Vì mục tiêu trả lương công bằng ở Việt Nam: Tiếp cận mức lương đủ sống

Châu Minh Dũng

15-4-2019

Ngày 10/4/2019, Hiệp hội Lao động Công bằng đưa ra một báo cáo dài 16 trang, nói về tình hình công nhân lao động ở Việt Nam, cho thấy công nhân tại các nhà máy ở Việt Nam làm việc quá nhiều giờ, vượt mức tiêu chuẩn quốc tế cho phép, để thu hẹp khoảng cách đáng kể giữa những gì họ kiếm được với những gì họ cần cung cấp cho bản thân và gia đình.

Chúng tôi xin được tóm lược báo cáo này, để giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về đời sống của công nhân Việt Nam, giai cấp được cho là lãnh đạo cách mạng, thông qua “đội tiền phong là đảng CSVN”, đang đứng ở vị trí nào trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Giới thiệu

Công nhân làm trong các nhà máy thuộc lĩnh vực may mặc và giày dép ở Việt Nam thường chỉ được hưởng mức lương thấp. Nỗ lực tìm kiếm sự công bằng cho họ đã và đang thu hút nhiều sự chú ý, nhưng vẫn bị cản trở bởi sự thiết hụt thông tin thực tế về mức lương của họ. Hiệp hội Lao động Công bằng (Fair Labor Association – FLA) thu thập dữ liệu tiền lương của họ từ chính nhà cung cấp của các thương hiệu liên kết để các hãng này có được dữ liệu cần thiết, thực thi cam kết trả lương công bằng.

Quyền lợi của người lao động và ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam

Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ ba thế giới về mặt khối lượng (chỉ đứng sau Trung Quốc và Bangladesh), ngành công nghiệp may mặc chiếm 16% tổng giá trị xuất khẩu của đất nước này. Sản xuất hàng may mặc là nguồn phát triển kinh tế lớn cho Việt Nam, nơi có khoảng 6.000 nhà sản xuất, sử dụng 2,5 triệu lao động từ dân số 90 triệu người.

Tuy nhiên, người lao động Việt lại đối mặt với rủi ro nghề nghiệp cao nhất, so với các đồng nghiệp của họ trên toàn cầu, nhiều công nhân may mặc Việt Nam không được chi trả tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra. Người lao động Việt rất khó thương lượng với giới chủ về mức lương cao hơn, do quyền lợi của họ bị giới hạn bởi chính luật lao động của đất nước này.

Việt Nam mới chỉ phê chuẩn năm trong số tám công ước lao động cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization – ILO) và vẫn chưa phê chuẩn Công ước 87 về Quyền Tự do lập hội và Bảo vệ quyền tổ chức hội đoàn; Công ước 98 về quyền tổ chức hội đoàn; hoặc Công ước 105 về bãi bỏ lao động cưỡng bức. Năm 2018, Liên đoàn Công đoàn Quốc tế (International Trade Union Confederation – ITUC) nhận định, Việt Nam vi phạm bốn trong số năm Chỉ số Quyền lợi Toàn cầu dùng để mô tả các quốc gia đối xử tồi tệ nhất với người lao động.

Theo Bộ luật Lao động năm 2012, chính phủ Việt Nam xác định mức lương tối thiểu vùng, thông qua các cuộc thương lượng tập thể theo ngành. Mỗi ngành có thể chọn mức lương tối thiểu, miễn là mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu hàng tháng trong khu vực do chính phủ quy định.

Chính phủ xác định mức tối thiểu này dựa trên các khuyến nghị từ Hội đồng tiền lương quốc gia[1]. Hội đồng này có 15 thành viên, gồm năm đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và năm thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.

Hội đồng tiền lương quốc gia đã đề xuất mức tăng lương tối thiểu 5,3% cho năm 2019. Tuy mức tăng này cao hơn tỷ lệ lạm phát [trên danh nghĩa] ở Việt Nam, là 3,8% trong năm 2018 và 3,5% trong năm 2017, mức tăng này vẫn thấp hơn mức tăng lương của hai năm trước (6,5% trong năm 2018 và 7,3% trong năm 2017) và mức lương tối thiểu sẽ vẫn ở dưới một nửa (48,2%) của ước tính mức lương thấp nhất [đủ để duy trì sinh hoạt phí tối thiểu tại các thành phố lớn ở VN] được trình bày trong báo cáo này.

Phương pháp luận

Dữ liệu (đã được kiểm chứng) trong báo cáo này được thu thập trong ba năm, từ năm 2015 – 2017, và đại diện cho gần 13.000 công nhân từ 38 nhà máy. Các cơ sở đã được lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá. Khi tính toán mức lương của các công nhân, FLA tính cả tiền thưởng, tiền mặt và lợi ích hiện vật, tiền khuyến khích tăng năng suất lao động và các phương diện vốn không được tính đến trong nhiều kiểu phân tích tiền lương khác.

