Quốc hội diễn màn chất vấn
Tiết mục “tự đá bóng, tự thổi còi” vẫn tiếp diễn, báo Chính Phủ đưa tin: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn tại Quốc hội. Ông Phúc đã trả lời về các vấn đề cung ứng nước sạch, phát triển thị trường khoa học, công nghệ, phát triển đất nước trong năm VN làm Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không Thường trực Hội đồng bảo an LHQ, giải pháp để phát triển nhanh và bền vững… Toàn những vấn đề ngày càng bế tắc trên thực tế nhưng được tô vẽ rất lý tưởng qua lời phát biểu của ông Phúc.
Tại phiên chất vấn ngày 8/11/2019, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng lặp lại nỗi “trăn trở” quen thuộc của lãnh đạo CSVN, Facebook, Google chưa lưu trữ dữ liệu theo Luật An ninh mạng, Zing đưa tin. Về kế hoạch giám sát hoạt động của người dân trên không gian mạng, ông Hùng nhận định, “công tác đấu tranh với các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Google để buộc tuân thủ luật pháp Việt Nam đã có những kết quả bước đầu nhưng gặp rất nhiều khó khăn”.
Lãnh đạo CSVN có thể ép Facebook, Google gỡ bỏ một số ứng dụng, chặn một số trang tin họ không thích, nhưng để tiến tới mức chấp nhận lưu trữ dữ liệu người dùng VN trong lãnh thổ VN, thì đó là một rủi ro gắn liền với uy tín của 2 doanh nghiệp này mà nhiều khả năng họ sẽ không chấp nhận.
Đến chiều 8/11, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và các lãnh đạo CSVN tiếp tục “đùa” về môi trường mạng xã hội ở VN. VTC dẫn lời Bộ trưởng Công an: Không có chuyện cản trở thông tin mạng ở Việt Nam. Ông Tô Lâm nói: “Bộ Công an quan niệm, chúng tôi như các bác sĩ tim mạch tuần hoàn, giữ làm sao cho hệ tuần hoàn đó thông suốt, cho đất nước được thông suốt, không có gì cản trở cả… không có vấn đề cản trở hoặc không phát triển hệ thông tin mạng ở Việt Nam”.
Không có vấn đề cản trở thông tin mạng, vậy thế lực nào thường xuyên sách nhiễu, quấy phá các trang tin “lề dân”? Gần đây nhất là trường hợp trang “Hành tinh Titanic” của nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt An bị an ninh mạng quấy phá, bị hạn chế đăng bài, đúng lúc bão số 6 đang tiến gần đất liền VN.
Câu trước khẳng định không có gì cản trở, câu sau ông Tô Lâm nói: “Chúng ta đang đối mặt với chiến tranh mạng”, theo báo Pháp Luật TP HCM. Dĩ nhiên đó là cái cớ để Bộ trưởng Công an thông báo: “Hiện Bộ Công an, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đang phối hợp với các ngành để triển khai các công tác để bảo đảm an ninh an toàn trên không gian mạng”.
Đằng sau cái gọi là “an ninh an toàn trên không gian mạng” dĩ nhiên là hàng loạt thủ đoạn để vu khống, chụp mũ và bịt miệng các trang tin trái ý đảng. Kể cả các trang chuyên về môi trường và cảnh báo thiên tai vì sự an nguy của người dân, cũng bị sách nhiễu.
Mời đọc thêm: Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ (VNE). – Thủ tướng: Không được để thảm kịch ở Anh tái diễn (Zing). – ‘Nếu để mất điện, một số đồng chí sẽ bị mất chức’ (TT). – Tôi thấy rằng, quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết (GDVN). – Sẽ sửa quy định để công chức, viên chức không “khổ” vì chứng chỉ tin học, ngoại ngữ (VNN).
