Tại sao Trung Quốc chọn gây chiến với Việt Nam?

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ 

5-9-2019

Lính hải quân Trung Quốc PLA trên một tàu hải quân ở Biển Đông. Nguồn: Twitter/ Asia Times

Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc chọn VN để khơi chiến trước khi đụng độ lớn hơn với Hoa Kỳ ở Biển Đông

Nếu những căng thẳng âm ỉ  bùng nổ trở thành cuộc xung đột toàn diện ở Biển Đông, những phát súng đầu tiên bắn ra có vẻ sẽ là giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Vì tranh chấp lãnh hải, cả hai đối thủ đã cố thủ suốt nhiều tuần lễ liền ở Bãi Tư chính, một khu vực biển giàu năng lượng, mà không bên nào chịu lùi bước. Trong khi Trung Quốc phản đối mọi hoạt động khai thác các nguồn năng lượng trong vùng biển tranh chấp của đối thủ, cuộc đối đầu của họ hiện nay với Việt Nam nhằm phục vụ chiến lược nước đôi.

Derek Grossman, chiến lược gia quốc phòng cao cấp của tập đoàn RAND, một nhóm chuyên gia tư vấn chính sách có trụ sở tại Washington, đã lập luận rằng nếu Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, rất có thể họ sẽ chọn Việt Nam để giao chiến.

Vào đầu năm nay, trước khi có sự bất đồng tại Bãi Tư Chính, ông đã viết “Việt Nam là đối thủ được Trung Quốc chọn để khởi chiến” vì đó là “quốc gia có sức mạnh trung bình dễ bị đánh bại”.

Mặc dù cuộc xung đột vẫn chưa xảy ra, Bắc Kinh một lần nữa lại leo thang gây chiến, áp dụng chính sách “ngoại giao pháo hạm” bằng cách ép buộc Hà Nội phải chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp.

Vào tháng Bảy, tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc, cùng với một đội tàu nhỏ có vũ trang, trong nhiều tuần lễ đã di chuyển gần Bãi Tư Chính, một khu vực hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Giữa tháng 8, dường như sau khi đã quay trở về Trung Quốc, tàu khảo sát lại xuất hiện ở vùng biển Việt Nam, nơi các công ty năng lượng địa phương và Nga đang hợp tác khai thác dầu.

Năm ngoái, một áp lực tương tự từ Trung Quốc đã buộc Hà Nội phải huỷ hợp đồng thăm dò dầu khí trị giá 200 triệu USD đã ký với công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần 90% Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ đường chín đoạn, một giới tuyến rộng lớn đã bị toà án trọng tài tại The Hague bác bỏ vào tháng Bảy 2016.

Ngày 3 tháng Chín, chương trình việt ngữ đài BBC cho biết, tàu cần cẩu Lam Kình đã được tập đoàn dầu khí Trung Quốc chuyển vào vùng biển Việt Nam, một hành động chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng.

Nếu đây là sự thật thì Trung Quốc và Việt Nam đang lặp lại tình trạng bất ổn năm 2014, khi Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc do nhà nước điều hành đưa giàn khoan dầu nửa chìm Hải Dương 981 và các tàu đánh cá dân quân của họ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền gần quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc bị cáo buộc đã di chuyển tàu cẩu Lam Kinh vào lãnh hải Việt Nam khi Việt Nam và 9 thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tham gia khai mạc các cuộc tập trận hải quân với Hoa Kỳ tuần này.

Nó cũng diễn ra chỉ một tháng trước khi chủ tịch nước, kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ đến Washington trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước, theo đó Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng cấp các mối quan hệ của họ lên thành đối tác chiến lược.

Năm 1988, quân đội Trung Quốc và Việt Nam đã giao chiến ở bãi đá Gạc Ma quanh Biển Đông, một trận chiến đã cướp đi sinh mạng của 64 người lính Việt Nam. Sự kiện này xảy ra sau cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979, nơi hai bên đều mất hàng ngàn binh lính.

Thời thế đã thay đổi từ khi các cuộc xung đột ngắn ngủi trước đó xảy ra. Quân đội giải phóng nhân dân (QĐGPND) [Trung Quốc] hiện là một trong những lực lượng quân đội lớn nhất và được trang bị tốt nhất thế giới. Năm 2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi QĐGPND “thay đổi toàn diện để trở thành các lực lượng tầm cỡ thế giới” vào năm 2050. Tuy nhiên người ta cho rằng, Bắc Kinh vẫn rất lo lắng trước việc quân đội chuẩn bị cách nào để đối phó với một cuộc xung đột có quy mô lớn.

