13-10-2019
Tôi không chê trách cậu học sinh quán quân Đường lên đỉnh Olympia vừa rồi, mà chỉ thấy tội nghiệp em. Tôi tin em phát ngôn thật lòng, không có ý bưng bô gì ở đây! Tuy nhiên, em cũng như ông “thầy” Vũ Khắc Ngọc chỉ là những “sản phẩm” tiêu biểu của một nền giáo dục có quá nhiều điều để nói, nhưng ai cũng thấy đã nói rất nhiều mà vẫn chẳng đi đến đâu.
Nền giáo dục đó đang dạy cho con em chúng ta trở thành những người như thế nào?
Trước hết, đó là con người không biết tôn trọng (thậm chí là không chấp nhận) sự khác biệt. Đối với những người này, mọi tiêu chuẩn, sự vật hay hiện tượng đều phải được nhìn dưới lăng kính của họ, ngay cả khi cái lăng kính ấy là do người khác gắn cho. Ở tuổi 18, tôi chắc em Trung cũng chưa thể hiểu rõ ý nghĩa của hai từ “phản động”, nhưng em đã được dạy (hay nói thẳng ra là bị nhồi sọ) để mặc nhiên hiểu đó là cụm từ hàm ý tiêu cực chỉ tất cả những ai không cùng suy nghĩ và có quan điểm chính trị như em.
Cũng vì không biết chấp nhận sự khác biệt, thế nên việc thiếu kỹ năng và tư duy phản biện là điều rất phổ biến ở nhiều người Việt ngày nay. Thường thấy ngay trong các cuộc tranh luận trên mạng, nếu không sa đà vào các lỗi ngụy biện thô thiển thì nhiều người cũng lại lao vào chửi bới, moi móc nhau theo kiểu “bỏ bóng đá người”, nhất là khi bị rơi vào tình trạng yếu lý.
Như có thể thấy trong bài viết hô hào tẩy chay một trang thông tin đánh giá chất lượng môi trường quốc tế từ ông “thầy” Vũ Khắc Ngọc: Ngoài sự bỉ bôi đầy vẻ hậm hực với AirVisual, “thầy” đã không thể đưa ra được các chứng lý và phân tích nào thuyết phục trong bài viết của mình. Để rồi cuối cùng phải tẽn tò xin lỗi họ chỉ sau vài ngày post bài!
Một “thành quả” nữa có thể thấy của giáo dục VN qua các “sản phẩm” trên, đó là những con người hồ đồ, dễ dàng quy chụp và thoá mạ đồng loại. Ở bài viết nêu trên, dù không có cơ sở nào để đưa ra nhận định, nhưng “thầy” Ngọc đã hùng hồn kết luận AirVisual là “lừa đảo”, rồi chê “người Việt ngu dốt” để hô hào report phần mềm này cho “chết cụ chúng nó đi”.
Và cũng trong phát ngôn của cả ông “thầy” Ngọc lẫn cậu học trò Trung, các đại từ “chúng”, “chúng nó”, “mấy thằng” đầy hàm ý khinh miệt được sử dụng một cách thản nhiên! Nó làm tôi chợt rùng mình khi liên tưởng lại ngày xưa ở miền Bắc, thế hệ chúng tôi cũng từng rất hồn nhiên gọi “tên ác ôn Ngô Đình Diệm”, “bọn nguỵ quân nguỵ quyền”, “thằng Ni-xơn”… và sung sướng trầm trồ với tài năng của thần đồng Trần Đăng Khoa khi đọc câu thơ “Ngu xuẩn nhất nhì – Là tổng thống Mỹ”!
Lẽ nào nay tới thế kỷ 21 rồi, tính nhân bản vẫn vắng bóng trong nền giáo dục của chúng ta? Và con em chúng ta vẫn phải làm quen với những ngôn từ hằn học đầy miệt thị như thế khi nói về đồng bào và đồng loại của mình?
Chừng nào giáo dục VN còn chưa xác định được việc cần thiết phải dạy cho HS biết và tiếp nhận những giá trị của sự Tôn trọng; Tinh thần trách nhiệm; sự Chính trực v.v… những tính cách cơ bản có thể gặp ở bất cứ nền giáo dục tiến bộ nào, thì chừng đó vẫn tiếp tục còn những em học sinh như cậu bé T và những ông “thầy” như VKN.
Mà thật ra, ngay xung quanh tôi giờ đây, những người thoải mái gọi đồng bào mình là “phản động”, hoặc nói đồng bào mình “ngu dốt” cũng còn nhiều nhan nhản chớ có ít đâu! Suy cho cùng, không có gì ngạc nhiên bởi chúng ta đều từ một nền giáo dục mà ra, hoặc ít nhất cũng bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục đó.
Tôi lạnh người khi đọc thấy trong một bài chia sẻ của TS Nghiêm Thuý Hằng mới đăng trên trang “Quan tâm tới giáo dục” chiều nay, chị có trích dẫn lời nhận xét của một người châu Âu sau khi tìm hiểu về giáo dục VN như sau: “Đấy là một nền giáo dục độc ác”.
Rất đau, nhưng không thể nói gì thêm vì phải thừa nhận rằng nó quá đúng! Thế nên, tôi thấy thương em Trung là vậy.
______
Ảnh chụp phát biểu của em Trần Thế Trung và thầy Vũ Khắc Ngọc:
Tôi đồng ý hầu hết với tác giả. Tuy nhiên, lại thấy khó đổ lỗi cho các thầy cô giáo trong tình hình hiện nay. Hãy tưởng tưởng một thầy giáo dám dạy học trò chấp nhận sự khác biệt về chính kiến — chẳng hạn bất đồng với sử quan đương thời rằng Quang Trung là một vị vua tốt và xem Tây Sơn là một triều đại do giặc cướp nổi lên. Dám ông thầy này sẽ bị công an đưa đi “làm việc”. Dưới chế độ độc đảng toàn trị hiện nay, thầy cô giáo cũng không được phép thực thi thiên chức.
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2019 mà phát biểu như vậy thì đất nước này còn biết trông cậy vào ai đây ?
Cậu học trò Trung và anh thày giáo Ngọc là kết quả và cũng là thành tựu của nền giáo dục “trồng người” mà Hồ Chí Minh học được của Tầu qua câu “bách niên chi kế mạc như thụ nhân”.
Ngọc và Trung được trồng trên đất Việt….. cộng và bón phân của Trung cộng, nhìn thì xum xuê nhưng thực chất thì chỉ là một loại cây trồng trong sân nhà để làm cảnh cho chế độ; Nếu đem những loại cây này ra khỏi đất Việt …cộng thì hoặc là nó sẽ biến chất, hoặc là sẽ èo uột, chả ai thèm ngó ngàng.
Chưa đỗ ông nghè mà đã giở thói “kiêu ngạo cộng sản”.
Rõ chán !
Không khỏi ngăn một tiếng thở dài…Thầy nào, Trò nấy!
Tôi chỉ có vài lời với các em tuổi ăn chưa no lo chưa tới ở Việt Nam, thế này:
-Hãy biết học cách nghi ngờ, người ta nhét vào đầu mỉnh cái gi? Cuối cùng thì cái ấy có lợi cho ai?
Nếu đã nghiệm hết sức, mà thấy con đường CNXH là đúng đắn cho dân tộc- Hãy nhìn sang nước Venezuella…
– Không ai có thể bắt các em PHẢI yêu cái gì, hoặc ghét cái gì. Yêu Tổ Quốc yêu Đồng Bào là cái yêu rất hoan nghênh. Nhưng đừng Yêu theo kiểu Đảng Chó: Tổ Quốc thì đem bán và Đồng Bào cũng bán làm con tin và làm nô lệ.
Phải tư hỏi nếu Đảng chó nó TỐT và nó có TÀI làm nước mạnh dân giàu, thì tại sao người Việt hôm nay âm thầm bỏ nước ra đi và dân Oan chỉ tăng chứ không giảm?
– Khi bọn “Phản Động” đòi dẹp mẹ chính quyền của các em. Hãy suy nghĩ một chút…Họ toàn là những người có kinh nghiệm sống đau thương, những người “tù lương tâm” vô tội, những người có bề dày kinh nghiệm cái gì là tốt cái gì là xấu, cái gì là Thật và cái gì là Giả, và thật sự là những người yêu thương đến tương lai dòng giống Việt cả đấy! Hãy tìm tòi và đào bới những lý do khiến họ “phản động”. Vậy nhé!
– Và nhìn sang các bạn trẻ cùng trang lứa ở Hong Kong đang “phản động” như những con Sư Tử Dũng Mãnh.
Đời sống họ đang tốt hơn đời sống các em rất nhiều lần. Từ việc làm, từ thăng tiến, từ cơ hội dồng đều, từ môi trường sạch đẹp, từ ngay cả đồng lương hằng năm mà các em đang mơ ước đến 50 năm nữa…cũng chưa bằng họ- Tại sao họ và các phụ huynh không chịu ngoan ngoãn đưa tay cho Cộng Sản Trói??
…Tôi nói cho Trò bởi các em ngây thơ, bị MỊ mà không biết mình “bị Mị”. Còn những “thằng Thầy” nó đã đứt giây thần kinh XẤU HỔ và giây thần kinh TRÁCH NHIỆM rồi! Khỏi bàn!
Đọc câu phát biểu của cậu bé Trung trong đó khoe em là “…người có bản lĩnh
chính trị tư tưởng khá là vững vàng…” thì đúng là lời tâng bốc của ai đó đã có
tác dụng làm cho em tưởng thế là THẬT rồi nói theo,chứ cậu bé nhiều phần chắc
không hiểu hết dụng ý mấy chữ “bản lĩnh chính trị tư tưởng” là gì cả !
Ở đây,”bản lĩnh chính trị tư tưởng” chỉ là những gì em được nhồi sọ và tẩy não
để làm con rô bô,người máy làm theo chỉ thị của cấp trên,của bọn có quyền có
chức,bao gồm cả bọn gian manh bịp bợm đang tàn phá đất nước !
Yên tâm, sau này các e đều là TRÍ THỨC XHCN
Nếu hiểu cách mà người phương tây làm giáo dục, rồi đem so sánh với cách mà ngành giáo dục Vn đã và đang làm ,thì người ta sẽ thấy cái nhận xét trên là hoàn toàn có lý .Nó không những độc ác mà còn tàn độc bởi hàng triệu học sinh, trải dài qua rất nhiều thế hệ, đã phải trả rất nhiều tiền bạc, sức lực, thời gian …để học một chương trình giáo dục của những người am hiểu rất ít nhưng tham lam…mà cuối cùng kết quả ra sao ai cũng nhìn thấy. Và hiện tại cái ác độc đó vẫn chưa dừng lại, mà nó còn tiếp tục phát triển dưới cái tên rất mĩ miều :cải cách toàn diện….
“Tôi lạnh người khi đọc thấy trong một bài chia sẻ của TS Nghiêm Thuý Hằng mới đăng trên trang “Quan tâm tới giáo dục” chiều nay, chị có trích dẫn lời nhận xét của một người châu Âu sau khi tìm hiểu về giáo dục VN như sau: “Đấy là một nền giáo dục độc ác”
Gần đây (lại) có 1 cuộc hội thảo về nhà giáo Phạm Toàn, gs Mạc Văn Trang đã tường thuật & mong muốn Việt Nam tiếp nối “di sản”, aka những “đóng góp” cho nền giáo dục nước nhà xã hội chủ nghĩa (nói cho rõ) của nhà giáo Phạm Toàn . Nhà giáo Phạm Toàn cũng chính là người mà Phạm Đoan Trang, bằng những lời “thơ” của mình, đã tả “với tính mẫn cảm của 1 nhà văn”.
Những “đóng góp”, aka “di sản” cần tiếp nối của nhà giáo Phạm Toàn: Sau khi nhận thấy được chiến thắng tất yếu của “cuộc chiến tranh vệ quốc lần II”, Đảng Cộng Sản đã lập ra 1 ê kíp dưới sự chỉ đạo của, guess who, nhà giáo Phạm Toàn yêu kính của nhiều người, và nhất là “nhà thơ” Phạm Đoan Trang . Mục đích là để đáp ứng “hòa giải” về giáo dục sau khi miền Nam được/bị (tùy cách nhìn) giải phóng . Well, theo cách đánh giá của nhiều người, everything he touched is pure communist gold. Hay nói cách khác, nhà giáo Phạm Toàn đã hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao 1 cách xuất sắc .
“Thành tựu” thứ 2 của nhà giáo đáng kính Phạm Toàn là chính ông đã xây dựng bộ sách giáo khoa cho “công nghệ giáo dục” của gs Hồ Ngọc Đại . BTW, gs Hồ Ngọc Đại, theo Hoàng Hưng, là con rể Lê Duẩn chống Tàu & lắc Trần Đức Thảo, which means unfookintouchable. Công nghệ giáo dục của gs Hồ Ngọc Đại có nguồn gốc cảm hứng từ quan niệm về giáo dục của Marx (*). If that is the case, tớ có thể nói, its Đamn close to what Marx had in mind. Và chính nhờ những đóng góp to lớn vào nền giáo dục của nước nhà, cả 2; nhà giáo Phạm Toàn & gs Hồ Ngọc Đại đã được nhận giải thưởng Phan Châu Trinh cao quý về giáo dục .
Yep, tớ đồng ý với kết luận của cuộc hội thảo về nhà giáo Phạm Toàn; “nền giáo dục tội ác” là 1 di sản cần được kế thừa & phát triển .
(*) Về giáo dục, Marx quan niệm loại bỏ yếu tố bố mẹ & gia đình ra khỏi sự chăm sóc & giáo dục cho trẻ em . Với “công nghệ giáo dục”, chính thầy cô giáo còn không hiểu hệ thống những “ký hiệu” âm thanh là sản phẩm của những bộ óc siêu việt như nhà giáo Phạm Toàn & gs Hồ Ngọc Đại, good luck cho bố mẹ & gia đình! So yeah, i say “công nghệ giáo dục” là 1 bước “đại nhảy vọt” về hướng chủ nghĩa Mác trong giáo dục . Chính vì hiểu “công nghệ giáo dục” ảnh hưởng Marx nên ngay cả nhà báo Ngô Nhân (vô) Dụng ở hải ngoại cũng lên tiếng bênh vực cho nó . Chủ nghĩa Mác is here to stay trong tư di người Việt, bất cứ ở đâu .