Tác giả: Jonathan Gruber & Simon Johson (*)
Dịch giả: Mai V. Phạm
12-9-2019
Chiến tranh thương mại của Trump đã bỏ qua mối đe dọa thực sự đến từ Bắc Kinh
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc không có gì là bí mật. Trong ngắn hạn, Bắc Kinh sẽ phát triển nền kinh tế bằng cách sản xuất và xuất khẩu hàng hóa giá rẻ, đẩy mạnh tính cạnh tranh toàn cầu. Về lâu dài, Trung Quốc sẽ xây dựng vốn, cơ sở hạ tầng, và chuyên môn cần thiết để trở thành một cường quốc sáng tạo.
Trung Quốc không phải là nước đầu tiên áp dụng chiến lược này. Các biện pháp tương tự nhằm thúc đẩy sự phát triển được thực hiện bởi Đức, Pháp và Nhật Bản trong 70 năm qua. Và thậm chí sau đó, 3 nước này đã có căng thẳng thương mại đáng kể với Mỹ. Washington đã từng cáo buộc 3 nước này có chính sách thương mại và tiền tệ không công bằng, cụ thể Đức và Pháp vào thập niên 1970 và Nhật Bản vào thập niên 1980.
Chính quyền Mỹ gần đây cũng đã cáo buộc Trung Quốc giống như vậy. Nhưng lần này, sự căng thẳng có nhiều mối lo ngại hơn. Trung Quốc đông dân hơn Đức, Pháp hay Nhật Bản và nền kinh tế của Trung Quốc có thể dễ dàng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng có các dự án ảnh hưởng vượt ngoài biên giới, chia sẻ công nghệ với các nước nhỏ và nỗ lực tạo ra các mối quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ, mà một lúc nào đó có thể giao thương dựa trên đồng Nhân dân tệ thay vì đồng đô la Mỹ.
Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Barack Obama đã cố gắng gây áp lực để Trung Quốc thay đổi hành vi thông qua các liên minh và hợp tác quốc tế, đáng chú ý nhất là thông qua khối thương mại xuyên Thái Bình Dương. Gần đây, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách tiếp cận đối đầu và áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Trump gán cho Trung Quốc là “thao túng tiền tệ”, tìm cách chấm dứt hành vi ăn cắp tài sản trí tuệ, và thu hẹp thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bằng cách tiến hành một cuộc chiến thương mại.
Nhưng tầm nhìn của Trump lại dựa trên các mối đe dọa lỗi thời. Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đã gần như thành công. Kết quả, Bắc Kinh đã không hạ giá đồng Nhân dân tệ trong hơn một thập kỷ và bắt đầu cải thiện việc bảo vệ sở hữu trí tuệ như một cách để khuyến khích đổi mới trong nước. Thâm hụt thương mại song phương, trong khi không đối xứng, là một lý do tồi dở để khởi động một cuộc chiến thương mại. Không cần phải cân bằng thương mại với bất kỳ đối tác thương mại nào, nhưng chỉ cần bảo đảm cán cân thương mại không quá khập khiễng.
Mối đe dọa lớn nhất từ Trung Quốc là nghiêm trọng hơn và dễ giải quyết hơn so với những gì chính quyền Trump đã thực hiện. Thông qua đầu tư do chính phủ lãnh đạo tập trung vào Nghiên cứu và Phát triển (Research & Development – R & D), Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành lãnh đạo toàn cầu về đổi mới khoa học và công nghệ trong tương lai gần, loại Mỹ khỏi vị trí mà nó đã nắm giữ trong 70 năm qua. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ không chỉ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ, mà còn lấy đi rất nhiều công việc có giá trị từ nền kinh tế Mỹ. Thay vì căng thẳng với Trung Quốc về thương mại, Mỹ nên tăng cường đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển. Chỉ bằng cách thúc đẩy đổi mới trong nước, Mỹ mới có thể đối phó với Trung Quốc.
MỐI NGUY THỰC SỰ
Cách đây một thế hệ, ý kiến rằng một ngày nào đó Trung Quốc có thể dẫn đầu thế giới về đổi mới công nghệ nghe có vẻ nực cười. Cuộc Cách Mạng Văn Hóa (Culture Revolution) đã tàn phá giáo dục đại học ở Trung Quốc. Trong một thập niên bắt đầu vào năm 1966, chính quyền đã đóng cửa các trường học và đại học, đưa trí thức đến các trại lao động, và chấm dứt các nghiên cứu khoa học. Hệ thống giáo dục đã dần được khôi phục dưới thời Đặng Tiểu Bình, nhưng chỉ trong thập niên 1990 và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, đầu tư vào giáo dục đại học Trung Quốc đã tạo ra những tiến bộ đáng kể trong khoa học và kỹ thuật. Từ năm 1990 đến 2010, tuyển sinh Trung Quốc vào giáo dục đại học đã tăng gấp 8 lần và số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tăng từ 300.000 đến gần 3 triệu mỗi năm. Trong cùng khoảng thời gian này, tỉ lệ tổng tuyển sinh giáo dục đại học trên thế giới của Trung Quốc tăng từ 6% đến 17%. Năm 2017, có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Trung Quốc; trong khi đó, khoảng 3 triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Mỹ trong cùng năm 2017.
Chất lượng giáo dục khoa học ở Trung Quốc còn nhiều tranh cãi, nhưng con số thì không. Các trường đại học Trung Quốc vẫn yếu hơn so với các trường ở Mỹ, nhưng khoảng cách đang thu hẹp. Theo xếp hạng được đánh giá là có uy tín hàng đầu của Times Greater Education, Trung Quốc hiện đang có 6 trường đại học trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu toàn cầu.
Theo thời gian, nhiều nhà khoa học và nhiều kỹ sư hơn sẽ tạo nên nhiều sáng tạo đổi mới hơn, đặc biệt là khi được cung cấp đầy đủ vốn. Tổng chi tiêu trên toàn thế giới cho nghiên cứu và phát triển đã đạt khoảng 2 ngàn tỷ đô la trong năm 2015. Mỹ chỉ chiếm khoảng một phần tư chi tiêu đó, giảm 37% vào năm 2000. Chi tiêu của Trung Quốc chiếm 21% tổng chi tiêu Nghiên cứu & Phát triển của thế giới, tương đương 408,8 tỷ USD, tăng 33 tỷ USD trong năm 2000. Trong các lĩnh vực vượt trội như tổng hợp sinh học, năng lượng sạch, và trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một đối thủ quan trọng.
CÔNG NGHỆ LÀ SỨC MẠNH
Không có gì minh họa được sức mạnh của sự đổi mới công nghệ tốt hơn so với một trăm năm trước của lịch sử Mỹ. Vào năm 1938, trước thềm Thế chiến II, chính phủ liên bang và tiểu bang Mỹ đã cùng chi khoảng 0,075% GDP cho nghiên cứu khoa học, là một khoản rất nhỏ. Nhưng đến năm 1944, chính phủ liên bang và tiểu bang (chủ yếu là liên bang) đã chi gần 0,5% GDP cho khoa học – tăng gấp 7 lần, vốn được sử dụng để phát triển hệ thống radar, thuốc penicillin và bom nguyên tử.
Xu hướng đầu tư vào khoa học này của Mỹ tiếp tục vào thời bình (và thời Chiến tranh Lạnh), khi chính phủ Hoa Kỳ chuyển các nguồn lực công vào nghiên cứu khoa học ở quy mô hoàn toàn mới. Từ 1940 đến 1964, tài trợ của liên bang cho nghiên cứu và phát triển đã tăng gấp đôi. Thời kỳ đỉnh cao vào giữa thập niên 1960, chi tiêu này lên tới gần 2% GDP. Các thành quả từ sự đầu tư khổng lồ bao gồm các dược phẩm hiện đại, vi mạch điện tử, máy tính kỹ thuật số, máy bay phản lực, vệ tinh, GPS, Internet và nhiều thành quả khác. Những ý tưởng sáng tạo đến hiện từ chiến lược Nghiên cứu & Phát triển do chính phủ Mỹ tài trợ đã phát triển thành các công ty nổi tiếng như IBM, AT & T và Xerox.
Nhưng vào cuối thập niên 1960, chi tiêu của chính phủ cho Nghiên cứu & Phát triển đã bắt đầu một sự suy giảm chậm và đều. Đến đầu thập niên 1980, chi tiêu công cho Nghiên cứu & Phát triển đã giảm xuống 1,2% GDP và đến năm 2017, nó đã giảm xuống chỉ còn hơn 0,6% GDP. Hiện có 9 nước vượt qua Mỹ về tổng chi tiêu cho Nghiên cứu & Phát triển tính bằng GDP. Viễn cảnh phức tạp hơn một chút khi chi tiêu cho Nghiên cứu & Phát của khu vực tư được tính vào, nhưng Mỹ hiện đã tụt lại phía sau 7 quốc gia khác trong tổng chi tiêu công và tư nhân cho Nghiên cứu & Phát triển. Trung Quốc vẫn chi tiêu ít hơn Mỹ cho Nghiên cứu & Phát triển, nhưng nó đang đuổi kịp Mỹ một cách nhanh chóng.
Khu vực tư nhân ở Mỹ tiếp tục đổi mới, nhưng chủ yếu là trong các loại dự án phần mềm được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư mạo hiểm. Bên ngoài lĩnh vực khoa học, khu vực tư nhân không chi tiêu nhiều cho những dự án đột phá cơ bản, chẳng hạn như tìm kiếm nguồn năng lượng mới, bởi vì trong khi kiến thức mới là tuyệt vời cho kinh tế nhưng không mang lại cho các nhà đầu tư tài trợ nhiều lợi ích. Do đó, các doanh nghiệp đã lánh xa công tác nghiên cứu mà không có ứng dụng thương mại ngay lập tức, làm giảm 60% các ấn phẩm khoa học của các nhà khoa học doanh nghiệp từ năm 1980 đến đầu thập niên 2000.
Chẳng hạn, trong các lĩnh vực đầy hứa hẹn về sinh học tổng hợp và năng lượng hydro, khu vực tư nhân đã không tập trung vào các loại đầu tư dài hạn, vốn đã tạo ra những đột phá trước đó. Mỹ tiên phong trong cả hai lĩnh vực quan trọng này, nhưng cả hai dường như có nhiều khả năng phát triển ở Trung Quốc và ở các quốc gia khác. Đến năm 2025, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ trở thành nhà lãnh đạo thế giới về Nghiên cứu & Phát triển trong lĩnh vực dược phẩm, theo một phân tích gần đây về nghiên cứu y học được công bố bởi Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ.
CHIẾN LƯỢC TỐT HƠN
Để tránh bị Trung Quốc vượt mặt, Mỹ nên tăng cường hỗ trợ của chính phủ cho nghiên cứu khoa học cũng như tìm cách chuyển đối nghiên cứu khoa học thành các sản phẩm và dịch vụ có thể đưa ra thị trường. Chi tiêu Nghiên cứu & Phát triển của chính phủ có tỷ lệ lợi nhuận xã hội cao đáng kể, nghĩa là lợi ích được phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội. Dựa trên các nghiên cứu gần đây về sự hỗ trợ của chính phủ cho nghiên cứu chuyên về dân sự và quân sự ở Mỹ, châu Âu và New Zealand, chúng tôi ước tính rằng, cam kết của chính phủ liên bang 100 tỷ đô la mỗi năm cho Nghiên cứu & Phát triển sẽ giúp tạo ra khoảng 4 triệu việc làm mới. Việc sử dụng tài trợ hữu hiệu nhất sẽ là nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất nhằm hỗ trợ các dự án khoa học, bao gồm các phòng thí nghiệm mới, các chương trình sau đại học mở rộng và các cơ sở ươm mầm phát triển các công nghệ cần nhiều vốn, mà có thể mất nhiều thời gian để hoàn thiện.
Bất cứ nơi nào có thể, chính phủ Mỹ nên tìm kiếm những cách hiệu quả để truyền bá khoản đầu tư Nghiên cứu & Phát triển trên khắp cả nước. Sự đổi mới sáng tạo từng bước diễn ra ở một vài trung tâm công nghệ nổi tiếng, nơi những tài năng tập trung ở thành phố như Seattle, khu vực Vịnh San Francisco, Los Angeles, Boston, thành phố New York và Washington, DC. Nhưng với việc phân vùng giới hạn và giá nhà đất cao, các trung tâm này đã trở nên đắt đỏ và đông đúc. Đầu tư vào những nơi có giá đất rẻ và người dân có tiềm năng lao động hiệu quả sẽ giúp khắc phục sự chênh lệch về cơ hội và việc làm, trong khi tạo lợi thế trước các đối thủ quốc tế bằng cách thu hút thêm người Mỹ vào dự án khoa học.
Trong cuốn sách “Jump-Starting America”, chúng tôi xác định 102 cộng đồng đô thị có khả năng trở thành trung tâm công nghệ của thế hệ tiếp theo. Trải rộng trên 36 tiểu bang ở tất cả các vùng của đất nước, những thành phố và thị trấn này có dân số đông, công nhân có trình độ học vấn cao, và chi phí sinh hoạt thấp. Ví dụ như thành phố Rochester, New York; Baton Rouge, Louisiana; và Topeka, Kansas. Để biến các thành phố này trở thành trung tâm công nghệ, chính phủ liên bang cần khuyến khích sự hợp tác giữa các trường đại học, doanh nghiệp tư nhân, và chính quyền địa phương với mục đích làm cho giáo dục đại học được tiếp cận dễ dàng hơn, mở rộng huấn luyện thực dụng và kỹ thuật, và tạo ra các liên kết từ các tổ chức giáo dục địa phương đến những nhà tuyển dụng. Cùng với nhau, các liên minh công-tư này có thể giúp duy trì chi phí nhà ở hợp lý hơn bằng cách sửa đổi luật phân vùng để đẩy mạnh công trình xây dựng.
Cách tốt nhất để chống lại Trung Quốc là sáng tạo hơn nó và biến những phát minh thành sản phẩm và dịch vụ mà mọi người khắp thế giới muốn mua. Nước Mỹ đã từng rất giỏi về việc này. Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ nhắc nhở Mỹ rằng, họ có thể và nên đổi mới sự cam kết đối với tiến bộ khoa học và công nghệ.
(*) Tác giả:
Jonathan Gruber là Giáo sư chuyên ngành Kinh tế tại đại học danh tiếng MIT – Massachusetts Institute of Technology.
Simon Johnson là Giáo sư chuyên ngành Kinh tế Toàn cầu và Quản lý ở trường MIT, đồng thời là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế và là cố vấn kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ tháng 3/2007 đến 8/2008.
Tac gia bai viet nay de nghi su sang tao hon cho chinh quyen Trump trong cach ngan chan Trung Quoc…khong biet…dieu nay dang Dan Chu co hai long khong..vi khi su ngan chan TQ thanh cong…co the rat nhieu thanh vien trong dang Dan Chu va cac tap doan truyen thong se mat phan an do tien tai tro tu TQ…do la ly do gan 3 nam nay dang Dan Chu bay binh bo tran quyet tieu diet Trump…
Hien gio…ben truyen thong canh ta da ra mat cong khai ung ho chu nghia Trung Quoc roi…bang chung la ngay dai ban doanh cua to bao New York Time cong khai treo hinh co chu tich Mao…nhan vat khet tieng cua dang cong san Trung Quoc…
Trong cạnh tranh về công nghệ, Trung Quốc cũng có chính sách đểu giả hơn Đức, Pháp, Nhật. Đó là đánh cắp tài sản trí tuệ, bao gồm từ trộm, gián điệp cho tới luật lệ cưỡng chế chuyển giao công nghệ. Các tác giả cũng không nhắc tới điều này.
Trích: “Chính quyền Mỹ gần đây cũng đã cáo buộc Trung Quốc giống như vậy. Nhưng lần này, sự căng thẳng có nhiều mối lo ngại hơn. Trung Quốc đông dân hơn Đức, Pháp hay Nhật Bản và nền kinh tế của Trung Quốc có thể dễ dàng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng có các dự án ảnh hưởng vượt ngoài biên giới, chia sẻ công nghệ với các nước nhỏ và nỗ lực tạo ra các mối quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ, mà một lúc nào đó có thể giao thương dựa trên đồng Nhân dân tệ thay vì đồng đô la Mỹ.”
Các tác giả không để ý đến một vài sự khác biệt quan trọng giữa Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh trước kia của Mỹ. Trong khi Đức, Pháp và Nhật Bản là những nền dân chủ, thì Trung Quốc là một chế độ độc tài toàn trị trong đó nhà cầm quyền không ngừng kích thích tinh thần bài Mỹ, còn các tướng lĩnh quân đội Trung Quốc trước giờ vẫn công khai kêu gọi hủy diệt các lực lượng Mỹ. Trong khi Đức, Pháp và Nhật Bản vào những năm 70-80 không đe dọa lãnh thổ các quốc gia láng giềng, Trung Quốc không ngừng bành trướng trên Biển Đông, quân sự hóa các đảo nhân tạo và hiển nhiên đe dọa cũng như đã xâm phạm chủ quyền của tất cả các nước trong vùng. Đức, Pháp và Nhật Bản vẫn giao thương với Mỹ trên tinh thần tôn trọng trật tự toàn cầu theo Hòa ước Westphalia, còn Trung Quốc muốn thiết lập trật tự mới theo kiểu của họ, mà kế hoạch Vành Đai và Con Đường là một biểu hiện của tham vọng đó.
Sinh viên Mỹ đang vay nợ hơn $1,600 tỷ để đi học
https://www.nguoi-viet.com/nguoi-viet-tre/sinh-vien-my-dang-vay-no-hon-1600-ty-de-di-hoc/
Sinh viên Mỹ đang vay nợ hơn $1,600 tỷ để đi học !!!
Để SÁNG TẠO công nghiệp HOA KỲ
Để TÁI TẠO nền kinh tế tri thức MỸ
Và để NGƯỜI BẠN tử tế TRUNG C..UỐC mỗi năm đánh cắp bằng sáng chế sao chép cả F-35 trong nháy mắt mỗi năm 600 tỷ đô na !!!!!
AI ngu AU dại AI khôn ????
Và lỗi ở AI : Bill CLINTON, Obama hay TRUMP ????
2/3 sinh viên California không đủ tiền học và không đủ chi phí sống
September 15, 2019
https://www.nguoi-viet.com/nguoi-viet-tre/2-3-sinh-vien-california-khong-du-tien-hoc-va-khong-du-chi-phi-song/
Trước hết, tôi xem xét một bài viết là dựa trên lập luận và dẫn chứng thực tế, chứ không phải chức vị trong xã hội của tác giả.
Bài báo này, theo nhận địng riêng của tôi, chỉ là một sự cảnh tỉnh chánh phủ Mỹ về các thắng lợi (if any) trong cuộc thương chiến. Nhân tiện, tác giả đề ra các biện pháp để ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung cộng mà tác giả cho là tốt hơn so với hiện tại.
Tôi không bình phẩm gì vì đây là người Mỹ nói chuyện với người Mỹ. Họ thừa thông minh để nhận định tốt xấu, không cần tôi phải xía vào.
In case somebody doesn’t understand my reaction to some posts, you can figure out :
Nếu bài viết bằng tiếng Anh (English) thì tôi mặc nhiên đó là viết cho người Mỹ xem. Nên tôi không dính vào.
Nếu ai đó dịch ra tiếng Việt, có nghĩa là muốn cho người Việt dính vào thì tôi sẽ bình phẩm. Hoặc bài viết bằng tiếng Việt cũng mang ý nghĩa tương tự.
……….
Có vấn đề khi con gà móng đỏ Mai V. Phạm dịch bài này ra Việt ngữ, tôi không biết:
1. Tác giả có nhờ Mai V. Phạm dịch ra Việt ngữ hay không ?
2. Mai V. Phạm có xin phép tác giả để dịch ra Việt ngữ hay không ?
3. Hai câu hỏi trên để dồn cho ý thứ ba này:
Khi dịch một bài viết, điều tối kỵ là dùng các tiểu xảo để bẻ lệch ý của bài viết. Trong bài dịch của con gà móng đỏ Mai V. Phạm, tôi thấy có một số đoạn được bôi đen. Tôi xin hỏi báo Tiếng Dân là các bạn có kiểm tra lại với bản gốc có bôi đen (bôi đậm) tương ứng hay không ?
Nếu không có thì tại sao báo Tiếng Dân lại cho đăng một bài dịch không trung thực với bản gốc.
Còn con gà móng đỏ Mai V. Phạm. Đây là một loại hành xử như con đĩ con điếm đứng đường, không có tý văn hóa nào của người có học thức.
Tôi thì cũng chưa xem bản gốc. Nhưng cứ chửi trước cái đã, con gà móng đỏ này đáng bị như thế