Nguyễn Khắc Mai
5-5-2019
Mấy ngày nay, quanh ngày 30 tháng Tư, buổi sáng, ngồi trên hiên gác 3, lại nghe tiếng con chim phi phi. Nó cứ kêu từ chập sáng cho đến 9, 10 giờ thì bay đi nơi khác. Không thấy kêu nữa. Cứ một lúc nó lại kêu: phi phi, phi phi, phi phi… Tôi đặt tên cho nó như cái âm mà tôi nghe ra. Con chim này thuở nhỏ ở Huế, mẹ tôi gọi là con chim vịt. Bà kể câu chuyện y như người miệt vườn Nam bộ kể…
Ngày xưa có người đàn ông được vợ đưa cho ít tiền đi làm ăn. Ông đi đến một khu ruộng thấy một bầy vịt đang lặn hụp mò cua cá. Mấy người dân ở đó bảo là vịt của họ, nếu ông mua họ sẽ bán cho cả bầy. Ông đồng ý mua, rồi cầm cành tre có túm lá ở đầu ngọn, lội xuống ruộng định đuổi vịt về. Chẳng ngờ, đó là đàn vịt trời. Một con bay lên rồi cả đàn bay theo. Ông chạy băng qua những thửa ruộng, miệng không ngớt gọi vịt. Vít vít vịt vịt vịt… Ông mệt đứt hơi, ngã lăn ra ruộng không ngớt kêu: vít vít vịt vịt vịt. Ông chết hóa thành con chim bay khắp xứ để gọi về cái giấc mơ đang vuột khỏi tầm tay. Người nông dân đặt tên là con chim vịt.
Nhưng thưở nhỏ học cours preparatoire (lớp dự bị, còn gọi lớp tư, theo hệ thống lớp năm, đồng ấu, enfantin, lớp mà cụ Nguyễn Công Hoan gọi là lớp đầu đầy trốc, rất tanh). Rồi đến lớp Tư, Dự bị, lên lớp Ba rồi lớp Nhì, lớp Nhất, hết bậc tiểu học.) Trường tiểu học Đông Sơn Thanh hóa, cạnh chùa Đại Đồng, chung quanh rất nhiều ao chuôm. Thỉnh thoảng vào đầu mùa hạ, lại nghe tiếng chim phi phi kêu. Một hôm thầy giáo bảo, các con có muốn nghe sự tích con chim không. Rồi thầy kể.
Ngày xưa, bên châu Âu, có chiến tranh, (bấy giờ vào năm 1941, đang có Đại chiến thế giới II). Có một gia đình nọ cả cha, mẹ, anh chị em đều chết hết. Chỉ còn lại cậu con út. Cậu đi qua các chiến trường tìm cha mẹ và gào khóc thảm thiết: “Perre, mere, frere, soeur…tous sont perdus”. Nghĩa là: Cha, mẹ, anh, chị đều mất cả rồi. Mấy chữ tiếng Pháp nói nhanh nghe tựa như tiếng con chim. Cậu không ngớt kêu thương thảm thiết. Cho đến khi mệt lã chết đi, cậu hóa thành con chim bay khắp vùng tìm cha mẹ. Trong đầu óc non trẻ của tôi lờ mờ nhận ra rằng thầy đang dạy mình những chữ (cha, mẹ, anh, chị…), mà còn cho mình nghĩa của câu chuyện thương tâm và nỗi đau mất mát trong chiến tranh.
Tiếng kêu của con “phi phi” vào dịp 30 tháng tư năm nay, khiến tôi nhớ lại câu chuyện của Thầy kể cho nghe gần 80 năm trước. Con chim vịt là tư duy của một nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên. Còn con chim bay khắp nơi để kêu lên tiếng thảm thiết sự mất mát trong chiến tranh lại đến từ một khung trời văn hóa khác. Tôi không còn nghe ra mấy tiếng phi phi nữa, mà mường tượng như nghe nó đang kêu thê thảm nơi Ô Đồng Lầm xưa của kinh thành Thăng Long, nay là Hà Nội. Cái bi kịch là Hà nội đang tự hào như là thành phố của “hòa bình”. Cớ sao tôi cứ nghe ra tiếng chim như vẫn đang kêu gọi thê thảm nỗi đau mất mát chiến tranh: Pere, mere, frere, soeur… tous sont perdus! (Cha, mẹ, anh, chị, chết cả rồi.)
