“Đạo đức và lối sống” của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa ra sao? (Kỳ 3)

Đinh Hồ Tiên Sa

18-6-2019

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Mô hình nhà nước Cộng sản Việt Nam copy của Xô-viết ban cho bí thư các tỉnh, thành quyền lực vô đối. Theo các văn bản quy định của đảng, Bí thư Trương Quang Nghĩa sẽ có các quyền lực sau:

– Làm Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh và tham gia Đảng ủy Quân khu; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về công tác bảo vệ Đảng.

– Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, công tác chuẩn bị nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ tỉnh ủy, các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp tỉnh và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện; chỉ đạo chuẩn bị nhân sự trước khi trình ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy.

– Chịu trách nhiệm toàn bộ với Trung ương và khi cần thiết, báo cáo trực tiếp với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình của tỉnh và chịu trách nhiệm về những nội dung báo cáo đó.

– Chỉ đạo phó bí thư thường trực giải quyết công việc hàng ngày của đảng bộ; chỉ đạo bí thư đảng đoàn – chủ tịch HĐND, bí thư ban cán sự đảng – chủ tịch UBND tỉnh lãnh đạo đảng đoàn HĐND tỉnh, ban cán sự đảng UBND tỉnh tổ, chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng, của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy.

Theo Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Trương Quang Nghĩa còn có thêm quyền lực trong vai trò Thường trực Thành uỷ (gồm Nghĩa và 2 phó Bí thư):

• Về tổ chức, cán bộ:

+ Quyết định thẩm tra cán bộ về lịch sử chính trị, bằng cấp, học hàm, học vị, độ tuổi, tài sản, thu nhập…

+ Cho chủ trương thực hiện quy trình bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, thuyên chuyển, nghỉ hưu, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức các chức danh chủ chốt.

+ Cho ý kiến về bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, nghỉ hưu, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ thuộc quyền quản lý của đảng đoàn, ban cán sự đảng các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức quần chúng.

+ Chỉ đạo cán bộ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước.

+  Quyết định việc thực hiện chế độ và chính sách tiền lương; việc đi học tập, công tác ở trong nước và nước ngoài đối với cán bộ thuộc diện ban thường vụ quản lý.

+ Cho ý kiến về đề nghị xét tặng các loại huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự Nhà nước và các danh hiệu thi đua, khen thưởng khác…trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

+ Gợi ý kiểm điểm đối với tập thể cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và cá nhân cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý khi thấy cần thiết.

• Về công tác nội chính, an ninh, quốc phòng, đối ngoại:

+ Cho ý kiến về chương trình công tác hằng năm và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính.

+ Cho ý kiến về chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc và an ninh biên giới. Phối hợp chặt chẽ với thường vụ đảng ủy quân khu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.

+ Cho ý kiến về chủ trương xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp có liên quan đến an ninh chính trị, đối ngoại hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tư pháp… theo quy định của Bộ Chính trị; chỉ đạo xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cán bộ thuộc diện ban thường vụ quản lý và những đơn, thư nhiều người ký tên có biểu hiện phức tạp.

+ Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

• Về kinh tế – xã hội:

+ Cho ý kiến về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng theo quy định của ban thường vụ để ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định (theo mức vốn đầu tư hoặc quy mô sử dụng đất, có ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi, tư tưởng của nhiều đối tượng xã hội, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

+ Cho ý kiến về chủ trương sử dụng các khoản chi từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, thành phố bạn, các tổ chức trong và ngoài nước cho các nhu cầu phòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp…

Năm Nghĩa và Bảy Phúc dặn dò. Photo Courtesy

***

Như vậy với vai trò ĐBQH, Uỷ viên Trung ương, Bí thư Thành uỷ, Năm Nghĩa được xem là “lãnh chúa” nắm cả Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.

Mặc dù Trương Quang Nghĩa được giao quyền hạn rất nhiều và trách nhiệm vô cùng lớn, nhưng chưa được thể chế rõ ràng. Chưa có cơ chế giám sát quyền lực, phân định rạch ròi, cụ thể giữa quyền hạn và trách nhiệm, chế định trách nhiệm của người đứng đầu chưa được xác lập; dẫn đến nguyên tắc tập thể lãnh đạo bị phá vỡ. Từ đó Trương Quang Nghĩa vấp nhiều sai phạm:

1. Do yếu kém về năng lực và uy tín luôn bị động trong công việc, không nắm bắt được tình hình, không làm chủ được các phương án công tác, đành dựa vào những “cố vấn” trời ơi như đã nói. Hệ quả, bị kẻ xấu lợi dụng, “nhóm lợi ích” thao túng vì nhiều lý do khác nhau.

2. Năng lực yếu kém, thoái hoá về đạo đức; bản lĩnh chính trị, độc đoán, chuyên quyền, cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa thân hữu,… Chỉ biết dùng quyền uy của mình thao túng, áp đặt, gây tác hại, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động và phong trào chung của địa phương, ra các quyết định ảnh hưởng tới quyền lợi của dân.

3. Không đánh giá đúng năng lực cán bộ, dẫn đến sai lệch công tác đánh giá, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ; trong chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội; trong quản lý kinh tế, tài chính… Cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm, dám làm, dám chịu trách nhiệm không được cân nhắc, sử dụng; cán bộ yếu kém chuyên môn, nghiệp vụ, độc đoán, chuyên quyền vì lợi ích cá nhân chưa được thay thế cho dù đã bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng.

Để xem, với quyền lực “khủng” trong tay, sai phạm trong điều hành công việc, cũng như “đạo đức và lối sống” của Uỷ viên Trung ương, ĐBQH, Bí thư Năm Nghĩa thế nào?

(Còn nữa)

Năm Nghĩa tặng hoa cho “cố vấn” Trần Song Bình Dương. Photo Courtesy
Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây