Tại sao Trung Quốc muốn Trump làm tổng thống thêm 4 năm nữa

Luật Khoa

Trần Hà Linh

18-11-2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump được chào đón trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2017. Ảnh: ARTYOM IVANOV/TASS/GETTY IMAGES.

Trung Quốc muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, bởi vì ông rất yếu đuối.

Điều này có lẽ trái với cách nhìn nhận của nhiều người, trong đó có một bộ phận lớn người Việt Nam. Quan điểm này được trình bày trong bài viết “Trump is Beijing’s Best Asset” đăng trên tờ Foreign Policy ngày 15/10/2019 của hai tác giả Paul Haenle, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời hai tổng thống George W. Bush và Barack Obama, nay là Chủ tịch của Trung tâm Carnegie-Tsinghua; và tác giả Sam Bresnick, biên tập viên của Trung tâm Carnegie-Tsinghua – một dự án hợp tác giữa Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie (Hoa Kỳ) và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).

Trong bài viết, hai tác giả cho biết họ ghi nhận quan điểm này sau nhiều cuộc thảo luận với các quan chức chính phủ và học giả Trung Quốc. Họ nhận thấy ngày càng có nhiều người mong Tổng thống Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm tới. Những quan chức và học giả Trung Quốc mà họ gặp lập luận rằng bất chấp những lời lẽ cứng rắn về Trung Quốc, Tổng thống Trump đang tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Á, và quan trọng hơn, làm suy yếu một cách toàn diện vị trí lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Từ góc nhìn của một cuộc chơi có tổng bằng không (zero-sum), nhiều người Trung Quốc kết luận rằng chính sách của Trump là rất tốt cho Trung Quốc về mặt chiến lược dài hạn.

Có ba lập luận mà các học giả Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho quan điểm này: Trump đang phân cực hoá chính trị nội bộ Hoa Kỳ, làm tổn hại uy tín quốc tế và địa vị lãnh đạo thế giới của Washington, và làm xói mòn các liên minh lâu đời của siêu cường số một thế giới này.

Tất cả những điều này là “thời cơ chiến lược tuyệt vời nhất [cho Trung Quốc] kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”, ông Yan Xuetong, một trong những chuyên gia chiến lược nổi tiếng nhất Trung Quốc, cho biết.

Chó sủa to nhưng không cắn đau

Nhiều người có thể thấy cách ví von trên là xúc phạm đối với Tổng thống Donald Trump (và có thể cả với nước Mỹ), nhưng đó là cách mô tả của tờ Foreign Policy khi đề cập đến cách tiếp cận của ông Trump với Trung Quốc (nguyên văn: a dog with a big bark but little bite).

Ngay sau khi đắc cử năm 2016, Trump đã thử thái độ của Trung Quốc bằng cách chấp nhận một cuộc gọi của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), một việc bị Trung Quốc cho là vi phạm chính sách “Một Trung Quốc”. Trump sau đó đã nói ông sẽ tuân thủ chính sách “Một Trung Quốc” này và cho biết ông sẽ hỏi trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) nếu có một cuộc gọi khác với Tổng thống Đài Loan. Mặc dù chính quyền Trump đã bật đèn xanh cho một số thương vụ vũ khí với Đài Loan, việc Trump có bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công hay không vẫn còn là điều phải nghi vấn. Các tác giả sử dụng từ “mercenary” để miêu tả thái độ của Trump đối với sức mạnh quân sự Mỹ, nghĩa là ông chỉ quan tâm tới việc kiếm tiền.

Tổng thống Donald Trump (phải) tiếp phái đoàn thương mại Trung Quốc do Phó Thủ tướng Liu Ha dẫn đầu, công bố “vòng một” của thoả thuận thương mại, tháng 10/2019. Ảnh: Win McNamee/Getty Images.

Về thương mại, Trump đang tạo ra nhiều khoảng trống cho Trung Quốc tiến vào thế chỗ.

Trump gần như đã không còn coi trọng các toà án xử lý tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và không bổ nhiệm người vào cơ quan có thẩm quyền phúc thẩm các phán quyết của tổ chức này. Những động thái này được cho là sẽ khuyến khích các nước khác vi phạm luật quốc tế.

Nếu không gây tổn hại gì cho các thiết chế quốc tế vốn giúp Mỹ giữ được địa vị siêu cường, thái độ chống đối của Trump đối với các hiệp định thương mại quốc tế cũng mở đường cho Trung Quốc lấn tới. Khi Trump xé bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một di sản của thời Obama – Trung Quốc đang tích cực đàm phán các hiệp định thương mại khu vực, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với 10 nước ASEAN cùng với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand. Nếu thoả thuận này được ký kết, Mỹ sẽ rơi vào thế nằm ngoài hai hiệp định thương mại quốc tế lớn nhất thế giới là RCEP và CPTPP (một phiên bản khác của TPP sau khi Mỹ rút lui).

Với việc Mỹ tỏ thái độ quay lưng với các thiết chế quốc tế, Trung Quốc đang dần mở rộng ảnh hưởng trong cơ quan Liên Hiệp Quốc và WTO, đồng thời gây dựng Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) như một lựa chọn thay thế cho Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – vốn là hai định chế tài chính do Mỹ và phương Tây kiểm soát phần lớn. Mỹ cũng chưa có phương án nào để đối phó với Sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc.

Về quân sự, Trump đang đẩy các đồng minh truyền thống vào thế ngờ vực. Trong gần ba năm cầm quyền, ông đã bỏ rơi lực lượng người Kurds, một đồng minh lâu năm ở Trung Đông; bỏ lửng cam kết của Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); và để cho mạng lưới các đồng minh Đông Á suy yếu.

Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh quan trọng làm nên xương sống của chiến lược an ninh Đông Bắc Á của Mỹ, đang lâm vào một cuộc tranh chấp căng thẳng, dẫn đến việc hai nước đóng băng một phần quan hệ giao thương. Trong khi Tổng thống Trump gần như làm ngơ trước xung đột này thì Trung Quốc đang chìa tay ra đề nghị làm trung gian hoà giải.

Trung Quốc có đang hưởng lợi từ mối quan hệ rạn nứt giữa Nhật Bản và Hàn Quốc? Ảnh: Tokyo Review.

Một đồng minh quan trọng khác của Mỹ ở châu Á là Philippines lại đang tiến rất gần tới Trung Quốc trong vài năm qua. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, nắm quyền từ năm 2016, đã đi thăm Trung Quốc năm lần nhưng chưa một lần tới Mỹ. Nước này cũng dùng tiền viện trợ của Trung Quốc để xây dựng một thành phố mới nằm ngay trên một phần đất trước đây là căn cứ không quân Clark của Mỹ ở Philippines. Tất cả những động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục phớt lờ phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về tranh chấp ở Biển Đông, vốn là phán quyết có lợi cho Philippines.

Trong những năm qua, Mỹ đã được lợi nhờ các nước đồng minh chia sẻ các giá trị, lịch sử và mục đích chung. Điều này có vẻ không còn đúng với cách tiếp cận của Mỹ với châu Á thời Trump. Ông Michael Green, cựu giám đốc cấp cao về châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thời Tổng thống George W. Bush, khi điều trần ở Quốc hội, nói rằng, “không có đồng minh nghĩa là chúng ta chẳng có chiến lược nào với Trung Quốc”.

Về nhân quyền, Tổng thống Donald Trump cũng đang làm lợi cho Trung Quốc khi ông gần như chỉ nhìn quan hệ với Trung Quốc qua nhãn quan thương mại.

Ông Trump đã gạt bỏ ý kiến của các cố vấn muốn ông cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề nhân quyền, đồng thời lựa chọn mềm dẻo hơn trong việc trừng phạt Trung Quốc liên quan đến các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trong khi đó, nhiều ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, mà nhất là Elizabeth Warren, đang kêu gọi Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc, trong đó có vấn đề nhân quyền và Hong Kong.

Lộ điểm yếu

Gần đây, ông Trump đã đạt được một thoả thuận thương mại mini với Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc đồng ý sẽ mua thêm nông sản Mỹ và hai bên sẽ trì hoãn đánh thuế trong tương lai. Tuy vậy, thoả thuận này lại bị cho là làm lộ điểm yếu của ông Trump.

Vốn dĩ, kế hoạch của ông Trump là dùng chiến tranh thương mại để ép Trung Quốc phải cải cách cấu trúc nền kinh tế để Mỹ có thể cân bằng thương mại với Trung Quốc về dài hạn. Nhưng thoả thuận này lại không đề cập đến những cải cách hệ thống, chẳng hạn như cải thiện cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mà gần như chỉ có tác dụng giúp Trump giảm áp lực ở những bang nông nghiệp ở Mỹ trong quá trình vận động tái tranh cử của mình.