Trong tư duy cổ truyền của Việt nam, chiến tranh là tàn ác, mất mát đau thương. Nguyễn Trãi nói trong Quân Trung Từ Mệnh: “Kể ra binh đao (chiến tranh) là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm… Cái họa, của việc dùng binh đến cùng, cậy vào vũ lực là điều thánh nhân vẫn răn ngừa…”. Tuy nhiên trong lịch sử Việt Nam, nhiều cuộc chiến tranh đã xảy ra, phần lớn là những cuộc chiến chống quân xâm lược do các đế chế Tàu, từ Ân, Tần, Hán, Đường Tống, Nguyên, Minh, Thanh và Tàu Cộng! Vì thế lịch sử Việt Nam còn là lịch sử của chiến tranh giữ nước. Giá như Việt Nam không chiến thắng được trong những cuộc chiến ấy, cầm chắc đã là môt tỉnh của Tàu rồi.
Còn cuộc chiến kéo dài ngót một phần tư cuối thế kỷ XX vừa qua thì sao? Người bạn của tôi, anh Nguyễn Trung đã thống kê nhiều tính chất của nó. Có chiến tranh chống xâm lược và can thiệp của ngoại bang, có chiến tranh ý thức hệ, có chiến tranh ủy nhiệm, có cả nội chiến. Riêng tôi, tôi nghĩ đến hai điều.
Thứ nhất, nó là cuộc chiến huynh đệ tương tàn bi thảm nhất trong lịch sử Viêt Nam. Hàng triệu người Việt ở cả hai miền đã chết oan uổng, bị tàn tật suốt đời, hàng vạn gia đình tan nát. Những con chim phi phi đang bay khắp mọi miền, có phải là oan hồn của những em bé đã mất cả cha mẹ, anh, chị, em! Bi thảm hơn nữa là đã có ngót cả triệu người chết trong các trại cải tạo và chết trên biển cả.
Tôi vừa nhận được thư của người bạn cũ sau 60 năm không biết tin nhau. Nhưng trong niềm vui gặp lại nhau, tôi lại ngậm ngùi đau xót. Anh ấy kể, bây giờ sống yên ổn ở Mỹ, nhưng không thể nào quên được cảnh con gái bị hải tặc hãm hiếp rồi quăng xác xuống biển. Nào chỉ riêng anh bạn của tôi. Đó là thảm kịch thế kỷ của dân tộc.
Một cuộc chiến quá khốc liệt, quá đau buồn, quá thê thảm, quá mất mát. Nhưng, điều thê thảm nhất là người ta đã không thể kiến tạo cho Dân, Nước một cuộc sống nên hồn, bình yên và tử tế, sau chiến tranh. Bốn mươi năm đã trôi qua, một cuộc nhận thức có văn hóa, có lý, có tình để hòa giải, để hòa hợp, để thống nhất Dân Tộc, an ủi người đã ngã xuống bất cứ bên nào, xoa dịu vết thương, chưa diễn ra. Rồi chung tay xây đắp một tương lai Tự Do và Hạnh Phúc, mà thật sự đã có nguồn lực trong tầm tay!