Tập đã từng nói đến chuyện QĐGPND mắc “bệnh hòa bình” vì họ không ở trong một tình trạng xung đột thực sự trong nhiều thập niên. Với sự chỉnh đốn hàng ngũ quan chức cao cấp kể từ cuộc xung đột thực sự cuối cùng vào năm 1979, hầu hết bọn họ chưa bao giờ tham gia một cuộc chiến.

Hồi tháng Hai, Denis Blasko, một quan sát viên nổi tiếng chuyên về quân đội Trung Quốc, đã tuyên bố rằng tuy đã đầu tư đáng kể vào vũ khí và công nghệ và cải cách cơ cấu lớn, vẫn còn có “sự hoài nghi về khả năng của QĐGPND và sự yếu kém trong hệ thống giáo dục và đào tạo của QĐGPND qua việc chuẩn bị các cấp chỉ huy và sĩ quan tham mưu cho chiến tranh trong tương lai” .

Ông nói thêm: “Vì vậy, lãnh đạo quân đội cấp cao của Trung Quốc tỏ ra rất ít hay không hăng hái điều động QĐGPND ra mặt trận thực sự chống lại một kẻ thù hiện đại nhưng chọn việc đe dọa và thái độ quyết chiến do thường dân, dân quân và quân đội phối hợp thực hiện”, để đạt được các mục tiêu quốc gia.

Tính bất ổn này là nhân tố của những nước mà Trung Quốc xem là đối thủ thích hợp. Giao chiến chống lại Ấn Độ ở đồng bằng hay trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, QDGPND cũng rút được chút kinh nghiệm tốt để chuẩn bị cho không và hải chiến. Xung đột trên bán đảo Triều Tiên sẽ vô cùng dữ dội và gần nhà.

Gây chiến với Nhật Bản, Philippines và Hàn Quốc có thể sẽ kéo theo sự can thiệp của quân đội Mỹ vì mỗi quốc gia đều có liên minh an ninh với Hoa Kỳ. Đạo luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act) cam kết Washington sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp quân đội Trung Quốc xâm lược.

Bắc Kinh “thích chọn một cuộc xung đột có thể thắng được” và “Việt Nam về cơ bản không có khả năng hoạt động ngang tầm với Trung Quốc do thiếu thốn về năng lực, đào tạo và nhân lực”, Grossman lập luận như vậy.

Một phân tích ít mang tính học thuật hơn đã tìm hiểu lực lượng Quân Đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) tự đánh giá về vị trí của họ như thế nào. Hà Nội có khuynh hướng bí mật hơn Bắc Kinh và giới khoa bảng còn kín đáo hơn nữa. Bộ Quốc phòng đã công bố cuốn sách trắng lần chót cách đây một thập niên nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập QĐNDVN.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đều đồng ý là Hà Nội ngày càng chú trọng đến các vấn đề quân sự khi căng thẳng ở Biển Đông gia tăng từng năm.

Hồi tháng Tư, Businesswire báo cáo rằng, chính phủ Việt Nam đã dành 5,1 tỷ USD cho chi phí quốc phòng trong ngân sách năm nay, 1/3 trong số tiền đó sẽ dùng vào việc mua sắm thiết bị quốc phòng. Một số nhà phân tích ước tính chi tiêu quân sự của Hà Nội có thể tăng lên 7,9 tỷ USD vào năm 2024.

Cũng có một số dấu hiệu lo ngại nhất định về sự sẵn sàng ứng chiến của quân đội – cần phải làm nhiều hơn nữa. Hồi tháng Sáu, tạp chí quốc phòng quốc gia do Bộ quốc phòng Việt Nam điều hành, đã đăng một tiểu luận về việc đào tạo quân đội và nguồn nhân lực.

Việc đào tạo cấp chỉ huy không đồng đều và mất quân bình; nội dung và chương trình đào tạo vẫn còn chậm chạp, không kịp cải tiến; cập nhật kiến thức và công nghệ quân sự mới không cao hơn”, bài tiểu luận cảnh báo như vậy.

Rõ ràng là Việt Nam có quân đội yếu hơn nhiều so với Trung Quốc.

Việt Nam chi khoảng 5 tỷ USD cho quân đội của mình; Trung Quốc chi 220 tỷ USD. Trung Quốc có số lượng nhân viên tích cực nhiều gấp 5 lần Việt Nam; số lượng máy bay gấp 10 lần (TQ: 3187 / VN: 318); và số tàu hải quân gần gấp 11 lần TQ: 714 / VN: 65). Trung Quốc cũng có thiết bị tốt hơn nhiều. Lực lượng hải quân của QĐGPND có tàu sân bay và khu trục hạm, những thứ Việt Nam còn thiếu.

Hầu hết các nhà phê bình cho rằng, với sự bất cân xứng này, chọn lựa chiến lược duy nhất của Việt Nam là phòng thủ nếu xảy ra xung đột. Tuy vậy, ở Hà Nội vẫn không có sự đồng thuận về điều này.

