Thấy gì qua vụ ông Phúc đối thoại với nông dân

Blog VOA

Trân Văn

12-12-2019

Đọc các bài tường thuật về cuộc đối thoại lần thứ hai giữa Thủ tướng và chính phủ Việt Nam với nông dân (diễn ra hôm 10 tháng 12 tại Cần Thơ), người ta ắt phải tự hỏi: Dường như cả Thủ tướng lẫn chính phủ Việt Nam vừa không biết phải làm gì để hoạt động quản trị, điều hành thật sự hữu ích cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vừa là những… cao thủ trong việc chuyển hóa cả trách nhiệm cá nhân lẫn trách nhiệm tập thể cho giới chỉ quen “chân lấm, tay bùn” (1)!

Lẽ nào Thủ tướng – nhân vật đứng đầu một chính phủ – không biết phải làm thế nào để tránh: Giá thành sản phẩm cao trong khi đã hội nhập, sản phẩm nông nghiệp ngoại quốc đang ồ ạt tràn vào và sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không cạnh tranh được! Lẽ nào chính phủ không khảo sát, không tính toán – chuẩn bị gì trước khi ký kết hàng loạt hiệp định tự do thương mại để bây giờ quay sang vấn kế nông dân: Làm gì để có sản phẩm tốt, giá thành hạ để bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu?

Thủ tướng không chỉ vô duyên và vô dụng khi hỏi nông dân: Nhà nước, người dân phải làm gì? Lẽ ra Thủ tướng và các thành viên trong nội các phải chủ động thông báo với nông dân, chứ không phải nêu ra các vấn nạn để nhờ 300 nông dân của các tỉnh, thành phố ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tính giúp: Làm sao để nông dân vay được vốn. Các bộ hữu trách nên làm sao để giảm chi phí vận tải, chi phí logistic, nghiên cứu – tạo ra giống mới để thích nghi với biến đổi khí hậu…

Cứ như tường thuật của các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức về cuộc đối thoại vừa kể thì sau ba giờ nghe 19 nông dân nêu ra 53 câu hỏi, Thủ tướng Việt Nam chỉ có thể “đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của nông dân” và không thể trả lời câu hỏi nào. Động tác duy nhất là “chính phủ sẽ… tiếp thu, sẽ giao Văn phòng Chính phủ cùng Hội Nông dân Việt Nam tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của nông dân để hình thành chủ trương, giao các bộ, ngành thực hiện”.

So cuộc đối thoại lần này với cuộc đối thoại lần thứ nhất diễn ra hồi tháng 4 năm ngoái ở Hải Dương (2), có thể thấy rất rõ là… không có gì mới! Nông dân vẫn tiếp tục than như bọng, cả Thủ tướng lẫn chính phủ tiếp tục “lắng nghe”, tiếp tục “tiếp thu” và hứa sẽ hỗ trợ. Sự khác biệt duy nhất giữa hai lần đối thoại là thay mặt chính phủ, Thủ tướng huỵch tọet: Nông dân Việt Nam phải tự nâng cao học vấn, kiến thức về khoa học công nghệ, thị trường. Phải có tinh thần tự lực, tự cường. Phải tự cứu mình, đừng chờ nhà nước cứu!

Dẫu trước nay, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng suy tính – tìm đủ mọi cách để bảo trợ một cách hợp pháp và phát triển nông nghiệp một cách hợp lý, hỗ trợ nông dân làm giàu, gắn bó với nông thôn thì tại Việt Nam, ngoài việc cảnh báo nông dân phải “tự cứu”, Thủ tướng Việt Nam còn đòi nông dân phải tìm cho ra câu trả lời: “Làm gì để cùng nhà nước thực hiện câu nói của bác: Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”!

***

Nhân danh… “bác”, Thủ tướng và các đồng chí đã ra rả về “chính sách tam nông” (nông dân, nông thôn, nông nghiệp) vài thập niên. Thậm chí, vung tiền “xây dựng nông thôn mới”. Từ 2010 đến 2015, hệ thống công quyền Việt Nam đã chi 850 tỉ cho chương trình “xây dựng nông thôn mới”, chưa kể theo một thống kê được công bố hồi cuối năm 2017, có 53/63 tỉnh, thành phố đang nợ 15.277 tỉ đồng do “xây dựng nông thôn mới” mà hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương chưa biết xoay tiền từ đâu ra để trả (3)!

16.000 tỉ đổ vào “xây dựng nông thôn mới” không những không làm “nông dân giàu, nước ta thịnh” mà còn tạo ra một hiện tượng mới: Nông dân trên khắp Việt Nam lũ lượt ly nông, ly hương dắt díu nhau đi làm thuê khắp nơi, kể cả ở nước ngoài! Người ta ước đoán, có 20% cư dân các tỉnh phía Bắc miền Trung, 20% cư dân các tỉnh duyên hải miền Trung, 18,4% cư dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ xứ tha phương cầu thực. Có những khu vực như ĐBSCL, tỉ lệ tăng trưởng dân số hiện nay là -0,13%!