Thoả thuận mini này cũng đồng thời được xem là một thắng lợi cho Tập Cận Bình, và càng chứng tỏ một điều rằng Trung Quốc có thể chịu đựng được và kiểm soát được cách hành xử thất thường của ông Trump. Việc Trump xuống nước làm lộ điểm yếu của ông này khi ông phải đối mặt với cuộc điều tra luận tội của Quốc hội Mỹ và một mùa bầu cử căng thẳng sắp tới.

***

Hai tác giả Paul Haenle và Sam Bresnick cũng lưu ý rằng không phải quan chức hay học giả Trung Quốc nào muốn Trump làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Chẳng hạn như giáo sư Da Wei của Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Trump đang làm tổn hại lợi ích của cả Trung Quốc và Mỹ, và điều này có thể dẫn tới một trật tự thế giới phân hoá sâu sắc, đồng thời cản trở sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Tuy vậy, những ai mong Tổng thống Donald Trump làm thêm bốn năm nữa nhìn nhận thế cuộc hiện nay là thời cơ chiến lược chưa từng có tiền lệ cho Trung Quốc. Và khi một tổng thống mới lên cầm quyền ở Mỹ vào năm 2025, bất kể người đó thuộc đảng Cộng hoà hay Dân chủ, đều sẽ phải đối phó với một Trung Quốc có địa vị chiến lược thuận lợi hơn nhiều.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Nếu anh là người bài Tàu (bất kỳ vì lý do nào), mà có người bảo rằng Tàu rất muốn Trump thắng cử và anh tin là đúng, vậy thì anh có bỏ phiếu cho Trump không?

    (xin lỗi) Có ngu thật là ngu mới bị mắc lừa bởi anh “Chủ Tịch Trung tâm Carnegie-Tsinghua – một dự án hợp tác giữa Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie (Hoa Kỳ) và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc)” – Hai anh này rõ ràng ăn cơm Tàu 100%.

    Người đọc chì cần có chút tinh ý thì biết đây là bài viết nhằm “khiêu khích” đám cử trị Mỹ nhẹ dạ …rằng thì là: Nếu Trump mà thắng cử thì Tàu sẽ rất mừng vì Trump sẽ là người yếu đuối, kém cỏi…và như thế sẽ giúp Tàu được lợi thế trước Mỹ.

    Đám cử tri nhẹ dạ mà tin lời 2 thằng ăn cơm Tàu này thì sẽ – vì không muốn Tàu thắng lợi, hay vì bài Tàu mà không muốn Tàu đạt được ý nguyện (mong Trump tại vị thêm 4 năm) – thì sẽ dồn phiếu cho đảng Dân Chủ của Ô Bà Má (Paul Haenie làm việc dưới thời O Bà Má, là vị tổng thống đã cùng với Biu Cờ Lơn Tơn góp công to lớn trong việc giúp Trung cộng có được “cơ ngơi” như ngày nay, và đang đe dọa nền kinh tế Mỹ và toàn cầu)

    Bài viết “khiêu khích” này cho thấy rằng Trung cộng đã rất sợ việc Trump tái đắc cử.

    Trích : “Paul Haenle, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời hai tổng thống George W. Bush và Barack Obama, nay là Chủ tịch của Trung tâm Carnegie-Tsinghua; và tác giả Sam Bresnick, biên tập viên của Trung tâm Carnegie-Tsinghua – một dự án hợp tác giữa Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie (Hoa Kỳ) và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).”

    LẬY ÔNG TÔI Ở BỤI NÀY! Tưởng hai tác giả này là ai? Thì ra là người của Cựu Ô Bà Má và hiện nay là của Thanh Hoa tức của….Tàu.

    Thảo nào!

    Bài viết vừa mang tình tiểu nhân (đánh dưới thắt lưng Trump) vừa khinh thường dân trí của người Mỹ.

    Có ai ngu không ? Nót mi!