Trong một bài viết cho tạp chí quốc phòng quốc gia xuất bản vào ngày 30 tháng Tám, bộ trưởng thông tin Nguyễn Mạnh Hùng – cũng là một thiếu tướng trong QĐNDVN và là cựu chủ tịch Viettel, một tập đoàn thuộc quyền sở hữu của quân đội – đã viết rằng, “trong tương lai, nếu chiến tranh xảy đến với đất nước chúng ta, đó sẽ là một cuộc chiến của nhân dân để bảo vệ một đất nước phát triển chống lại sự xâm lược của kẻ thù”.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng “trong những cuộc chiến chống lại tổ tiên chúng ta trước kia và Đảng của chúng ta sau này, đất nước chúng ta thường phải đối mặt với những kẻ thù có sức mạnh quân sự vượt trội, nhưng chúng ta đã coi sự tấn công như tư tưởng thống trị thay vì thụ động hay phòng thủ thụ động”.

“Suy nghĩ tấn công”, ông nói tiếp, tạo ra sự đoàn kết trong nhân dân và niềm tin là họ không đầu hàng dù kẻ thù mạnh đến mức độ nào. Tuy nhiên, ông cũng sử dụng cụm từ “phòng ngự tích cực” giống như khái niệm phòng thủ tích cực của Trung Quốc, một thuật ngữ được nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình sử dụng trong thập niên 1980, với ý nghĩa phòng thủ chiến lược nhưng hoạt động tấn công.

Điều này cho thấy, các quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam đang nghiêm túc cân nhắc khả năng chiến tranh và sẽ tiến hành nó như thế nào. Hẳn không phải ngẫu nhiên mà đảng Cộng sản đã dành khoảng thời gian trống nhiều hơn cho báo chí viết về năm kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung.

Các báo cáo từ đầu năm cho thấy, Việt Nam đã âm thầm mở rộng lực lượng dân quân biển và trang bị thêm cho lực lượng bảo vệ bờ biển để chuẩn bị chiến thuật công kích, thậm chí còn mạnh bạo hơn cả Trung Quốc.

Do thua kém về quân sự, khả năng răn đe lớn nhất của Việt Nam rất có thể sẽ thông qua quan hệ với các đối tác quốc tế. Hà Nội đã bận rộn kết bạn mới. Chẳng hạn như tháng trước Việt Nam đã đồng ý mở rộng quan hệ quốc phòng với Nam Phi, trong khi thủ tướng Úc Scott Morrison tái khẳng định sự hợp tác quân sự của họ trong chuyến thăm dự kiến sẽ đến Hà Nội.

Trong năm nay, Việt Nam cũng đã ký các thỏa thuận quốc phòng mới với Liên minh Âu châu và Nhật Bản. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là, liệu Hà Nội có thể giành được nhiều bảo đảm chiến lược hơn từ Hoa Kỳ, kẻ thù trước kia trên chiến trường.

Do đó, đa phần tùy thuộc vào chuyến thăm Washington sắp tới của Trọng. Cho đến khi phần lớn còn dễ dàng – quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tốt hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ – nó sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ hơn, cho biết Washington ủng hộ Việt Nam và đóng vai trò răn đe lâu dài đối với Trung Quốc, nếu hai bên đồng ý nâng cấp quan hệ chiến lược.  

Gần như chắc chắn, nó sẽ dừng lại ở một hiệp ước quốc phòng vì các quy tắc trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam – cái gọi là chính sách “ba không” – đã cấm họ ký hiệp ước quân sự với các quốc gia khác. Tuy vậy, một quan hệ đối tác vô điều kiện có thể cho phép các tàu hải quân Mỹ ghé thăm Việt Nam nhiều hơn – điều mà Washington muốn – và có lẽ Hà Nội sẽ cam kết mua thêm thiết bị quân sự của Hoa Kỳ.

Việt Nam hiện mua 4/5 thiết bị quân sự của mình từ Nga và 1/10 từ Israel. Để đền bù cho việc Việt Nam mua sắm quốc phòng nhiều hơn, Washington có thể cho quốc gia này biết rõ là họ có bị trừng phạt hay không, chiếu theo đạo luật dông dài tên là Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA: Đạo luật chống những kẻ thù của Mỹ thông qua chế tài) mà Hoa Kỳ áp dụng để trừng phạt các quốc gia mua vũ khí của Nga.

Việt Nam tạm thời được miễn trừ CAATSA, như mong muốn của cựu bộ trưởng quốc phòng James Mattis. Nhưng để được miễn trừ lâu hơn, Hà Nội phải chứng tỏ họ đang giảm phụ thuộc vào Nga trong việc nhập khẩu quân sự.