Bi kịch của cuộc chiến này là kẻ chiến thắng đã đem một ý thức ngoại lai, hổ lốn và giữ cho mình một tâm thức trung cổ “được làm vua”, mà lịch sử nhân loại đã vượt lên. Kẻ chiến thắng đã áp vào Việt Nam những bài học, những mô thức đậm nét trung cổ, lạc hậu của Nga Xô, Trung Cộng, duy trì quyền lực theo một phương thức rất trung cổ: “Cỡi ngựa giành lấy nước”. Hoặc “chính quyền ở đầu ngọn súng”, như Mao xếnh xáng quan niệm. Mà nước ở đây lại là môt quan niệm không khác gì chủ nghĩa phong kiến đã trở nên phản động lỗi thời. Họ cũng quan niệm đồng nhất nước với đảng. Thế thì có khác gì các nhà vua thuở trước bên Tàu.
Điều thứ hai mà tôi cũng thường nghĩ đến khi chiêm nghiệm những bài học lịch sử cổ đại cũng như hiện đại. Đó là khái niệm “phản lịch sử”. Tôi không dùng khái niệm này với nghĩa thông thường, là phản tiến hóa hay phản tiến bộ. Khi quan sát lịch sử Việt Nam và thế giới, tôi nghiệm ra, bên cạnh cái lịch sử hiện thực, cái đã xảy ra, tôi thấy có “mặt trái” của nó. Cái mặt trái đó, thường là những ý tưởng, có khi là mầm mống manh nha của những hành động trái chiều với lịch sử đang xảy ra. Đáng tiếc, do những nguyên nhân lịch sử, xã hội nào đó, mà khuynh hướng ấy đã không thể trở thành hiện thực.
Tôi vận dụng ý niệm về phản hạt, phản vật chất để nghĩ về “phản lich sử”. Ví như trong Quân Trung Từ Mệnh, Nguyễn Trãi đã dự báo, cuộc chiến tranh xâm lược mà nhà Minh áp đặt lên nước ta sẽ hao tiền, tốn của, thiệt hại sinh linh, nhất định sẽ thất bại, vô ích. Các tướng tá nhà Minh từ bỏ cuộc chiến ấy là hơn. Nhưng tại sao cái “phản lịch sử”, là hãy từ bỏ cuộc chiến vô nghĩa ấy đi, đã không thể xảy ra.
Cuộc chiến tranh bi thảm kết thúc vào ngày 30-4 cũng thế. Xã hội Việt Nam, trong thế kỷ XX từng có tư tưởng giành Độc lập và kiến thiết Quốc gia bằng phương thức hòa bình, phi bạo lực, “bạo lực tắc tử”. Đầu thế kỷ XX, Đông Kinh Nghĩa Thục từng đề xướng một chiến lược Quốc gia trong “Văn Minh Tân Học Sách”. Giành và duy trì đôc lập bằng phương thức hòa bình, độc lập dân tộc đi đôi với phát triển dân quyền, xây dựng nền kinh tế có công nông thương tín hiện đại, lấy kinh tế tư nhân là chủ đạo. “Nếu người giàu có bỏ tiền ra để làm công nhiệp, thì quốc dân phải lấy đó làm điều biết ơn, cớ sao lại đem lòng kỳ thị”. (VMTHS).
Phương thức lấy kinh tế tư nhân làm chủ đạo, ra đời hơn một thế kỷ trước ở VN, nó là “phản lịch sử” của sự kỳ thị kinh tế tư nhân, mà đến hôm nay vẫn còn bị ám ảnh chưa bức phá ra được. Vào thời hiện đai, tâm thức Việt vẫn ám ảnh nhiều, vẫn còn rơi rớt tư duy Trung Cổ. Nhục nước phải rửa bằng máu, giành nước trên yên ngựa, chính quyền ở đầu ngọn súng… Quốc ca vẫn còn âm điệu trung cổ sắt máu: “Thề phanh thây uống máu quân thù”, rồi thay bằng, “đường vinh quang xây xác quân thù”.
Có một chuyện vui, gần đây, một tiến sĩ nữ đã về hưu nói, lâu nay em vẫn nghĩ, “xây xác” nghĩa là chỉ làm chúng bị thương thôi. Ai ngờ là dã man đến thế. Văn hóa Việt Nam thể hiện trong chính trị, kinh tế, nghệ thuật, xã hội… chưa tạo ra một tâm thức mới, một nhân cách mới của quốc dân! Cứ nghĩ về một nhân cách Nhật Bản hôm nay mà thêm hổ thẹn.
