyền Trump và lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng đã hủy hoại sự hợp tác.

“Thông điệp từ chính quyền Trump là, ‘đừng làm việc với Trung Quốc, họ là đối thủ của chúng ta”, ông Frieden nói.

Tòa Bạch Ốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận [về ý kiến này].

_____

Cập nhật lúc 6h20′ ngày 24-3-2020: Chúng tôi vừa nhận hai ảnh của một độc giả, chụp stt của anh Nguyễn Hữu Vinh (xem 2 ảnh bên dưới), viết rằng: “Trên Tiếng Dân có một phiên bản khác của bài từ Reuters này, nhưng lại không hoàn toàn giống, ví như bỏ đi (?) đoạn cuối:

Tối 22/3, chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump gửi một tuyên bố bác bỏ tranh cãi về việc cắt giảm vị trí ở CDC và cho đây là một vấn đề chính trị.

“Đảng Dân chủ đang muốn chính trị hóa cuộc khủng hoảng virus corona và vũ khí hóa nó để chống lại Tổng thống Trump”, bản tuyên bố nói. “Làm như vậy, họ đã đứng về phía Trung Quốc và cung cấp vỏ bọc cho việc giấu diếm của Bắc Kinh”.

Xin thưa, khi dịch giả Trúc Lam dịch bài này là một phiên bản khác, không có hai đoạn cuối. Mọi người có thể kiểm tra bản cache của Google sẽ rõ. Những cáo buộc khác không có căn cứ, chúng tôi không bình luận trong bài này. Sau đây là ảnh chụp, cũng như text của bản tiếng Anh trên Reuters mà dịch giả Trúc Lam đã dịch:

EXCLUSIVE-U.S. axed CDC expert job in China months before virus outbreak

WASHINGTON, March 22 (Reuters) – Several months before the coronavirus pandemic began, the Trump administration eliminated a key American public health position in Beijing intended to help detect disease outbreaks in China, Reuters has learned.

The American disease expert, a medical epidemiologist embedded in China’s disease control agency, left her post in July, according to four sources with knowledge of the issue. The first cases of the new coronavirus may have emerged as early as November, and as cases exploded, the Trump administration in February chastised China for censoring information about the outbreak and keeping U.S. experts from entering the country to help.

“It was heartbreaking to watch,” said Bao-Ping Zhu, a Chinese American who served in that role, which was funded by the U.S. Centers for Disease Control and Prevention, between 2007 and 2011. “If someone had been there, public health officials and governments across the world could have moved much faster.”

Zhu and the other sources said the American expert, Dr. Linda Quick, was a trainer of Chinese field epidemiologists who were deployed to the epicenter of outbreaks to help track, investigate and contain diseases. As an American CDC employee, they said, Quick was in an ideal position to be the eyes and ears on the ground for the United States and other countries on the coronavirus outbreak, and might have alerted them to the growing threat weeks earlier.

No other foreign disease experts were embedded to lead the program after Quick left in July, according to the sources. Zhu said an embedded expert can often get word of outbreaks early, after forming close relationships with Chinese counterparts.

Zhu and the other sources said Quick could have provided real-time information to U.S. and other officials around the world during the first weeks of the outbreak, when they said the Chinese government tamped down on the release of information and provided erroneous assessments.

Quick left amid a bitter U.S. trade dispute with China when she learned her federally funded post, officially known as resident adviser to the U.S. Field Epidemiology Training Program in China, would be discontinued as of September, the sources said. The U.S. CDC said it first learned of a “cluster of 27 cases of pneumonia” of unexplained origin in Wuhan, China, on Dec. 31.

Since then, the outbreak of the disease known as COVID-19 has spread rapidly worldwide, killing more than 13,600 people, infecting more than 317,000. The epidemic has overwhelmed healthcare systems some countries, including Italy, and threatens to do so in the United States and elsewhere.

In a statement to Reuters, the U.S. CDC said the elimination of the adviser position did not hinder Washington’s ability to get information and “had absolutely nothing to do with CDC not learning of cases in China earlier.”

The agency said its decision not to have a resident adviser “started well before last summer and was due to China’s excellent technical capability and maturity of the program.”

The CDC said it has assigned two of its Chinese employees as “mentors” to help with the training program. The agency did not respond to questions about the mentors’ specific role or expertise.

“CDC has had a 30-year partnership with China CDC and close collaboration,” the statement said. “We had the right staff to engage China and ability to provide technical assistance were it requested.”

