24-5-2019
Hôm qua, bạn Son Kieu Mai có viết stt phản biện mình về vấn đề TQ hay VN nghĩ ra chiến thuật đào hào và đào hào đánh lấn. Bạn ấy còn bảo từ từ sẽ phải biện mình các vấn đề khác về ĐBP. OK thôi, mình cân tất anh em đỏ team bên đó!
Lần này, cũng như nhiều lần khác, mình chơi đẹp, cho các bạn đỏ đỡ cãi cùn, mình dùng tư liệu của chính tướng Trần Văn Quang, cục trưởng cục tác chiến ở thời điểm trận Điện Biên Phủ diễn ra. Xin lưu ý, Cục tác chiến có vai trò về mặt chiến lược quân sự, nên tiếng nói của ông Quang có trọng lượng hơn ông Phạm Hồng Sơn (hay Phạm Hồng Cư) lúc đó là chỉ huy đại đoàn, hay ông Phạm Kiệt (Cục bảo vệ).
Ông Quang cho là việc đánh chậm, đánh chắc là do ta bàn với cố vấn TQ mới ra quyết định và cách đánh giao thông hào là do cố vấn TQ hướng dẫn, ta chỉ “sáng tạo” thêm về cách đánh lấn. Như vậy, cần phải hiểu cho rõ là cố vấn TQ mới là KTS của cách đánh này, bên ta chỉ phát triển thêm trong quá trình vận dụng. Không thể bác bỏ vai trò to lớn này của cố vấn TQ và dí vai trò ý tưởng đó cho 1 anh lính quèn nhà quê đào hào ở quê nhà! Cách ứng xử đó chứng tỏ sự vô ơn với “nước bạn”, nhưng rất tiếc lại được anh em tướng tá và thân nhân họ ủng hộ nhiệt liệt hòng cả vú lấp miệng em!
Mình biết có nhiều người VN ghét TQ, đặc biệt là phe vàng, nhưng họ còn có lý, vì họ không phải ơn huệ gì TQ, thậm chí còn thù hận.
Còn những người anh em phe đỏ có được ngày hôm nay, có được lon tướng tá, đô đốc là nhờ vào 1 phần lớn công lao của TQ. Thế mà giờ lại xổ toẹt công lao của họ, nhận vơ công sức, chỉ vì quyền lợi hẹp hòi, tranh công. Khi viết về lịch sử mình thường không muốn đứng về phe nào, chỉ viết sự thật (trong phạm vi hiểu biết của mình).
Nhân tiện mình đưa luôn số liệu về hậu cần phục vụ trận ĐBP. Anh em lưu ý con số 85% khối lượng vận chuyển là do xe cơ giới của LX do TQ chuyển sang. Vận chuyển dân công chỉ là phụ ở chặng cuối khi không có đường ô tô mà thôi. Ở stt trước mình đã viết mà chưa đưa số liệu, nên các anh em đỏ cứ cãi nhem nhẻm. Đây cũng là số liệu của tướng lĩnh phe ta nhé. Mấy hôm trước, nhân sự kiện ĐBP, báo đài chỉ thổi lên việc vận chuyển dân công làm độc giả hiểu nhầm. Nghe thì ghê gớm thế thôi nhưng dân công chiếm có 15% khối lượng vận chuyển! Lưu ý thêm chi tiết, trong chiến dịch Biên Giới trước đó, dân công gánh gạo phục vụ chiến dịch, lên đến nơi thì nộp kho được 8%, do ăn ở trên đường! Từ đó suy ra dùng xe đạp chắc hơn vài lần!
Lâu nay bạn Son Kieu Mai chỉ dựa vào nguồn tư liệu hồi ký và kể lại của mấy ông tướng tá phe ta, coi đó là chân lý sáng ngời! Mặt khác bạn ý cũng dùng hồi ức của ông này để đập hồi ức của ông kia là chém gió! Thật là mâu thuẫn quá đi. Lần này mình dùng chính cách của bạn ý, tức là dùng hồi ức của tướng Quang, cơ bản trùng khớp với hồi ký của tướng Giáp (ảnh nền trắng) và tham luận của phía VN (đại tá Hoàng Minh Phương) ở hội nghị khoa học Việt Trung ở Bắc Kinh về ĐBP, để đập hồi ức của tướng Cư, tướng Sơn và chính bạn ấy.
Việc nghiên cứu lịch sử tối kỵ là dùng tư liệu 1 chiều thiếu kiểm soát, đặc biệt là tư liệu của người trong cuộc tự khen mình hoặc người thân của mình. Trong các bài viết của mình về ĐBP mình dùng cả tư liệu của TQ, VN CS, VN QG, Pháp…Thế mà bò đỏ bên nhà bạn ấy vẫn nhao nhao húc mình, thật buồn cho phe đỏ quá đi.
Tư liệu này trích trong sách tổng hợp các tham luận tham dự hội nghị khoa học Việt Pháp về ĐBP. Stt trước mình đã trích dẫn tham luận của sử gia Phan Huy Lê về vấn đề “Ai nghĩ ra việc thay đổi cách đánh nhanh sang đánh chắc”. Quan điểm của ông Lê là 2 bên (VNG và Vi Quốc Thanh) cùng nghĩ ra. Nó cũng khớp với lời tướng Quang ở đây.
Kieu Mai Son rất chịu khó khai thác những tư liệu cũ để viết bài nhưng vẫn khá phiến diện, do vậy còn xa các bài của bác Son mới có giá trị sử học.
Cách làm của bac Kieu Mai Sơn (trẻ) khá giống cách của cụ Đặng Minh Phương (già, U100) khi cụ viết về Phạm Quỳnh và một số nhân vật khác.
Ví dụ, bài
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4534-ong-pham-quynh-co-cong-gi-voi-dat-nuoc.aspx
Tên bài một đường, nhưng nội dung một nẻo và thái độ chính trị không thèm che giấu. Ngay thời ấy các ông già đã có ý kiến chưa đồng tình. Đây là giữa các cụ với nhau.
Nay, hai bác trẻ nên khác đi.