– ĐB mang tâm thư giáo viên Hà Nội ra nghị trường: Rất nhiều giáo viên đồng cảnh (Infonet). – “Tôi biết có những đồng chí sai phạm hiện là cán bộ cấp cao” (GDVN). – Quy trình bổ nhiệm chặt, nhưng vì sao nhiều cán bộ vẫn vi phạm? (VH). – Chủ tịch Quốc hội ‘chấm điểm’ 4 bộ trưởng sau chất vấn (VNE).
– Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Siết quản lý thông tin trên mạng xã hội (BNews). – Không làm mạng xã hội Việt để thay thế mạng xã hội nước ngoài (TT). – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sống trên không gian mạng thì phải quản lý, dọn dẹp trên không gian mạng (VietTimes). – ‘Không gian mạng có rác, không dọn sẽ ảnh hưởng đến não người’ (ICTNews).
– Bộ trưởng Tô Lâm nêu khó khăn trong đấu tranh với “tội phạm mạng“ (VOV). – Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Đảm bảo “hệ tuần hoàn” an ninh mạng luôn thông suốt (ANTĐ). – Mạng quốc gia như cơ thể người, làm sao để có nhiều oxy, không đột quỵ (VNN). – Sớm khắc phục hạn chế, tồn tại của lĩnh vực thông tin và truyền thông (Tin Tức). – Nguyễn Mạnh Hùng lại ‘mê sảng’ khoe Facebook chặn quảng cáo ‘chống nhà nước’ (NV).
Vụ 39 nạn nhân chết trong xe tải ở Anh
Tối qua, Bộ Công an đã công bố danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng trong container tại Anh. Các nạn nhân đến từ 6 tỉnh thành, nhưng đông nhất vẫn là Nghệ An (21 người), Hà Tĩnh (10 người), Hải Phòng (3 người), Quảng Bình (3 người); Hải Dương (1 người), Thừa Thiên – Huế (1 người). Theo Thông Tấn Xã VN, các nạn nhân gồm 31 nam, 8 nữ, người lớn nhất 44 tuổi và nhỏ nhất là 2 nạn nhân 15 tuổi.
Zing có bài: Từ tin nhắn cuối cùng của cô gái trẻ đến bi kịch số phận 39 người. Trong danh sách nạn nhân có cô Phạm Thị Trà My thuộc nhóm nạn nhân Hà Tĩnh. Tin nhắn cuối cùng của cô gửi cho gia đình là một trong các manh mối quan trọng đầu tiên để cảnh sát Anh chuyển hướng điều tra rằng các nạn nhân là người VN, dù trước đó có thông tin, tất cả đều là người TQ.
Gia đình cô Trà My cho biết, “họ không nghe thấy gì từ cô cho đến khi họ nhận được tin nhắn cuối cùng của cô tối 22/10 (giờ Anh). Lúc này, chiếc container chứa 39 người đã đến cảng Zeebrugge ở Bỉ và đang chờ để được đưa lên một chiếc phà đi qua Vương quốc Anh”.
Khoảng 3 tiếng sau tin nhắn cuối cùng của cô My, tài xế Maurice “Mo” Robinson đã tiếp nhận container chứa 39 người. Tài xế Robinson “được cho là đã liên lạc với dịch vụ xe cứu thương vào lúc 1h40, ngay sau khi phát hiện thi thể 39 người trong container với nhiệt độ chỉ ở mức -25 độ C”.
Trang Báo Sạch có bài: Vì sao Báo Sạch giữ kín quốc tịch 39 nạn nhân? Tác giả Lê Thế Thắng lo ngại cho sự an toàn của những đồng bào mình: “Chúng tôi thống nhất không có bài viết nào được phép quan trọng hơn sự an toàn của những đồng bào mình. Và, chúng tôi cũng không cho mình được quyền báo cảnh sát để tìm bắt họ khi họ đã cầm cố cả gia sản để đến được nơi này. Do đó chúng tôi chọn sự im lặng về quốc tịch của các nạn nhân“.
“Chúc mừng họ, ít nhất là đã giữ toàn vẹn mạng sống, thêm nữa là có cơ hội ‘cày kéo’ trả dần món nợ mà họ đã vay – để đến chân trời nhiều hi vọng ấy. Nhưng quả thực dư vị để lại cũng đầy đắng ngắt. Những người đó hẳn sẽ còn phải đối diện với rất nhiều chông gai, nguy hiểm nào đó trong hoàn cảnh tréo ngoe như vậy. Còn buồn – là bởi đất nước mình đã lại vừa xuất khẩu thêm vào thế giới văn minh mấy chục sinh vật (ít nhất về pháp lí) không phải / không như / không giống con người“.
Kênh Viet Catholic News có clip: Phản ứng của Giáo Hội Công Giáo tại Anh trước cái chết bi thảm của 39 người Việt Nam.
Sau thảm kịch với 39 nạn nhân nói trên, Việt Nam vẫn ‘bắt buộc’ phải xuất khẩu lao động và di dân, theo BBC. TS Hoàng Kim Phúc, từ Oxford, lưu ý một trong những lý do chính khiến VN bắt buộc phải xuất khẩu lao động, là:
“Việt Nam là một đất nước có 96 triệu dân, với tỷ lệ dân số đầu người trên diện tích là gần gấp đôi Trung Quốc. Chúng ta hiện nay đứng trước những thảm họa về biến đổi khí hậu mà có thể Đồng bằng Sông Cửu Long trong một thời gian ngắn khoảng vài chục năm nữa sẽ mất và thậm chí có thể ảnh hưởng đến các đồng bằng ở Bắc Bộ và Trung Bộ”.
Phân tích sâu tình hình VN, ông Phúc cũng có những nhận định tương đồng với các cảnh báo trước đó của nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt An, rằng tình trạng Trái đất nóng lên vẫn đang và sẽ còn tác động tới toàn bộ lãnh thổ VN, “nóng lên rất kinh khủng. Khí hậu thay đổi và khô hạn, mất rừng thì đó là một thảm họa nhìn thấy chứ không phải là không”. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi VN phải giải quyết bài toán di dân cho hàng chục triệu người bị mất không gian sống.
Mời đọc thêm: Báo Anh: Hoàn tất xác định danh tính 39 thi thể trong container ở Essex (VTC). – Cảnh sát Anh công bố danh tính 39 nạn nhân, tuổi từ 15-44 (VNN). – Danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container tại Anh (ANTĐ). – Thủ tướng: Không được để tái diễn thảm kịch 39 người chết (TT).
Tin nhân quyền
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi: Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc khủng bố đối với các nhà vận động chính trị. Trước thông tin một tòa án tại TP HCM sẽ mở phiên xét xử ba bị cáo Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” vào ngày 11/11/2019, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam hủy bỏ tội danh khủng bố nhắm vào ba bị cáo, mà theo HRW, chỉ là những “nhà hoạt động chính trị”.
Trong bản thông báo, bà Elaine Pearson, GĐ chi nhánh tai Úc của HRW, cho rằng, chính quyền Việt Nam đã “bắt giữ và bỏ tù bất kỳ ai bị coi là mối nguy đối với vị thế độc tôn quyền lực của đảng Cộng Sản, và ba người này chỉ là những nạn nhân mới nhất”. Bà Pearson kêu gọi: “Chính quyền Úc cần công khai lên tiếng và bảo vệ công dân mình… Cần cấp thiết tạo sức ép ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của một công dân Úc cao tuổi đã nghỉ hưu và bị cầm tù tại Việt Nam từ gần một năm nay”.
Mời đọc thêm: HRW đòi Việt Nam hủy tội “khủng bố” đối với 3 nhà hoạt động chính trị (RFI). – HRW kêu gọi Việt Nam bỏ cáo buộc khủng bố đối với những người vận động chính trị (RFA). – Blogger Mẹ Nấm gặp TT Trump, tưởng niệm nạn nhân của cộng sản (VOA).
Đấu đá nội bộ quanh vấn đề cấp nước ở thủ đô
Cuối cùng đã có ĐBQH phát biểu liên quan đến nghi vấn mấy ngày nay của cư dân mạng về cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực tư bản đỏ là nhà máy nước sông Đà và sông Đuống, xung quanh “miếng bánh” cấp nước cho TP Hà Nội. Petro Times dẫn lời ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: “Việc nhà máy nước sông Đà bị đầu độc có dấu hiệu lợi ích nhóm”.
Trong khi chất vấn Thủ tướng, ông Nhưỡng chỉ ra, “qua việc nhà máy nước sông Đà bị đầu độc có dấu hiệu lợi ích nhóm, tạo ra một cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường nước sạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng bộc lộ một lỗ hổng về an ninh quốc gia”.
Trước đó, báo Tiền Phong có bài phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: Làm rõ ‘lợi ích nhóm’ trong lĩnh vực cấp nước. Khi được hỏi về vụ có một tỷ phú Thái Lan đã mua 34% cổ phần của nhà máy nước sông Đuống, ngay lúc nhà máy này vừa chiếm ưu thế trước đối thủ cạnh tranh là nhà máy nước sông Đà, ông Hồng chỉ trả lời chung chung:
“Cần xem việc cung cấp nước sạch cho người dân là vấn đề an ninh quốc gia. Dù ai đầu tư vào đầu tư lĩnh vực này cũng phải có tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng. Nhà nước quản lý nước như một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, như an ninh điện năng, an ninh lương thực”.
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu viết: Bên này Đà, bên kia Đuống! “Lộc trời cho” đối với nhà máy nước sông Đuống: “Đùng phát, Đà bị đổ xả thải. Một cú úp sọt hệt trong phim xã hội đen Hongkong. Sau cơn sang chấn mang tên ‘nước dành để tắm, không dành để ăn’, Đuống gạt Đà sang một bên để trở thành siêu nhân bay không cần áo choàng. Một phát xin tăng giá được tăng giá. Một phát tăng giá ngay khi chất lượng nước chưa được đảm bảo”.
Không chỉ thế, người Thái giờ đã chạm tay đến được nguồn cấp nước của thủ đô Hà Nội: “Khi đang có nhiều phản ứng từ báo giới và người dân thì Đuống lẳng lặng trao thân gửi phận cho người Thái với sính lễ là 34% cổ phần của Đuống. Đuống có sính lễ, người Thái có hồi môn. Áng áng hai nghìn tỷ của người Thái biến chuyển thành con số trong tài khoản của Shark Liên”.
Mời đọc thêm: Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi với Thủ tướng, nghi ngờ có việc cạnh tranh không lành mạnh trong vụ nước sạch Sông Đà bị nhiễm dầu thải (TQ). – Đại gia Thái mua cổ phần Nước mặt sông Đuống: Chỉ nên cho phép tư nhân tham gia công đoạn sản xuất nước (VNF). – Đại biểu Quốc hội bức xúc trong xử lý vụ nước nhiễm dầu (VOV). – “Người dân không biết tin và bấu víu vào đâu” (PT). – Thêm một kiểu BOT (TP). – Mong nước giếng khoan chỉ còn là hoài niệm (LĐTĐ).
Hậu quả vụ cháy Rạng Đông
Diễn biến mới vụ nhiễm thủy ngân: Người dân Hạ Đình vẫn đang thực hiện thủ tục kiện nhà máy, theo báo Một Thế Giới. Một người dân đã phải di tản sau vụ cháy nhà xưởng của Công ty bóng đèn, phích nước Rạng Đông cho biết, “hôm bữa bên Rạng Đông cũng có cho người đại diện đến nói chuyện với người dân ở đây. Người dân có đề nghị bồi thường tổn thất. Tuy nhiên, mọi ý kiến mới dừng lại ở mức được ‘ghi nhận’. Đến nay, người dân vẫn chưa nhận lại hồi âm từ phía công ty về việc bồi thường thiệt hại”.