Đáng nói là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn quyết định chi thêm 193 ngàn tỉ nữa để tiếp tục “xây dựng nông thôn mới” trong năm năm từ 2016 đến 2020 (4). Năm 2019 sắp hết, hơn hai tuần nữa là đến năm 2020 – thời điểm kết thúc kế hoạch năm năm “xây dựng nông thôn mới” lần thứ hai.

Nếu đem thực trạng của nông nghiệp, nông thôn, hiện tại cũng như tương lai của nông dân đặt bên cạnh chương trình “xây dựng nông thôn mới” và các dự án đủ loại liên quan đến nông nghiệp, ắt sẽ thấy Thủ tướng và các đồng chí chưa bao giờ vì nông dân, chẳng hề đoái hoài đến nông thôn và cũng không thèm bận tâm tới nông nghiệp. Thủ tướng quả là cao… cờ khi tổ chức “đối thoại với nông dân”, vừa cam kết “lắng nghe”, vừa hứa “tiếp thu” để chi hết trăm ngàn tỉ này tới trăm ngàn tỉ khác rồi bảo nông dân… “tự cứu”!

Chú thích

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-da-den-luc-nong-dan-cuu-minh-truoc-khi-doi-hoi-nha-nuoc-cuu-596660.html

(2) https://baohaiduong.vn/kinh-te—tieu-dung/thu-tuong-chinh-phu-doi-thoai-voi-nong-dan-87394

(3) http://www.thesaigontimes.vn/153485/Da-danh-hon-850000-ti-dong-cho-chuong-trinh-nong-thon-moi.html

(4) http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/doi-song/hon-193-nghin-ty-dong-xay-dung-ntm-giai-doan-2016-2020_t114c1159n108008

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. trong cuộc đối thoại này thủ tướng nói là sẽ cắt giảm nửa triệu hecta đất trồng lúa vậy nông dân làm sao giàu hay lại đổ ra thành phố buôn bán vặt làm thuê .?. lẽ ra đồng bằng sông Cửu long hạn hán nặng trồng lúa không được nữa thì phải triệt để giữ từng m2 đất trồng lúa ở miền Bắc và miền Trung để đảm bảo an ninh lương thực nuôi sống người dân và tạo công ăn việc làm cho nông dân , còn để nâng cao thu nhập cho nông dân thì thay giống lúa và quy trình để phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế .nếu cứ thay thế đất trồng lúa( mà đất đó cải tạo rất nhiều đời mới hình thành được ) thành các khu công nghiệp và đô thị thì sau này lấy gì mà ăn ?

  2. Anh thủ tướng đất nước bông lúa mọc trên tượng đài ngàn tỷ này ngày càng bệnh nặng, càng ngày anh ta càng để lộ ra bản chất ngu đ..éo chửi được. Một quân cờ tốt không cần phải hiểu biết nhưng phải chai mặt, lì đòn, đứt dây thần kinh xấu hổ. Chỉ cần anh ta mặc xà lỏn sống chung với dân một tuần là tắt đài đối với chả thoại.
    Nói không biết ngượng “Làm gì để cùng nhà nước thực hiện câu nói của bác: Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”!
    Tin vào mồm cộng sản đồng nghĩa với bán linh hồn cho Đảng.
    99.9% thành quả của nông dân Việt là nhờ dân họ tự cứu lấy mình, ông bộ trưởng Nguyễn xuân Cường cũng chỉ là đứa phét lác chợ trời nông sản.


  3. Chuyện cưỡi gái Nước Vệ so sánh Truyện cưỡi L(n)ai Nước Mỹ
    ********************************************************

    Cưỡi chắt gái xong
    Cho cận thần ‘thòng’
    Cho xe xán chết
    Nát sọ thế xong !
    Hàng triệu mù quáng
    Nước lú tuyền truyền
    Kính ‘bo..ác’ quý trọng
    Lăng tẩm vào thăm
    Lão trong hòm kính
    Chí Phèo chú Thoòng :
    Hồ Chí Meo mèo
    Chuột nhiều cháu gái
    Ôm hôn chùn chụt
    Vỗ tay khen tài
    Ấu nhi bệnh ‘bo..ác’
    Nịnh thần ray sai !
    Vào tù vì tội
    Chỉ vì cưỡi Nai
    Bên kia Nước Mỹ
    Con vật thương dài
    Bên mình Nước Việt
    Vẫn thờ “‘thiến’ tài”
    Đúng thật thiên tai ! ! !

    Bên kia Nước Mỹ
    Thương quá Chú Nai
    Sao bác lại cỡi
    Vô tù làm nai
    Cho người khác cưỡi
    Vào ngục làm L(n)ai !!!

    TỶ LƯƠNG DÂN

    Cỡi nai, bắt chạy đến gần kiệt sức, thanh niên ở Oregon bị truy tố
    December 12, 2019
    https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/quay-video-coi-con-nai-chay-trong-san-thanh-nien-o-oregon-bi-bat/

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây