Ảnh hưởng của Trump về chính sách đối ngoại của Mỹ

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

4-9-2019

Tác động lâu dài của Donald Trump đối với chính sách đối ngoại của Mỹ là bất trắc. Nhưng cuộc tranh luận về vấn đề này đã làm sống lại một câu hỏi đã có từ lâu: Phải chăng các kết quả quan trọng trong lịch sử là sản phẩm của con người hay chủ yếu là do các yếu tố về cấu trúc áp đảo, nó tạo ra do các động lực kinh tế và chính trị nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta?

Nhiều nhà quan sát chỉ trích hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp G7 gần đây ở Biarritz là bất cẩn và gây rối. Những người khác lập luận rằng, báo chí và các học giả chú ý quá nhiều đến những trò hề cá nhân, tweet và các trò chơi chính trị của Trump. Họ lập luận là về lâu dài các nhà sử học sẽ cứu xét các chuyện này chỉ là lỗi nhẹ. Câu hỏi quan trọng hơn là liệu nhiệm kỳ tổng thống của Trump có chứng tỏ là một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ hay là một lỗi nhỏ trong lịch sử.

Cuộc tranh luận hiện nay về Trump làm dấy lên một câu hỏi đã có từ lâu: Phải chăng những kết quả quan trọng trong lịch sử là sản phẩm do con người lựa chọn hay chủ yếu là các yếu tố cấu trúc áp đảo, nó tạo ra do các động lực kinh tế và chính trị nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta?

Một số nhà phân tích thích ví dòng chảy của lịch sử với một dòng sông ào ạt, tiến trình của nó được định hình bởi các yếu tố như khí hậu, lượng mưa, địa chất và địa hình, không phải bởi bất cứ thứ gì mà dòng sông mang theo. Nhưng ngay cả khi điều này đúng là như vậy, các nhân tố không chỉ đơn giản là những con kiến bám vào một khúc gỗ bị cuốn theo dòng nước chảy. Họ giống như những người chèo thuyền trên mặt nước cố gắng lèo lái và chống đỡ những ghềnh đá, đôi khi bị lật và đôi khi thành công trong việc lái đến một điểm mong muốn.

Hiểu được các lựa chọn và thất bại của nhà lãnh đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ qua có thể trang bị tốt hơn cho chúng ta để đối phó với những vấn đề mà chúng ta gặp phải ngày nay trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Các nhà lãnh đạo ở mọi thời đại nghĩ rằng, họ đang đối phó với các động lực độc nhất của sự thay đổi, nhưng bản chất con người vẫn là vấn đề tồn đọng. Các lựa chọn có thể là vấn đề, thiếu sót trong các hành vi có thể gây hậu quả giống như trong hành vi ủy thác. Thất bại của các nhà lãnh đạo Mỹ khi hành động trong thập niên1930 đã góp phần vào việc tạo ra địa ngục trần gian; cũng tương tự như vậy, khi các tổng thống Mỹ đã từ chối sử dụng vũ khí hạt nhân lúc Hoa Kỳ đang nắm độc quyền loại vũ khí này.

Phải chăng các quyết định quan trọng như vậy được định đoạt bởi tình thế hoặc con người? Nhìn lại một thế kỷ, Woodrow Wilson đã phá vỡ truyền thống và gởi quân đội Hoa Kỳ đến chiến đấu ở châu Âu, nhưng dù sao, điều đó có thể xảy ra trong thời một nhà lãnh đạo khác (thí dụ như Theodore Roosevelt). Nhưng Wilson tạo ra một sự dị biệt quan trọng, đó là biện minh trong giọng điệu đạo đức và trong một cách phản tác dụng, với thái độ một còn một mất, ông bướng bỉnh cự tuyệt đến việc liên quan của Hội Quốc Liên. Một số người đổ lỗi cho chủ thuyết đạo đức của Wilson qua tính cách nghiêm trọng của việc Mỹ hồi phục chủ nghĩa cô lập vào thập niên 1930.

Mãi cho đến trận Trân Châu Cảng, Franklin D. Roosevelt đã không thể đưa Hoa Kỳ nhập cuộc vào Đệ nhị Thế chiến, và điều đó có thể xảy ra ngay cả cho một người theo chủ trương cô lập bảo thủ. Tuy nhiên, do Hitle gây ra mối đe dọa, Roosevelt đóng trong khuôn khổ này và chuẩn bị để đối mặt với mối đe dọa, cả hai là rất quan trọng cho sự tham chiến của Mỹ ở châu Âu.

Sau Đệ nhị Thế chiến, cấu trúc lưỡng cực của hai siêu cường đặt ra khuôn khổ cho Chiến tranh Lạnh. Nhưng phong cách và khuôn khổ thời gian trong phản ứng của Mỹ có thể khác nhau, thay vì là Harry Truman, Henry Wallace (người mà Franklin D. Roosevelt đã từ bỏ trong chức vụ là phó tổng thống trong năm 1944), trở thành tổng thống. Sau cuộc bầu cử năm 1952, một nhiệm kỳ tổng thống dưới thời Robert Taft, người theo chủ nghĩa cô lập, hoặc Douglas MacArthur, người có khuynh hướng chính trị gây hấn, quyết đoán, có thể phá vỡ sự củng cố tương đối suôn sẻ trong chiến lược ngăn chặn của Truman, mà sau này Dwight D. Eisenhower, người kế nhiệm, chủ xướng.

John F. Kennedy đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân trong cuộc khủng hoảng tên lửa với Cuba, và sau đó ký thỏa ước đầu tiên về kiểm soát vũ khí hạt nhân. Nhưng Kennedy và Lyndon B. Johnson đã sa lầy trong một đất nước với những thất bại tốn kém và không cần thiết của Chiến tranh Việt Nam. Vào cuối thế kỷ, các động lực về cấu trúc đã gây xói mòn cho Liên Xô, và Mikhail Gorbachev đã đẩy nhanh thời gian làm cho Liên Xô sụp đổ. Nhưng kỹ năng xây dựng quốc phòng và đàm phán của Ronald Reagan và kỹ năng xử lý khủng hoảng của George H.W. Bush đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại sự kết thúc an lành của Chiến tranh Lạnh.

Nói một cách khác, các nhà lãnh đạo và kỹ năng của họ là vấn đề. Theo một ý nghĩa nào đó, đây là tin xấu, bởi vì điều đó có nghĩa là hành vi của Trump khó có thể tách biệt ra một các dễ dàng. Quan trọng hơn các tweet của ông ta là sự suy yếu về các thể chế, liên minh và sức thu hút của sức mạnh mềm của Mỹ, mà các cuộc thăm dò cho thấy là đã suy giảm dưới thời Trump. Ông là tổng thống đầu tiên sau 70 năm từ bỏ trật tự quốc tế tự do mà Mỹ tạo ra sau Đệ nhị Thế chiến. Tướng James Mattis, người đã từ chức sau khi làm Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Trump, gần đây đã trách cứ về việc tổng thống xem nhẹ các liên minh.

Các tổng thống cần sử dụng cả sức mạnh cứng và mềm, kết hợp chúng theo những cách bổ sung hơn là tương phản. Kỹ năng đạo đức giả hiệu kiểu như Machiavelli và tổ chức là chủ yếu, nhưng thông minh về cảm xúc tạo ra các kỹ năng tự nhận thức, tự kiểm soát và trí thông minh về tình huống, tất cả cho phép các nhà lãnh đạo hiểu được diễn biến của tình hình, tận dụng xu hướng và áp dụng các kỹ năng khác của họ một cách phù hợp. Trí thông minh về cảm xúc và bối cảnh không phải là ưu thế mạnh mẽ của Trump.

Gautam Mukunda, lý thuyết gia về lãnh đạo, đã chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo được gạn lọc cẩn thận thông qua các quá trình chính trị được thiết lập là xu hướng có thể dự đoán. George H.W. Bush là một ví dụ tốt điển hình. Những người khác không được sàng lọc, và cách họ thực hiện quyền lực rất khác nhau. Abraham Lincoln là một ứng cử viên tương đối chưa được chọn lọc và là một trong những tổng thống tài năng nhất của Mỹ. Trump không bao giờ phục vụ trong chính quyền trước khi giành nhiệm kỳ tổng thống và tham gia chính trị từ kinh nghiệm do truyền hình thực tế và bất động sản ở New York, ông đã chứng tỏ là có kỹ năng phi thường trong việc chế ngự các phương tiện truyền thông hiện đại, thách thức các hiểu biết theo thông lệ và đổi mới mang tính đột phá. Trong khi có một số người tin rằng điều này có thể tạo ra kết quả tích cực, ví dụ với Trung Quốc, những người khác vẫn còn hoài nghi.

Vai trò của Trump trong lịch sử có thể phụ thuộc vào việc liệu ông có được tái đắc cử hay không. Các định chế, niềm tin và sức mạnh mềm dường như càng bị xói mòn nếu Trump tại chức trong tám năm chứ không phải là bốn năm. Nhưng trong cả hai trường hợp, người kế nhiệm của Trump sẽ đối đầu với một thế giới đã thay đổi, một phần vì những hậu quả trong chính sách của Trump, nhưng cũng vì các sự thay đổi quan trọng trong cấu trúc quyền lực trong chính trị thế giới, cả từ Tây sang Đông (sự trỗi dậy của châu Á) và từ các tác nhân do chính phủ đến phi chính phủ (được ủy thác quyền lực bởi tin tức tình báo trên không gian mạng và do nhân tạo). Như Karl Marx đã quan sát, chúng ta làm nên lịch sử, nhưng không phải trong những điều kiện do chính chúng ta lựa chọn. Chính sách đối ngoại của Mỹ sau thời kỳ của Trump vẫn là một vấn đề rộng mở.

***

Joseph S. Nye, Jr.: là Giáo sư Đại học Harvard và là tác giả của cuốn Is the American Century Over? Sách sẽ xuất bản là Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Anh John BOLTON ra đi Chớm Thu : Bắc Kinh – Mùa Thu dài buồn đang trở lại .. ..
    ********************************************************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=Ds_NYSxLBvA
    Introducing Cartoon John Bolton | Our Cartoon President | HOWTIME

    Anh John BOLTON ra đi Chớm Thu :
    Bắc Kinh – Mùa Thu dài buồn đang trở lại .. ..
    Chắc Mùa Đông tới băng tuyết phủ Bắc Kinh thật dài
    100.000.000 con lợn Tàu
    Lăn đùng chết vì dịch heo Phi châu
    Như thằng cựu Tông tông độc tài già
    Chết yểu vì bệnh viện hiện đại Singapore – Tân Gia Ba
    Trong khi dân Zimbaway thiếu từng giọt nước
    Hàng triệu trẻ con thiếu thuốc – thiếu bát canh hàng triệu Cụ bà

    https://www.mintpressnews.com/wp-content/uploads/2019/09/Trump-fires-John-Bolton-Venezuela-Cartoon.jpg

    Anh John BOLTON ra đi Chớm Thu :
    Bắc Kinh – Mùa Thu dài buồn đang trở lại .. ..
    Chắc Mùa Đông tới băng tuyết phủ Bắc Kinh thật dài
    Nghe hàng triệu Người Hồng Kông trên bến Hương Cảng
    Qua Quảng trường Thiên An Môn còn âm vọng lai rai
    Sương rơi che Phố Trùng Khánh + Thượng Hải
    Sàn Thị trường chứng khoán hàng số Đỏ rớt đài
    50 gam thịt heo lậu chắc còn đòi mua lắm chú Thoòng cô Xẩm ?
    Từ khi cuộc Thương chiến Mỹ-Trung lên ngai
    Nghe rơi bao hãng công ty Tàu Chệt
    Ngập giòng nước Sông Dương Tử chảy dài
    Mưa rơi Bắc Kinh trên phím đàn Tỳ Bà oán hận
    Tử Cấm Thành buồn Hồng đế Tập Cận Bình ngáp ngắn ngáp dài
    Bành Lệ Viện giọng mèo thanh nhạc ngấn lệ Liêu Trai
    Chừng nào cho hàng tỉ Dân Tàu lãng quên quên lãng
    Cuộc Thương chiến Mỹ-Trung thảm khốc còn kéo dài

    Hôm Anh John BOLTON ra đi Chớm Thu :
    Bắc Kinh – Mùa Thu dài buồn đang trở lại .. ..
    Chắc Mùa Đông tới băng tuyết phủ Bắc Kinh thật dài
    Nghe hàng triệu Người Hồng Kông trên bến Hương Cảng
    Qua Quảng trường Thiên An Môn còn âm vọng lai rai

    https://grrrgraphics.com/wp-content/uploads/2019/09/bolton-war-russ_tina-toon.jpg

    Hôm Anh John BOLTON ra đi Chớm Thu :
    Hoa Thịnh Đốn – Mùa thu không trở lại
    Lá úa lá vàng khóc Anh John đi
    Râu mép tóc bạc dài trắng xóa
    Như mầu Toà Bạch Cung trong băng tuyết lạnh giá
    Sương khói Mùa Đông này nhạt nhòa
    Còn tiếng vọng Tổng – Tịch Nguyễn Phú Trọng
    Qua cầu cứu Mỹ dù bơm dầu khí Biển Đồn của mình đó ‘toa’ ! !

    https://pbs.twimg.com/media/EEHknMZUYAI4Kw1?format=jpg&

    Anh John BOLTON ra đi Chớm Thu :
    Hà Nội – Mùa Thu dài buồn đang trở lại .. ..
    Chắc Mùa Đông tới phủ Hà L..ội thật dài

    Hồ Gươm sương khói mờ dâng mắt AI ?
    Anh John BOLTON ra đi Chớm Thu :
    Hoa Thịnh Đốn – Mùa Thu Vàng đang trở lại .. ..
    Tháp Bút Chì ngoi lên Không gian Washington võ đài

    http://stmedia.stimg.co/ows_15682225937468.jpg?h=630&w=1200&fit=crop&bg=999&crop=faces

    Anh John BOLTON ra đi Chớm Thu :
    Bắc Kinh – Mùa Thu dài buồn đang trở lại .. ..
    Chắc Mùa Đông tới băng tuyết phủ Bắc Kinh thật dài
    Nghe hàng triệu Người Hồng Kông trên bến Hương Cảng
    Qua Quảng trường Thiên An Môn còn âm vọng lai rai
    Sương rơi che Phố Trùng Khánh + Thượng Hải
    Sàn Thị trường chứng khoán hàng số Đỏ rớt đài
    50 gam thịt heo lậu chắc còn đòi mua lắm chú Thoòng cô Xẩm ?
    Từ khi cuộc Thương chiến Mỹ-Trung lên ngai
    Nghe rơi bao hãng công ty Tàu Chệt
    Ngập giòng nước Sông Dương Tử chảy dài
    Mưa rơi Bắc Kinh trên phím đàn Tỳ Bà oán hận
    Tử Cấm Thành buồn Hồng đế Tập Cận Bình ngáp ngắn ngáp dài
    Bành Lệ Viện giọng mèo thanh nhạc ngấn lệ Liêu Trai
    Chừng nào cho hàng tỉ Dân Tàu lãng quên quên lãng
    Cuộc Thương chiến Mỹ-Trung thảm khốc còn kéo dài

    TỶ LƯƠNG DÂN

    https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/john-bolton-la-nguoi-chot-ngo-nhan-dung/

  2. Một nhà tư tưởng cho chính sách của Mỹ thời Obama về quyền lực mểm
    nhưng thủ hỏi Tàu cộng có bị ảnh hưởng chút nào không hay là khuyển
    khích cho chúng phát triển để lộng hành như bây giờ mà thực tế đã chứng
    mình không dễ gì chống lại chúng ? Đã thế,đảng dân chủ chỉ có mối ưu tư
    chính là chĩa mũi dùi vào việc hạ bệ TT.đắc cử hợp pháp cho bằng được thì
    càng khó chống Tàu cộng hơn nữa !
    Đọc cuốn “Khi Đồng Minh tháo chạy” thì mới thấy quốc hội thời Nixon (CH)
    đã tìm mọi cách chống lại Hành Pháp bằng cách cắt đứt viện trợ miền Nam
    ngay tức thời cho VNCH.chết thẳng cẳng !

Comments are closed.