Một người khác chia sẻ: “Nhà máy này đã có từ lâu hệ thống kho tàng bến bãi đã xuống cấp, cơ sở vật chất lạc hậu, hỏa hoạn cũng là việc khó tránh khỏi. Ban đầu chúng tôi chỉ mong hai bên tìm được tiếng nói chung, tuy nhiên bây giờ muốn hay không muốn thì cũng phải ra tòa cùng nhau giải quyết việc này”.
Báo Giao Thông đưa tin: Người Hạ Đình đòi Nhà máy Rạng Đông đền 1 tỷ đồng/lít máu nhiễm thủy ngân. Hơn 2 tháng sau vụ cháy khiến độc chất thủy ngân lan truyền ở khu vực phía tây nam thủ đô CSVN, đại diện các hộ dân đang sinh sống tại khu đô thị 54 Hạ Đình đã yêu cầu Công ty Rạng Đông bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và tổn hại sức khoẻ. “Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do thủy ngân rò rỉ từ vụ cháy. Bởi sau vụ cháy, 95% hộ dân đã phải di tản”.
Người dân Hạ Đình đòi bồi thường các khoản tiền: Khám chữa bệnh 4 triệu đồng/người; tiền nhà 60 triệu đồng/hộ dân; mất thu nhập do phải đi khám chữa bệnh từ 6-8 triệu đồng/người; tổn thất tinh thần là 15 tháng lương cơ bản cho mỗi cá nhân là 60 triệu đồng. Đặc biệt, người dân yêu cầu bồi thường mức độ nhiễm thủy ngân là 1 tỷ đồng/0,1 microgram thủy ngân/1 lít máu.
Trang Giáo Dục và Thời Đại đặt câu hỏi: Sau sự cố cháy tại Công ty Rạng Đông (Hà Nội): Yêu cầu bồi thường 1 tỷ đồng/lít máu có khả thi? Về quan điểm đòi 1 tỷ đồng cho mỗi lít máu nhiễm 0,1 microgam thủy ngân, LS Đặng Văn Cường nhận định: “Trường hợp đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng không chứng minh được thiệt hại đó đã xảy ra trên thực tế, không chứng minh được mức thiệt hại mà không có sự thỏa thuận thì tòa án cũng sẽ không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại đó”.
Mời đọc thêm: Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Người dân Hạ Đình đòi đền bù 1 tỷ/lít máu nhiễm thủy ngân (TĐ). – Người dân quanh nhà máy Rạng Đông đòi bồi thường 1 tỷ đồng/lít máu (TP). – Người dân Hạ Đình yêu cầu Rạng Đông đền bù 1 tỷ đồng/1 lít máu nhiễm thuỷ ngân (PL Plus). – Vụ Rạng Đông: Dân Hạ Đình đòi đền 1 tỷ/lít máu nhiễm thủy ngân… hợp lý? (KT).
Tin giáo dục
Báo Tiền Phong có bài: giáo viên hợp đồng: Bộ trưởng Nội vụ đề nghị Hà Nội làm đúng chỉ đạo. Vấn đề biên chế GV và nhiều GV nguy cơ mất việc, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, ông đã ký văn bản và phát hành đến các địa phương, đề nghị thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận 9028 và ý kiến chỉ đạo chung của Thủ tướng:
“Đề nghị Hà Nội cũng phải làm nghiêm túc như thế. Có ý kiến của Bộ Chính trị rồi, Thủ tướng cũng chỉ đạo rồi, các đồng chí cứ làm. Còn tuyển xong số giáo viên này mà vẫn thiếu thì thi tuyển theo đúng Nghị định 161. Trường hợp còn dôi dư thì giải quyết theo đúng chế độ”.