Sau ngày 30-4, cớ sao cái “phản lich sử” ấy đã không xảy ra: Độc lập, Thống nhất đi đôi với Dân chủ Dân quyền, kinh tế tư nhân phát triển. Văn hóa khoa học nghệ thuật, như chí sĩ yêu nước Nguyễn Hữu Cầu, môt yếu nhân của Đông Kinh Nghĩa Thục, từng nói vào cuối năm 1945: “Nền độc lập này mà Quốc dân vừa giành lại được, chúng ta phải bảo vệ bằng những hoạt động tinh thần. Các Dân tôc chỉ trường tồn bằng khoa học và nghệ thuật”. Khoa học, nghệ thuật, giáo dục, dân trí, quan trí, vốn xã hội… vẫn còn rất ngổn ngang.
Những điều rất đạo lý, rất hợp lý, tiến bộ và hợp trào lưu chung của nhân loại, cũng đã manh nha xuất hiện ở ngay trong lòng xã hội ta… Cớ sao từ 30-4 ngày ấy, đã cách nay đến một nửa thế kỷ, nhiều điều thiên hạ đã làm được, mà chúng ta vẫn còn loay hoay gỡ rối.
Gần đây trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân, tôi vẫn nghe những đại gia kinh tế xin bộ nọ, bộ kia quan tâm lập quy hoạch cho ngành này ngành nọ phát triển. Tại sao các nhà kinh tế không tự mình hình thành quy hoạch, rồi chính quyền phải theo đó mà có chính sách luật lệ để thúc đẩy thực hiện. Phải chăng cái não trạng kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa vẫn còn nặng cân. Cứ nghĩ, theo một nghiên cứu của Havard, năm 1960, Việt Nam và Nam Hàn ở cùng một trình độ. Nay sau nửa thế kỷ, họ tiêu phí cả tổng đầu tư, cả thời gian đều ít hơn ta. Thế mà, họ đã là một nước công nghiệp có kinh tế, khoa học và xã hội hiện đại, thu nhập quốc dân so với ta gấp hàng chục lần. Bi kịch là ta bị “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường. Lại lần theo lối đoạn trường mà đi!”
Gần đây nhân đọc tiểu thuyết “Những Mãnh Rồng” của Nguyễn Minh Tường, tôi vẫn thường ao ước, giá như lặp lại những mãnh rồng còn trong nước và những mãnh có ở khắp các châu lục, sao ta lại không thể hình thành một xã hội Rồng – Tiên hiện đại, nhân văn, hài hòa, hạnh phúc.
Còn nhớ thơ Đường có bài “Đánh đuổi con chim oanh đi. Đừng cho nó véo von trên cành. Làm cho giấc mơ của ta tan vỡ. Khiến ta không thể gặp chàng ở Liêu tây”. Tôi không muốn đuổi con chim phi phi, mà cứ để cho nó kêu tha thiết trong hồn mình.
Ô Đồng Lầm, Hà Nội nhân dịp 30-4 2019
____
Vài hình ảnh đau thương trong ngày 30/4/1975:
Vì sao lại có chiến tranh nồi da xáo thịt, nếu ngày trước Ngô Đình Diệm nghe theo tiếng gọi của cụ Hồ thì đã không có hàng triệu người dân Việt chết, Mỹ không nhảy vào, không có tùy nghi di tản 1975, không có nạn thuyền nhân.. các vị có hiểu không vậy, định đổ lỗi cho chính phủ Việt Nam ạ…
Dù sao đi nữa,nếu xét tồng quan thì bài viết này của cụ Nguyễn Khắc Mai
có nhiều nhận định xuất sắc và có dẫn chứng xác đáng.