The CDC would not make Quick, who still works for the agency, available for comment.

Asked for comment on Chinese transparency and responsiveness to the outbreak, China’s Ministry of Foreign Affairs referred Reuters to remarks by spokesman Geng Shuang on Friday. Geng said the country “has adopted the strictest, most comprehensive, and most thorough prevention and control measures in an open, transparent, and responsible manner, and informed the (World Health Organization) and relevant countries and regions of the latest situation in a timely manner.”

One disease expert told Reuters he was skeptical that the U.S. resident adviser would have been able to get earlier or better information to the Trump administration, given the Chinese government’s suppression of information.

“In the end, based on circumstances in China, it probably wouldn’t have had made a big difference,” Scott McNabb, who was a CDC epidemiologist for 20 years and is now a research professor at Emory University. “The problem was how the Chinese handled it. What should have changed was the Chinese should have acknowledged it earlier and didn’t.”

ALERT FROM CHINA’S CDC

Alex Azar, secretary of Health and Human Services (HHS)said Friday that his agency learned of the coronavirus in early January, based on Redfield’s conversations with “Chinese colleagues.”

Redfield learned that “this looks to be a novel coronavirus” from Dr. Gao Fu, the head of the China CDC, according to an HHS administration official, who spoke on condition of anonymity. “Dr. Redfield always talked to Dr. Gao,” the official said.

HHS and CDC did not make Azar or Redfield available for comment.

Zhu and other sources said U.S. leaders should not have been relying on the China CDC director for alerts and updates. In general, they said, officials in China downplayed the severity of the outbreak in the early weeks and did not acknowledge evidence of person-to-person transmission until Jan. 20.

After the epidemic exploded and China had imposed strict quarantines, Trump administration officials complained that the Chinese had censored information about the outbreak and that the United States had been unable to get American disease experts into the country to help contain the spread.

Azar told CNN on Feb. 14 that he and CDC director Redfield officially offered to send a CDC team into China on Jan. 6 but still had not received permission for them to enter the country. HHS oversees the CDC.

“Dr. Redfield and I made the offer on January 6th – 36 days ago, 60,000 cases and 1,300 deaths ago,” Azar said. “We made the offer to send the CDC experts in to assist their Chinese colleagues to get to the bottom of key scientific questions like, how transmissible is this disease? What is the severity? What is the incubation period and can there be asymptomatic transmission?”

Days later, the World Health Organization secured permission to send a team that included two U.S. experts. The team visited between Feb. 16th and 24th. By then, China had reported more than 75,000 cases.

On Feb. 25, the first day the CDC told the American public to prepare for an outbreak at home, U.S. Secretary of State Mike Pompeo accused China of mishandling the epidemic through its “censorship” of medical professionals and media.

Relations between the two countries have deteriorated since then, as Trump has labeled the coronavirus the “Chinese virus” – a description the Chinese have condemned as stigmatizing. Last week, the Chinese government announced that Americans from three U.S. news organizations, The New York Times, Washington Post and Wall Street Journal, would be expelled from China.

ONCE ‘FRIENDS,’ NOW RIVALS

The decision to eliminate Quick’s job came as the CDC has scaled back the number of U.S. staffers in China over the last two years, the sources told Reuters.

“We had already withdrawn many technical public health experts,” the same expert said.

The CDC, however, disputed that staffing was a problem or that its information had been limited by the move. “It was not the staffing shortage that limited our ability” it said.

The U.S. CDC team in Beijing now includes three American citizens in permanent roles, an additional American who is temporary and around 10 Chinese nationals, the agency said. Of the Americans, one is an influenza expert with expertise in respiratory disease. Coronavirus is not influenza, though it is a respiratory disease.

The CDC team, aside from Quick, was housed at U.S. Embassy facilities. No American CDC staffer besides Quick was embedded with China’s disease control agency, the sources said.

China in recent weeks has reported a dramatic slowdown in new cases, the result of drastic containment measures including the lockdown of Hubei province, home to 60 million people. Nevertheless, the infectious disease experts who spoke with Reuters said, the United States could use people like Quick with contacts on the ground, especially if fears of a second wave of infections materializes.

Thomas R. Frieden, a former director of the CDC, said that if the U.S. resident adviser had still been in China, “it is possible that we would know more today about how this coronavirus is spreading and what works best to stop it.”