Bằng cách mua thêm thiết bị quân sự của Mỹ, Việt Nam sẽ giảm thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ, điều vốn vẫn làm chính quyền Trump khó chịu.

Washington chắc chắn cương quyết chống lại các hành động mới nhất của Bắc Kinh ở Biển Đông, điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả là “sự can thiệp cưỡng bức đối với các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam”. Tháng trước, bộ ngoại giao cũng lưu ý rằng Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn sự tiếp cận với  “nguồn tài nguyên hydrocarbon chưa được khai thác, trị giá khoảng 2,5 tỷ USD” ở Biển Đông.

Đồng thời, trong một báo cáo vào năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh rằng, Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu thô đứng hàng thứ hai trên thế giới và là nước tiêu thụ khí đốt tự nhiên đứng hàng thứ ba. Hơn nữa, do phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu, chiếm 67% nhu cầu trong năm 2017, có thể tăng lên 80% vào năm 2035, tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên chưa được khai thác ở Biển Đông được nâng lên.

 Hoa Kỳ cần phải chứng tỏ là họ nghiêm túc bảo đảm an ninh cho Việt Nam đối với Trung Quốc. Hà Nội chắc chắn không quên việc tổng thống Mỹ Barak Obama từ chối bảo vệ một đồng minh khi Trung Quốc chiếm giữ Bãi Cạn của Philippines năm 2012. Obama cũng không hề ủng hộ Việt Nam chống lại vụ tàu Hải Dương 918 năm 2014.

Trump đa phần cũng tiếp tục đi cùng hướng, đưa ra những tuyên bố nghiêm khắc nhưng không ủng hộ bằng hành động khi Trung Quốc thành công buộc Việt Nam phải hủy bỏ các thỏa thuận thăm dò dầu khí vào năm ngoái và tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông năm 2017.

Các cuộc diễn tập nhằm tạo áp lực của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính và việc di chuyển tàu cẩu vào vùng biển Việt Nam đang bị lên án, trở thành nguy hiểm hơn khi các tàu lớn của nước này gia tăng lui tới các cơ sở nhân tạo của hải quân và không quân mà họ mới phát triển trên biển.

Điều này có nghĩa là, các tàu không còn cần phải quay về lục địa Trung Quốc để tiếp thêm nhiên liệu và bảo trì trong cuộc hành trình vào Biển Đông. Đó cũng có nghĩa là, họ có thể tuần tra gần bờ biển Việt Nam hơn và trong thời gian lâu hơn.

Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc hiện đang đối đầu với các tàu của Việt Nam tại bãi Tư Chính, theo báo cáo, đã đến một căn cứ hải quân mới được thành lập trên Bãi Chữ Thập để tiếp nhận nguyên liệu trước khi trở lại tiếp tục tranh chấp.

Nếu cuộc đối đầu với Việt Nam leo thang thành cuộc xung đột vũ trang, nó có thể cung cấp cho Trung Quốc một trường hợp thử nghiệm để tiến hành một cuộc chiến lớn hơn có thể xảy ra ở vùng biển tranh chấp trong những năm sắp tới.  

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Theo thiển ý của tôi,tác giả ngoại quốc này không hiểu rõ lằm mối
    liên hệ khắng khít giữa 2 đảng CS.”anh em”Tàu và VN.
    VN.chỉ là “phương tiện” cho Tàu cộng thực hiện kế “sát kê kinh hầu”
    (giết gà dọa khỉ) đối với các nuớc nhỏ đang “tranh chấp” chủ quyền
    ở Biển Đông và còn nhắm “nắn gân” Mỹ đừng xớ rớ can thiệp !
    Hơn nữa,giặc Tàu cộng không cần và không muốn gây chiến với VC.
    làm gì vì TC.đã có sợi dây thòng lọng treo vào cổ VC.qua cái gọi là 4
    tốt và 16 chữ vàng cho kế “bất chiến tự nhiên thành”,chứ đánh đấm
    gì để gây phẫn nộ cho đại đa số nhân dân VN.đang đòi xử tội VC.