Một sơ suất nhỏ : Hoàng Minh Tường,thay vì Nguyễn M.T.
Đem cách nghĩ của người phát minh ra công nghệ vận dụng vào khoa học xã hội, người ta hiểu cổ kim đông tây, quá khứ, hiện tại, khôn dại, thực tế, viển vông, nên hay không,tại sao thành công, thất bại, tài năng hay ăn tục nói phét…. nói chung là nhìn xa thấy rộng, chứ không phải là xảy ra rồi thì mới biết. Cải cách giáo dục sẽ thất bại thảm hại, bởi người ta không hiểu gì cả, bởi vậy chim Cuốc sẽ có ngày kêu những tiếng thảm khốc hơn cả con phi phi…
Một trong những ní gio CTNM nêu ra để làm mất đoàn kết với giới dư lợn viên là thời gian phò Đảng, aka “cống hiến cho đất nước” không bằng những chí thấc đáng kính . They gotta start somewhere. Họ mới khởi nghiệp phò Đảng cũng như các chí thấc nhà mềnh thời mới “từ ấy trong tui bừng nắng cực”. Theo thời gian, công trạng “phò Đảng”, aka “cống hiến” sẽ dày cui lên như mặt mâm chí thấc đáng kính nhà mềnh thui . Ăn chung máng, lợn con & lợn lão cũng chỉ là lợn, phân bì tị nạnh nàm gì để Đảng ngày càng suy yếu hổng biết nữa .
Kế, tớ mún CTNM hòa giải hòa hợp với Trung Quốc . Có quá nhiều ní gio để hòa giải hòa hợp với Trung Quốc, tớ chỉ nêu ra vài điều . Trung Quốc hổng phải ngoại quấc -đọc lại tên dùm cái- cũng hổng phải thế lực (tư bẩn) thù địch, cùng 1 vành đai, 1 con đường, 1 lý tưởng, cùng chung 1 thiếu tá Hồ Quang kính yêu … Về hòa giải hòa hợp, những gì CTNM muốn Đảng của mềnh -hổng phải của tớ- làm, Đảng đã làm tốt . CTNM muốn Đảng phải là người chủ động, Đảng đã chủ động . Bóng ở chân Đảng ? tới bi chừ chúng ta đang chứng kiến những đường truyền rất ăn ý & đẹp mắt . Khép lại quá khứ ? Done. Cứu Đảng là cứu nước ? Also Done. Hòa giải hòa hợp cùng nhau xây dựng đất nước ? Cứ nhìn vào những dự án có yếu tố nước quen . Thậm chí chúng ta có được biểu tượng về phản biện ôn hòa phi bạo lực của riêng mình mà không cần Gandhi, đó là Đại tướng Lê Đức Anh! Tất cả những cái này, nói theo nhời Chu Mộng Long, là nhờ hồng phúc nước nhà nên nước mềnh đã trở thành 1 thứ “đại gia” xã hội chủ nghĩa, tới Bắc Hàn cũng ganh tị nữa .
Thế nhưng CTNM vẫn có những thái độ vô cùng cực đoan, ngoan cố . Hay nói theo tư di của Trần Văn Chánh, CTNM không phải là 1 tấm gương tốt cho hòa hợp hòa giải, thậm chí là những tấm gương vô cùng xấu xí . “Thoát Trung”, WTF! Đây là thứ sản phẩm bệnh hoạn của những kẻ có tư di cực đoan, theo lời Phạm Đoan Trang, lúc nào cũng hận thù, nợ máu, không chịu khép lại quá khứ, chống phá hòa giải hòa hợp để xây dựng Đảng & đất nước giàu mạnh . Chưa kể, Đảng các bác đã khép lại quá khứ, hòa giải cũng đã thành công . Chỉ mới nhiêu đó mà đất nước đã tươi đẹp như bi chừ rùi, 1 phần lớn là do sự tham gia tích cực của trí thức & công nhân nước quen . Thử hỏi, không tính tới bọn việt kiều cực đoan hải ngoại, chỉ tính tới những trí thức, doanh nhân việt kiều yêu Đảng như Vũ Thành Tự Anh, có ai đóng góp trí lực để xây dựng đất nước giàu mạnh như Trung kiều không ?