  2. Đây là trang nhà của giáo sư, trí thức đáng kính CHU HẢO, ” ÔM MÂM ĐẢNG” GẦN HẾT ĐỜI, MỚI BỎ ĐẢNG OĂN CÁI TUỔI

  3. Tác giả nào mà viết đề bài kiểu này được cơ chứ ? Làm thầy bói không ra
    thầy bói,ỡm ở hay ấm a ấm ớ chẳng ra làm sao cả !
    Chẳng lẽ Tàu muốn Trump thắng là thắng hay sao ? Chưa bầu mà bói toán
    là Trump thắng là do Tàu trời ạ ! Hết Nga đến Tàu !
    Khinh thường dân trì Mỹ qúa đáng thật.Có thể tác giả này thuộc đảng DC.đau
    hơn họan trong vụ Hillary Clinton lẽ ra làm nữ tổng thống đầu tiên của Truyền
    Thông Thiên Tả nhưng bị con ngựa về ngược Trump làm mất ngôi,do đó căm
    hận mãi cái đám bình dân “ngu dốt” đã bầu Trump làm TT.

    • Đây là trang nhà của giáo sư, trí thức đáng kính CHU HẢO, ” ÔM MÂM ĐẢNG” GẦN HẾT ĐỜI, MỚI BỎ ĐẢNG OĂN CÁI TUỔI

  4. Đám Luật khoa này cũng chỉ là hội những kẻ NHE SỈ, TRÍ BỈ, chi nhánh phong trào ĐÀNH ĐẠCH, sặc mui mắm tôm, rượu mận

  5. Trời ạ!
    Trong giao dịch thương mại giữa hai nước, nước nào cũng muốn xuất khẩu vào nước khác và hạn chế nhập khẩu. Cho nên các hiệp định thương mại giữa hai nước thường là tôi xuất sang anh bao nhiêu thì tôi phải nhập lại tương đương.
    Thỏa thuận thương mại mini mà Mr. Trump đạt được với Trung cộng là nước Mỹ chỉ xuất khẩu vào Trung cộng mà không hề nhập lại số hàng tương đương. Điều đó theo tên Trần Hà Linh là “lộ điểm yếu”. Tên Linh nên đi học lại về kinh tế xem tại sao tất cả các nước đều khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
    Ngay cả trong nước Việt cộng, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu đều có thuế xuất khẩu bằng 0% hoặc được miễn thuế xuất khẩu.
    Xuất khẩu được vào Trung cộng trong cuộc thương chiến đang diễn ra là một thắng lợi nho nhỏ của Mr. Trump. Cho thấy dù nước Mỹ là kẻ châm ngòi cuộc thương chiến, Trung cộng vẫn không dám tẩy chay hàng Mỹ. Nông sản là mặt hàng thiết yếu, không có cho dân mày đói cả lũ. Nó khác với sắt thép.
    Mr. Trump đã cao tay chơi cho Trung cộng một đòn dằn mặt. Vừa có thể để nông dân Mỹ giải quyết một phần hàng hóa tồn trong kho, vừa thu tiền xuất khẩu về cho nước Mỹ, vừa dạy cho Tàu “không có tao là mày chết đói” để make the America great again chứ “không có Tàu thì anh mày vẫn đứng vững”.
    Ngu xuẩn và lừa bịp là những thứ dễ nhận dạng bọn bồi bút họ vẹm nằm vùng. Nó ngu đến mức gọi xuất khẩu là điểm yếu. Trần Hà Linh ạ, MÀY NGU NHƯ CHÓ VẬY.

    Việc có những ý kiến Trung quốc cho rằng họ muốn Mr. Trump làm Tổng Thống thêm một nhiệm kỳ nữa là vì họ thấy điều đó đã quá hiển nhiên, không thể nào khác đi được. Dù cho Trung quốc đã dồn tiền cho Đảng Dân Chủ Hoa kỳ tổ chức luận tội nhằm mục đích truất phế Mr. Trump trước nhiệm kỳ, nhưng hôm nay thấy rõ việc Mr. Trump ở lại tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa là điều phải xãy ra. Trung cộng không còn cách nào khác là phải “chấp nhận sống chung với lũ”, chấp nhận “muốn Trump làm thêm 1 nhiệm kỳ nữa”.
    Đơn cử
    Chánh trị nước Mỹ đã phân cực hóa từ lâu. Chính vì sự phân tranh phe nhóm này đã khiến cho Mỹ bỏ Việt Nam Cộng Hòa. Trong nước Mỹ, đảng Cộng Hòa làm, còn đảng Dân Chủ theo phá. Chuyện này đã xãy ra từ lâu lắm.

Comments are closed.