  2. -Chiến tranh Trung-Việt trên Biển Đông nếu có xảy ra thì ASEAN, Nhật, Hàn, Đài Loan, Úc, Ấn Độ, EU,…cũng chỉ đứng ngoài xem rồi lên tiếng phản đối, do VN chẳng có lý do liên quan gì đến họ để họ phải can thiệp quân sự (với họ, 02 nc CS anh em thân thiết “16 chữ vàng” và “4 tốt” xử nhau, bẻ răng nanh của nhau nhiều khi cũng tốt thôi). TQ khiêu khích cho VN khiêu chiến trước (làm mất tính chính danh) là TQ sẽ tập trung tàu chiến tràn ra chiếm trọn Biển Đông ko đến 01 tháng như Nga đã làm với bán đảo Crimea của Ukraina. TQ gây ra cuộc chiến phi nghĩa sẽ bị các nước tiến hành cấm vận về kinh tế, tài chính, thương mại và cấm vận với một số cá nhân lãnh đạo nhưng cũng chẳng là gì đối với TQ khi họ đã chiếm trọn Biển Đông rồi (TQ có đủ lực & chiến lược bài bản để giữ Biển Đông lâu dài). Trước đây, VN nhận vũ khí từ Tàu cộng đánh Mỹ, sau đó nhận vũ khí Nga đánh Tàu cộng, giờ đây Mỹ cũng sẵn sàng cung cấp vũ khí để VN đánh Tàu cộng trên Biển Đông (bán thiếu cũng dc vì VN cũng đã mua thiếu của Tàu cộng, của Nga & trả tiền đủ). Vậy là chính sách đu dây của VN đã tự biến mình thành con tốt thí trên bàn cờ địa chính trị của các cường quốc để họ thay nhau lôi ra đập.
    -Để chuẩn bị cho cuộc chiến Trung-Việt dự kiến nếu có xảy ra trên Biển Đông, nội dung thỏa thuận giữa TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng & Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 10/2019 có lẽ nên bao gồm:
    1/Hợp tác với Mỹ cùng khai thác dầu khí tại Biển Đông (hay cho thuê khai thác dầu khí). Phân chia sản phẩm dầu khí, VN thay vì nhận sản phẩm khai thác sẽ đổi lấy khí tài quân sự Mỹ tương đương.
    2/Hợp tác với Bộ quốc phòng Mỹ xây dựng quân đội VN thành quân đội chuyên nghiệp phù hợp với cuộc chiến tranh hiện đại.
    3/Sân bay Đà Nẵng & sân bay Biên Hòa đã tẩy độc dioxin rồi thì cho Mỹ thuê lâu dài 03 sân bay: Biên Hòa, Đà Nẵng, Cam Ranh cùng Cảng Cam Ranh để Mỹ xd thành khu hậu cần, phục vụ cho công tác tuần tra trên biển, trên không tại biển Đông, nhằm đảm bảo tự do an toàn hàng hải, an toàn không lưu. 03 sân bay này cũng là cầu không vận cung cấp khí tài quân sự khi VN xảy ra chiến tranh.

  3. Việt Nam tuy cứng đầu nhưng phải công nhận cũng không đến nỗi đần độn . Có lẽ nhờ Trung Quốc đã cố công giải thích, VN dần dần hiểu ra vai trò của mình trong “đại cục”. Nếu đúng, công lao của gs Hoàng Tụy có thể đã rất lớn, vì chính lý thuyết “Tối Ưu Đại Cục” làm nên huyền thoại Hoàng Tụy đã trở thành nền tảng cho những đồng thuận, nếu có, giữa Việt Nam & Trung Quốc . Ai bảo trí thức xã hội chủ nghĩa vô tích sự, i beg to differ. Chứng cứ là từ 981 tới giờ & tỷ lệ nghịch với frequency của các chuyến thăm Trung Quốc của giới lãnh đạo Việt, mọi phản ứng -nếu gọi là phản ứng- từ phía Việt Nam đều scale down về độ “quyết liệt” (determination) if you can call it “determination”. Với 981, quân đội Việt Nam anh hùng đã đem súng nước ra để tiếp đón hải quân Trung Quốc tháp tùng giàn khoan 981. Nếu có thể gọi là xung đột -súng nước là quân sự hay (chữa lửa, boat wash) dân sự ?- có Trời mà biết này là điểm khởi đầu, thì lãnh đạo Việt càng đi thăm Trung Quốc, “xung đột” càng lúc càng xuống cấp . Tới bây giờ, toàn bộ diễn biến bãi Tư Chính là 1 vở kịch Beckettian; lots and lots of nothing, granted, with a certain degree of comedy thrown in for good measure.

    What if những gì chúng ta đang chứng kiến, quả đúng là 1 vở kịch ?

    Để có được 1 cái nhìn cụ thể, one has to be rite in the middle of this heap of beans called Vietnam, surrounded by nothing but Communist means of misinformation; aka nền báo chí xã hội chủ nghĩa .

    Xét lại timeline của cái-gọi-là bãi Tư Chính, dư luận VN chỉ bùng nổ 1 tháng sau khi những reports từ satellites của Ryan Martinson and the likes. Nền báo chí xã hội chủ nghĩa trước đó vẫn yên tâm misinform mọi người về tất cả mọi thứ, business as usual. Mạng xã hội bùng nổ trước, sau đó là các phụ trương tiếng Việt của BBC, VOA … ngay cả lúc đó, it was already 3 1/2 weeks in từ bài tường thuật đầu tiên . Until week 5, bộ ngoại giao Việt đăng đàn ra dấu quan ngại, quan chức Việt “ghé thăm” bộ quốc phòng, điển hình là lão Fook nhà giao chỉ . Chị Ngân toe toét vì được Tập Cận Bình tiếp, còn giao cho tay hòm chìa khóa ý nói “nội tướng” phòng nhì . Mạng xã hội ném đá chị Ngân vì … Đặng Duân xì-lô bép-pờ . Sau đó nền báo chí xã hội chủ nghĩa mới lẻ tẻ có 1 số bài về Trung Quốc . Tàu Quang Trung rời bến làm nhiệm vụ hoa tiêu cho Tôn Sĩ Nghị vô sâu hơn, hoàn thành nhiệm vụ rùi trở vìa . Tất nhiên, nhờ các outside sources. Cùng lúc, anh Thưởng qua Trung Quốc tham khảo về những vấn đề bất biến của chủ nghĩa xã hội -bóc lột- trong thời kỳ quá độ lên thời kỳ quá đát .

    Có nghĩa nếu one sit in the middle of Vietnam, như là tâm điểm của Hurricane, a sense of creepy-feeling that resembles some distorted image of peace. Vấn đề là that hurricane is static, as in the eye doesn’t move. Or an anechoic chamber, where no noise is able to penetrate. Khác hẳn với thời 981 khi báo chí actually có bài tường thuật khá chi tiết về hoạt động của giàn khoan Trung Quốc .

    Another thing to be considered, với bất cứ quốc gia phi Cộng Sản nào Mỹ, Anh, Pháp, Argentina, Chile, Uganda … nếu 1 lực lượng quân sự hay bán quân sự xâm phạm tới lãnh thổ/hải của mình, how soon is the response? & how soon will the response become hot if the request to leave is ignored? Với Việt Nam, 3 tháng and still counting. I guess thats how it goes giữa các nước Cộng sản với nhau . And if you agree with me that this is how commie countries behave, you’ve been duped.

    Chỉ là vở kịch, không có xung đột gì xảy ra cả .

    Có nghĩa giữa Việt Nam & Trung Quốc đã có những thỏa thuận . Fair Warning cho Tư bẩn: Be Afraid, Be Very Very Afraid. Coz you mite be witnessing the bestest case scenario. Everything else is just for show, smoke & screens.

  4. Tập Cận Bình biết chắc chắn một điều là dù VN (CSVN) có bị Trung cộng bợp tai, đá đít, hay thậm chí xiết cổ, bẻ họng….thì thế giới – cùng lắm – cũng chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ y như hồi 1979, chứ chả ai dại gì mà chìa tay ra cứu vớt, bởi vì ai cũng biết đảng CSVN là bọn tráo trở, đê tiện…..

    Ngay cả Liên Sô năm 1979 đang có mặt tại VN, và đang có hiệp ước gọi là “hiệp ước hữu nghi và hợp tác Liên Xô-Việt Nam”, một Hiệp ước thể hiện sự hợp tác toàn diện chiến lược giữa Việt Nam và Liên Xô, thế mà LX đã dửng dưng khi VC bị TC dậy cho bài học “nỏ đom đóm mắt”.

    Ngày nay, sau khi đã gài cho CSVN phải tuân hành một chính sách…..BA KHÔNG mà TC ép VC phải cam kết nếu muốn được công nhận là “lãng tử hồi đầu” ở Thành Đô (1990), đã khiến cho TC yên tâm dùng VN làm “bãi tập” và “bia tập” mà không sợ bất cứ nước nào xía vào.

    Huống chi, từ sau hội nghị Thành Đô, Mỗi khi bị TC tẩn cho học máu mũi, thì VC cũng im ỉm chịu trận, ngay cả không dám “ẳng” to cho thế giới biết, thế cho nên Thế giới cứ thế (có lý do) làm ngơ, mặc cho “cha con chúng nó …hiếp nhau”.

    Một số con bò đỏ rêu rao rằng VN sẽ dùng Nga của Putin như một lá chắn, giúp đảng CSVN không bị TC bợp tai đá đít, nhưng chúng quên rằng – ngày nay – chính Putin cũng đang phải sống nhờ vào sự “hà hơi tiếp sức” của Tập Cận Bình trước đòn bao vây kinh tế và quân sự của Mỹ và Liên Âu (sau vụ Crimea-Ukraine)

    Nói bảo nói dại, thế nhưng – thú thực là trong thâm tâm – nếu thế cùng mà xẩy ra chiến tranh giữa VC và TC, thì mình cũng muốn nhìn xem khi thằng TC tẩn cho thằng VC một trận ra hồn thì bọn bò đỏ vẫn hô hào “tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững” sẽ hô khẩu hiệu gì tiếp, và cũng để đo lường tinh thần yêu đảng (là yêu nước) của nhân dân VN cao bao nhiêu.