Và cúng cùi, tớ muốn CTNM, nhất là những người đấu chanh gì gì đấy, có thể hòa giải hòa hợp được với chính Đảng Cộng Sản . Let’s face it, những lời kêu gọi hòa giải hòa hợp của CTNM đ/v bọn hải ngoại cực đoan mang hàm ý chấp nhận chế độ as is, tức là hòa giải hòa hợp nhưng không cần thay đổi chế độ . Nảy ra câu hỏi, các vị đấu chanh nàm gì thế ? Đấu chanh không để thay đổi chế độ ? Gandhi got fooked where the sun dont shine! Nhưng lại có những người đang hô hào cả “Thoát Trung” lẫn “Thoát Cộng”! Cực đoan quá thể lun . Chính vì những người có thái độ cực đoan như ri mà tớ tí toáy ra lời kêu gọi thế lày, mong rằng họ cần học được cái nhìn khách quan của chiết da Hạ Đình Nguyên, cần có 1 thái độ dung hòa hơn với cả “Trung” lẫn “Cộng”. Nên nhớ, bô (full of) xít lên cái tít to đùng “Tiếng nói của tuổi trẻ – Dân chủ phải đâu là xây dựng tổ chức chính trị để lật đổ chính quyền độc tài?” có nghĩa “dân chủ” -thứ mà “những người đấu chanh”- phải tôn trọng “độc tài”. Mà “độc tài” đã phải tôn trọng, cả “Trung” lẫn “Cộng” không phải độc tài lại càng xứng đáng để mọi người tôn trọng . Thế mà có những kẻ cực đoan, không chịu khép lại quá khứ vẫn khản cổ hô hào “Thoát Trung” lẫn “Thoát Cộng”! May quá, dân mềnh ôn hòa nên hiện giờ chúng chỉ là những tiếng kêu trên sa mạc . Nói theo ý của Trần Văn Chánh, không phải là tấm gương cho hòa giải hòa hợp . Vả lại, theo ý của võ sư Lương Ngọc Huỳnh, lãnh đạo nhà mềnh đang bị khinh thường, dè bỉu, theo ý những người khác, nước ta đang phải đối mặt trước những dã tâm thâm độc của nước ngoài, với mục đích xâm phạm lãnh thổ . Chỉ còn 1 cách di nhứt là mọi người phải đoàn kết lại, ở diện rộng là sự đoàn kết giữa các Đảng & dân tộc xã hội chủ nghĩa với nhau, cụ thể hơn là giữa tất cả mọi người dân cùng đồng lòng đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng as is, aka Cộng Sản . Như thía mới là “hòa giải hòa hợp” thật sự chớ . Đàng này lại kiếm cớ chia rẽ bằng những hô hào “Thoát Trung”, “Thoát Cộng” làm thế trận lòng dân suy yếu, làm giảm niềm tin của mọi người vào lãnh đạo, để đất nước lại trở thành miếng mồi ngon cho các thế lực phản động (tư bẩn) nước ngoài tha hồ mà xâu xé .
Thử hỏi, CTNM lại toàn là những tấm gương xấu xí đến tệ hại về hòa hợp hòa giải, có còn mặt mũi nào mà kêu gọi hòa hợp hòa giải nữa chớ ? May mà bọn việt kiều cực đoan biết họ giống Đảng của họ; mặt dày, dây thần kinh xấu hổ hoàn toàn thoái hóa, không (cần) biết tới đạo đức … nên hiện giờ hiệu nghiệm của những lời kêu gọi í ngang với lời của Huỳnh Tấn Mẫm kêu gọi mọi người ở lại xây dựng quê hương ngày -theo lời trí thức Nguyễn Ngọc Giao- giải phóng dân tộc 30-4 khỏi ách thống trị của ngoại bang . Nhớ, Trung Quốc hổng phải ngoại bang .