Dr. George Conway, a medical epidemiologist who knows Quick and had served as resident advisor between 2012 and 2015, said funding for the position had been tenuous for years because of a perennial debate among U.S health officials over whether China should be paying for funding its own training program.

Yet since the training program was launched in 2001, the sources familiar with it say, it has not only strengthened the ranks of Chinese epidemiologists in the field, but also fostered collegial relationships between public health officials in the two countries.

“We go there as credentialed diplomats and return home as close colleagues and often as friends,” Conway said.

In 2007, Dr. Robert Fontaine, a CDC epidemiologist and one of the longest serving U.S. officials in the adviser’s position, received China’s highest honor for outstanding contributions to public health due to his contribution as a foreigner in helping to detect and investigate clusters of pneumonia of unknown cause.

But since last year, Frieden and others said, growing tensions between the Trump administration and China’s leadership have apparently damaged the collaboration.

“The message from the administration was, ‘Don’t work with China, they’re our rival,’” Frieden said.

The White House did not immediately respond to a request for comment. (Taylor reported from Washinton; Tony Munroe contributing from Beijing)

____
Còn đây là ảnh chụp của độc giả gửi tới:

_____

(*) Số người nhiễm trên toàn thế giới vào lúc 9h sáng 23/3/2020, giờ VN, là 337.469 người. Số người chết là 14.647 người, theo dữ liệu từ Worldometers.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Tôi có thể chép nguyên văn hàng chục comments tôi đã viết khắp nơi trên diễn đàn TiengDan để chứng minh rằng: Tôi phản đối chế độ độc tài của CS

    Vậy sao nó dàm viết ngay dưới comment số 1 (của tôi) như dưới đây:

    “Ui ui đúng lá PHÁN như đảng nhà nó” (comment số 2).
    Nói thẳng, đó là vu cáo. Nó từng vu cáo nhiều người (Tôi đủ chứng cứ – dưới đây là ví dụ, khiến tôi quyết liệt).

    Ví dụ, Nó chưa trả lời tôi, khi nó vu cáo cho nhiều người là “nhân sĩ trí thức Tự Xưng”. Bằng chứng đâu? Tôi đã nói rõ: Nếu nó có bằng chứng Mạc Văn Trang TỰ XƯNG là nhân sĩ trí thức (không ai cãi nổi) tôi hứa sẽ câm miệng nói về nghiemnv.
    Còn sau một tuần, nó không đưa được bằng chứng, nó nên câm miệng. Dùng nick khác.

    Tôi còn trở lại chuyện này.


  2. Thằng trò Ba Bốn như tên thầy Trung C..uốc !!!
    ***********************************************

    Giáo chủ Ba Tư lại đổ lỗi ‘Đế quốc Mỹ’ !
    Chính ‘hắn’ đại tội đồ là Hoa Kỳ
    Như bậc thầy sư tổ Trung C..uốc thâm hiểm
    Chính ‘thằng Mỹ’ chở đến VŨ HÁN nơi ni
    Hàng tấn CoroChina béo tốt to tổ tướng
    Hơn cả Vạn lý Trường thành vĩ mô mô vi !
    Thằng trò Ba Bốn như tên thầy Trung C..uốc !!!
    Lũ đại khủng bố cùng bầy Đại Hán đáng khinh khi !!!

    TỶ LƯƠNG DÂN

    ĐỆ TỬ Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei hôm 22-3 /2020 dẫn một thuyết âm mưu
    rằng virus CoroChina có thể do Mỹ tạo ra.

    “Có thể thuốc của các người là một cách lây lan virus nhiều hơn. Virus được
    tạo ra dành riêng cho Iran bằng cách sử dụng dữ liệu di truyền của người dân
    Iran. Mỹ có được dữ liệu thông qua các phương tiện khác nhau. Hãy gửi bác sĩ
    và nhà trị liệu tới đây để xem tác dụng của chất độc mà họ tạo ra cho con
    người”

    SƯ PHỤ Phát ngôn viên Trung Quốc Triệu Lập Kiên viết :
    “Có thể quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán. Hãy minh bạch! Công
    khai dữ liệu của các người! Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích!”

  3. Một bài đăng ở Tiếng Dân, nói Trump đã bị “sập bẫy” vụ dịch này.

    Thật ra, chẳng ai giương bẫy để ông bị sập. Ông bị sập cái bẫy do chính ông giương lên. Vì chủ quan.

Comments are closed.