  5. im gonna go all out here.

    Những giả thuyết đang xảy ra lục đục giữa Việt Nam & Trung Quốc quanh bãi Tư Chính có thể là hoàn toàn sai lầm, và những dự đoán về xung đột quân sự sẽ xảy ra giữa Việt Nam & Trung Quốc có thể hoàn toàn không có cơ sở .

    Trước hết về Trung Quốc . Gần đây đã có những đánh giá rất chính xác của thế giới, tư bẩn that is, về sự “trỗi dậy” của Trung Quốc, và những nhà rì bọt viên của Việt Nam, aka những trí thức xhcn như Nguyễn Danh Dy & Nguyễn Trung đã rì bọt về chiện này với độ chính xác khá cao . Đúng . Trung Quốc đã trở thành 1 thực thể (entity) đáng gờm trong mắt những cường quốc tư bẩn, không chỉ vì kinh tế, quân sự, mà còn về 1 thứ renaissance thời chiến tranh lạnh; Cộng Sản . Bác Hà Sĩ Phu đã nhận xét rất chính xác, trong khi dân chủ tư bẩn got a kick in the behind với Brexit & Đô Năm Trăm, sự trỗi dậy của Trung Quốc, out of sudden, trở thành đáng lo ngại hơn cả Liên Xô . Them commies learned their lessons well, methink. Có nghĩa thế giới, 1 lần nữa, chia thành 2 cực; chủ nghĩa xã hội & tư bẩn . Back to square 1. Và this war could go hot at any moment.

    Not yet. Trung Quốc cần 1 yếu tố quan trọng, đó là Việt Nam .

    Trí thức xã hội chủ nghĩa đúng ở đây, tham vọng của Trung Quốc (ít nhất) là nửa thế giới (the sky’s the limit). Nhưng để thực hiện mộng đồ vương, Trung Quốc bắt buộc phải thu phục được Việt Nam . Việt Nam là cánh cửa Trung Quốc phải mở để đi ra thế giới . Không được Việt Nam, mộng đồ vương của Trung Quốc sẽ khó mà đạt được, hoặc sẽ đạt được nhưng cái giá phải trả sẽ quá đắt .

    Có nghĩa by force or not, preferrably not, Việt Nam sẽ phải trở thành 1 phần của Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa .

    Nếu Trung Quốc được Việt Nam bằng con đường ôn hòa & có học, heck, thậm chí có cả “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”, Trung Quốc sẽ trở thành 1 lực lượng đáng nể, ngay cả với Mỹ, if it can stand another 4 years of Đô Năm Trăm . This is the bestest case scenario. Phong trào Cộng Sản thế giới sẽ như con Phượng Hoàng rise up from the arses, mặt trời mọc ở phương Đông, và sẽ cất lời ca “Kết Đoàn” như Bác Hồ đã từng bắt nhịp thời còn sinh tiền . Và có vẻ Trung Quốc đã cố gắng -how much success is anyone’s guess, will discuss further- rất nhiều để điều này xảy ra với ít nhiều thành công .

    Xung đột quân sự với Việt Nam hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc . Xung đột quân sự có nghĩa Trung Quốc & Việt Nam trở thành vis-à-vis kẻ thù của nhau . Mặc dù với lợi thế quá rõ về quân sự, Trung Quốc có thể đập tan mọi cố gắng quân sự của Việt Nam trong 1 thời gian (rất) ngắn . Nhưng những gì có thể xảy ra lại đưa lại rất nhiều bất lợi cho Trung Quốc . Đưa ra 1 số điều

    – Ngay cả Trung Quốc thắng trên bình diện quân sự, tổn thất sẽ không nhỏ . gonna take a few years for recoup. Với điều kiện thế giới đứng yên chờ Trung Quốc phục hồi . i dount it. Tư bẩn sẽ xem đây là warning sign, a very serious warning sign. Chờ tới khi Trung Quốc phục hồi, tư bẩn đã sẵn sàng .

    – Nếu Trung Quốc chiếm VN, even worse. Sẽ xa lầy vào Việt Nam với những phí tổn đủ để trở thành 1 gánh quá nặng . Việt Nam trở thành 1 liability thay vì bàn đạp ra thế giới của Trung Quốc .

    – Nếu Trung Quốc không chiếm VN, họ trở thành kẻ thù của cả đảng Cộng Sản & dân tộc VN. Thất bại trong quân sự có thể start a chain reactions làm đảng CS đổ, kỳ vọng 1 Thành Đô II có thể sẽ tan thành mây khói . Nhưng chắc chắn, nếu đảng CS có đổ hay không, xung đột quân sự giữa VN & TQ, no matter the outcome, cũng đẩy VN vào tay Mỹ, thay vì Trung Quốc . Ảnh hưởng của outcome là nếu thua, VN chắc chắn ngả về phía Mỹ, bất kể đảng CS có đổ hay không . Và VN không thể thắng .

    Kết luận: Bằng mọi giá, Trung Quốc sẽ tránh xung đột quân sự với Việt Nam . But when push comes to shove, Trung Quốc sẽ ít nhất chiếm được toàn bộ biển Đông, aka phần biển của Việt Nam + phần lãnh hải do Trung Quốc claim.

    (còn tiếp)

  6. The Sword Lake
    *****************

    It’s raining on Lake of the Returned Sword
    The Sâm Cầm birds are in tears
    And the poor Hanoian ‘intellectuals’
    Has been dressed in PhD and professor clothes for nothing
    The young generations are shouting and weaving ‘Blood Flag’ after a fooball match
    And they spread terror by supporting their national team
    It’s now from their age and time
    In the blackest Era of Hồ Chí Meo aka Chí Phèo
    Here in Paris in exile for 40 years
    I have forgotten everything of happiness
    When I hear the worse news from
    Vanguard Bank (Bãi cạn ngầm Tư Chính) on the East Sea

    It’s raining on Lake of the Restored Sword
    Here in Paris in exile for 40 years
    I have forgotten everything of happiness

    I’ve remembered everything of Hanoi, my Hometown
    It’s raining on Lake Sword
    Where are the best Việt Soldiers and Warriors in the Times of Lam Sơn and Tây Sơn
    And now Uncle Ho and Party’s young generations say
    «Comrade Red China live forever !»
    And the poorest VC blood
    Flows greatly, and for nothing
    It’s raining on the ‘Blood Flag’ on the Tower of Hanoi (Kỳ đài Hà Nội)
    It’s raining on very ‘Blood Banner’ in Hanoi’s streets
    It’s raining on Lake of the Returned Sword
    The Sâm Cầm birds are in tears
    And the poor Hanoian ‘intellectuals’
    Has been dressed in PhD and professor clothes for nothing
    All the swallows in this Spring 2019 were in tears
    Suddenly here in exile in Paris
    I hear something like Red China’s oil platform motor

    It’s raining on Lake of the Restored Sword
    Here in Paris in exile for 40 years
    I have forgotten everything of happiness

    I’ve remembered everything of Hanoi, my Hometown
    It’s raining on Lake Sword
    Where are the best Viet Soldiers and Warriors in the Times of Lam Sơn and Tây Sơn

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  7. Trên các bàn nhậu ở Little Saigon, nam Cali, từ 5-6 năm nay đã nghe câu chuyện: “Tàu sẽ đá đít thằng Phi trước hay thằng Việt Nam trước?” Chắc do nghe lóm được câu chuyện bàn nhậu này, Tổng thống Duterte đã chọn đối sách cụp đuôi trước Bắc Kinh hòng tránh bị “đá đít”. Bàn chân của Trung Quốc đưa về phía hậu của Việt Nam cho thấy mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản ngày càng trở nên “viển vông” (chữ của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

    Nhiều dân nhậu Cali lão luyện chuyện quốc tế cho rằng Việt Nam không nên trả đũa Trung Quốc ở những chỗ khác nếu bị chiếm đảo, bãi đá hoặc mấy lô dầu khí trên biển. (Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hãy tạm cất “tinh thần tấn công” đi.) Việt Nam nên giàn cảnh thất thủ trận đầu và tốt nhất là trận duy nhất. Rồi sau đó tuyên bố chính thức thoát Trung và tiến tới một liên minh với Mỹ-Nhật.

    Dĩ nhiên, đường hướng này dẫn tới cửa tử cho Đảng Cộng sản Việt Nam, và để thực hiện nó đòi hỏi Việt Nam phải có một Gorbachev quân sự. Tóm lại, chỉ là chuyện bàn nhậu ở Little Saigon giữa mấy anh già cựu lính miền Nam phe thua cuộc. Phe thắng cuộc nếu muốn nghe theo thì nghe, không nghe thì cũng cứ nên chuẩn bị chiếc mo cau lót cái hậu như thế nào cho đỡ đau.

  8. “Gây chiến với vn” tác giả đề cao vn quá. Trung cuốc muốn là đc. Không cần nhoc công vì đảng csvn đam mê tiền quyền , thích đọc và ra nghị quyết. Còn đám tri thức vn, tự cho mình là giới tinh hoa cũng vậy, thích tiền, hám danh, và… thích viết phản biện , thỉnh nguyện thư.. lùng nhùng, loảng xoảng.

Comments are closed.