Báo Giáo Dục VN có bài: Phê bình, rút kinh nghiệm vụ “cơn mưa điểm 10”. Đó là vụ GV dạy Công nghệ ở trường THCS Lê Văn Tám, TP Phan Rang – Tháp Chàm, “hào phóng cho học sinh các lớp toàn điểm 10”. Trong quá trình rà soát điểm số ở các khối lớp, Tổ kiểm tra của Phòng GD&ĐT TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện sự việc, nhưng chỉ xử lý cho có.
Mời đọc thêm: Công bố 4 bản mẫu SGK chương trình giáo dục mới (TP). – Bao nhiêu giáo viên đã tiếp cận chương trình mới? (GDVN). – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM liên quan tới nhiều sai sót (VNN). – Học trò đánh nhau dã man, người lớn ở đâu hết rồi? (TT). – Xử lý nghiêm khắc các học sinh ẩu đả bên ngoài trường học ở Sài Gòn (GDVN). – Giám đốc sở Giáo dục Kiên Giang bị kiện đã nghỉ hưu (GDVN).
***
Biến đổi khí hậu: Italy đưa biến đổi khí hậu vào giáo dục bắt buộc (VNE). – Quốc gia đầu tiên trên thế giới coi biến đổi khí hậu là môn học bắt buộc (GDTĐ). – Nhân viên Google yêu cầu công ty hành động vì biến đổi khí hậu (TN). – Kinh tế Mỹ tổn thất nặng vì biến đổi khí hậu (NLĐ). – Chống biến đổi khí hậu: Bài toán nan giải với các nước? (VOA). – Trái đất đang trong tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu (MT&ĐT). – Nhật ký nghiên cứu Bắc Cực: Theo dấu biến đổi khí hậu từ loài giáp xác chân chèo (kỳ 1) (TS).
***
Chính trường Mỹ: Luật sư của người tố giác vụ Ukraine yêu cầu TT Trump chấm dứt tấn công cá nhân (NV). – Cố vấn Mike Pence: Điện đàm Trump-Zelensky mang giọng điệu chính trị, không phải ngoại giao (Cali Today). – Hạ viện Mỹ triệu tập quyền Chánh Văn phòng Nhà Trắng M. Mulvaney (Tin Tức). – Tổng thống Trump bị điều tra luận tội, hai cố vấn cao cấp tranh giành quyền lực lẫn nhau (VNBiz). – Khi lòng tin của đảng Cộng hòa với ông Trump sứt mẻ (GDTĐ).
– Trump nói rằng ông không lo lắng khi các phiên điều trần luận tội công khai (Cali Today). – Tòa buộc TT Trump trả 2 triệu USD vì dùng sai tiền từ thiện (Zing). – Lạm dụng quỹ từ thiện, ông Trump bị phạt 2 triệu USD (VTC). – Kết quả bầu cử tại Virginia, Kentucky mang ý nghĩa gì cho 2020? (BBC). – Nhà Trắng lục đục vì chuyện dỡ bỏ thuế cho Trung Quốc? (VOA). – Mỹ hốt hoảng: camera Trung Quốc vô tận căn cứ tàu ngầm của Mỹ (TT).
***
Thêm một số tin: Phái đoàn thương mại Mỹ thăm Việt Nam, ký 5 hợp đồng lớn (NV). – Bộ trưởng Công thương VN: Nhôm TQ giả Việt chưa gây hại quan hệ Mỹ-Việt (BBC). – Vì sao công an điều tra doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy Bình Dương? (TT). – Hành dân 5 lần đi làm 1 giấy khai sinh: Chủ tịch thị trấn bị kiểm điểm (GT). – Một triệu đồng/tháng cho cha mẹ già là đủ, con cái Việt Nam chớ lo bất hiếu (RFA). – Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch, thọ 96 tuổi (VOA). – Cyprus thu hồi ‘hộ chiếu vàng EU’ của người TQ, Nga và Campuchia (BBC).
Tin nóng
Bùi Quang Huy, ông chủ Nhật Cường Mobile đang trốn ở Trung Quốc