Thật đáng tiếc từ 1945 đã có những người coi khoa học là một thứ để trường tồn và phát triển đất nước, chính xác 100%,nhưng làm như thế nào để khoa học thực sự phát triển thì những người làm chuyên môn không biết một cách cụ thể,Mấu chốt là ở đây .Nếu biết được điều này thì công nghệ sẽ rất phát triển. Công nghệ làm thay đổi thế giới, thay đổi cả tư duy, phong tục tập quán…. Ngoài làm ra nhiều của cải vật chất… cái tư duy của người nghĩ ra công nghệ mới thật là siêu phàm. Vận dụng nó,người ta dễ dàng giải thích được về Nhật bản, Hàn quốc, đồng thời cũng lo sợ rằng một ngày nào đó sẽ có con chim Quốc làm bạn với con chim phi phi…..
Người ta sợ phải thú nhận mình đã bị lường gạt khi cái lường gạt ấy có tên gọi là Niềm Tin.
Bởi vì cái niềm tin ấy nó “thần thánh” và ” vĩ đại” hơn cái bản ngã của họ- nên chối bỏ niềm tin là chối bỏ bản thân chính mình. Dại hay khôn?
Xem ra cái khôn của những người lỡ tin…cũng vẫn là dại. Đó là lý do càng biện hộ thì càng lòi cái ngụy biện cố hữu….
Đảng chó đã thành công khi bẻ cong lương tâm của trí thức Việt thành lòng trung thành tuyệt đối của tài nhân y hệt thời phong kiến- nô lệ. Chữ và nghĩa của hai chữ TỰ DO, đến thế kỷ 21 này vẫn khối kẻ chưa vói tới, lạ lẫm đến tan nát tâm can…
Đừng ngụy biện bằng những tư tưởng Khổng Nho trung thành nữa, nó đã phá sản và kềm hãm dân tộc này. Đừng luyến tiếc vàng son của cá nhân mà coi rẻ tồn vong của đất nước, thở dài bi lụy. Muốn khá, đập bỏ cái cũ- thiết kế cái mới cho con cháu noi theo. Không phải dại hay khôn, mà chính can đảm là cái cần thiết tối hậu để thay đổi.
….Ai có tai thì nghe.
Ah, lại thêm 1 bài kêu gọi “hòa giải, hòa hợp dân tộc” của chí thấc nhà mềnh . Tớ trích lời Phạm Thanh Nghiên về những bài dư thế lày, “một cái cớ để các thành phần “phò đảng” lấy đó làm đề tài viết lách, khua môi múa mép tuyên truyền bậy bạ nhằm lấy điểm với chế độ”.
Thui thì theo phong chào kêu gọi “hòa giải, hòa hợp dăng tục”, tớ cũng nên tí ta tí toáy thảo ra 1 nhời kêu gọi “hòa giải, hòa hợp dân tộc”, nhưng đối tượng của nhời kêu gọi của tớ hổng phải là tụi chống cộng cực đoan hải ngoại . Những người tớ mún kiu gọi lại chính là những chí thấc cứ tới hẹn lại lên, lại viết những bài … như lời Phạm Thanh Nghiên, “các thành phần “phò đảng” lấy đó làm đề tài viết lách, khua môi múa mép tuyên truyền bậy bạ nhằm lấy điểm với chế độ”. Đối tượng kế tớ nhắm tới là bọn đấu chanh cho không chống độc tài, vì nếu theo khách quan kiểu chiết da Hạ Đình Nguyên, họ không có những đóng góp gì cụ thể cho công cuộc “hòa giải hòa hợp dân tộc”. Tại sao, đọc sẽ hỉu . Fair Warning: hỉu chít liền, tớ thêm, tại chỗ lun . Tớ đặt tên là “Lời kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc để xây dựng Đảng vững mạnh, đất nước vững chắc”
Như đã nói, 2 thành phần đối tượng của “lời kêu gọi” này là 1) trí thức cả đáng kính lẫn được nhiều người theo đuổi/dõi/… có nghĩa từ gs Tương Lai tới Chu Mộng Long . Và 2) những người đấu chanh cho cái gì đó có Trời biết, như Phạm Lê Văng C … ah, uh, … Cát, Hữu Danh nhưng Vô … Tư Lự & những thứ lẩm cẩm như vv … vv … nói chung là chí thấc nước mềnh, viết tắt là CTNM.
Mục đích, như tớ đã lói, là xây dựng Đảng vững mạnh, đất nước vững vàng, và như lời của bác Nguyễn Khắc Mai, “một tương lai Tự Do và Hạnh Phúc” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Quang Vinh Mun Lăm . Chỉ với 1 đất nước & Đảng lãnh đạo như vậy, mới có thể vững vàng trước sự dòm ngó thèm muốn của ngoại bang & các thế lực phản động cực đoan do ngoại bang nuôi dưỡng & dật giây .
Tớ thuộc loại “văn dốt, võ dát” nên lượng thứ cho những hình tượng văn học âm trầm, huyền bí nhưng mang tính biểu tượng cao của nền văn học cách mạng, thứ mà tớ vốn đã ghét cay ghét đắng .
Đầu tiên, tớ muốn CTNM cần hòa giải & hòa hợp với giới dư lợn viên . Họ có (rất) nhiều điểm chung với CTNM hơn là những sản phẩm của trí tưởng tượng hoang đường bệnh hoạn của ai đó. Điểm giống nhau cơ bản là về lô dít tư di . Họ cũng quan niệm Đảng = đất nước, cứu Đảng là cứu nước (Nguyễn Trung), lấy xây dựng Đảng là lý do đoàn kết dân tộc (Trung Nguyễn), làm những điều không cấm (Nguyễn Quang A-Trần Nhật Quang) . Đúng, niềm tin vào Đảng của họ cao hơn (1 tẹo) so với CTNM, nhưng đã hơn 1 lần -more like rất nhiều lần-, rất nhiều CTNM cũng đã kêu gọi tái tạo lại niềm tin của dân đ/v Đảng . Nỗi lo mất niềm tin cũng đã được nhà báo xã hội chủ nghĩa Mai Quốc Ấn nêu ra “Mất dân là mất nước”, mặc dù vẫn nằng nặc mình “lo cho quốc gia hơn cho Đảng”. Hay nói trắng phớ ra, CTNM & dư lợn viên “Gà cùng yêu Đảng, chớ hoài đá nhau”.
Tớ không hiểu tại sao lại có những hiện tượng kỳ thị của CTNM đ/v giới dư lợn viên . Vì quyền lợi (phải) bị chia sẻ ? Lời của Bác Hồ học của tiền nhân Trung Hoa, “Không sợ thiếu, chỉ sợ chia không đều”. Nếu CTNM thấy Đảng có phần thiên về giới dư lợn viên, các vị có thể (lại) viết kiến nghị muh. Tại sao phải chọn vị thế đối lập cực đoan đ/v những người cùng chí hướng với mình ? Với những lời lẽ không thể nói là ôn hòa, lịch sự đ/v dư lợn viên, rất nhiều vị CTNM, nói theo tư di Trần Văn Chánh, đã ngẫu & nghiễm nhiên trở thành những tấm gương xấu trong hòa giải hòa hợp dân tộc .
Vả lại xây dựng Đảng vững mạnh, đất nước hùng cường cần có 1 sự đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới, từ trái qua phải & từ ngoài vô trong . Thiếu tình đoàn kết giữa CTNM & giới dư lợn viên là vết nứt đầu tiên (có thể) dẫn tới thảm họa là sự sụp đổ của Đảng & đất nước, là điều, theo TS Nguyễn Quang A & đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, không ai muốn .
(còn tiếp)