Mẫu thu thập dữ liệu tiền lương của FLA tính toán các phương diện của việc trả lương thông qua mẫu dữ liệu công nhân từ bốn nghề nghiệp khác nhau ở các nhà máy riêng lẻ. Các phương diện của tiền lương được tiêu chuẩn hóa giữa các quốc gia, khu vực và các cơ sở riêng lẻ để cho phép so sánh chính xác và bảo đảm mô tả đầy đủ về những gì người lao động trung bình kiếm được.

*Cam kết hướng tới tiền lương công bằng của FLA (Fair Compensation Commitment)

Hiệp hội Lao động Công bằng và các bên liên quan cam kết bảo đảm người lao động sẽ nhận được mức lương thỏa đáng. Nnăm 2011, FLA sửa đổi Bộ Quy tắc ứng xử của mình để tuyên bố rõ ràng rằng, “mỗi người lao động đều có quyền được hưởng lương cho mỗi tuần làm việc bình thường, đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động và cung cấp thêm một số khoản thu nhập tùy ý”.

Các đơn vị thành viên của FLA thu thập dữ liệu tiền lương thực tế từ các công nhân trong chuỗi cung ứng của họ, phân tích dữ liệu đó dựa trên các tiêu chuẩn lương cụ thể theo vùng và tạo ra các chiến lược để khắc phục vấn nạn lương thấp.

Định nghĩa của FLA về tiền lương ròng (net wage)

FLA định nghĩa tiền lương ròng như sau: Tiền lương = (Lương hợp đồng cơ bản + Lợi ích tiền mặt + Lợi ích vật chất) – (Thuế bắt buộc + Các khoản pháp lý + Thuế)

Định nghĩa của FLA bao gồm tiền lương kiếm được trong giờ làm việc thông thường và không bao gồm số giờ làm thêm. Điều này phù hợp với các quy chuẩn quốc tế thông dụng nhất và Bộ quy tắc ứng xử FLA.

Khi đánh giá tiền lương, điều quan trọng là phải có điểm chuẩn đáng tin cậy để đo mức lương công nhân. Đồng thời, để đạt được tiến bộ về tiền lương, cần phải chống lại trạng thái trì trệ trong trách nhiệm cập nhật dữ liệu.

Trong báo cáo này, FLA đã trình bày một loạt các điểm chuẩn phản ánh các quyết định của nhiều bên liên quan, bao gồm các chính phủ, tổ chức về quyền lợi của người lao động, các đoàn thể và tổ chức đa phương.

Liên minh toàn cầu vì tiền lương đủ sống (Global Living Wage Coalition – GLWC) nhận định rằng, mức tiền lương ròng 5.760.098 đồng Việt Nam (còn mức tiền lương tổng cộng là 6.435.864 đồng) cho khu vực TP HCM, là nơi có hầu hết các nhà máy trong mẫu nghiên cứu của FLA, sử dụng phương pháp Anker. Phương pháp này chú trọng cả việc nghiên cứu các chi tiết cụ thể theo vùng về mức phí sinh hoạt thực tế mà người lao động phải đối mặt, mà các dạng ước tính khác có xu hướng khái quát hóa, chẳng hạn như nhà ở.

Khoảng cách tiền lương ở Việt Nam

Có một khoảng cách rất đáng kể giữa những gì công nhân ngành may mặc ở Việt Nam kiếm được và những gì họ cần để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cơ bản của họ, đồng thời vẫn thêm một số thu nhập tùy ý. Trung bình, người lao động ở Việt Nam kiếm được khoảng 4.645.122 đồng VN (200 Mỹ kim) mỗi tháng. Nấc thang cao nhất tiếp theo trên thang, mức chuẩn của GLWC là 5.760.098 đồng VN (248 Mỹ kim); do đó, một khoản thu nhập đủ sống sẽ yêu cầu mức tăng lương gần 25%, [mức thu nhập trung bình của công nhân may mặc Việt Nam hiện tại], tương đương 1.114.976 đồng VN (48 Mỹ kim) mỗi tháng.

Đồ thị A: Tiền lương ròng trung bình của người lao động Việt Nam hiện tại (đường đứt đoạn màu xanh dương đậm là mức thu nhập trung bình của người dân châu Á: 9.500.000 đồng VN; đường đứt đoạn màu xanh dương nhạt là mức thu nhập trung bình đủ sống ở Việt Nam theo chuẩn của GLWC: 5.760.098 đồng VN; đường màu đen là thu nhập trung bình – chưa tính các yếu tố bổ sung – của công nhân Việt Nam: 4.641.625 đồng VN).

Bức tranh thay đổi phần nào khi các yếu tố bổ sung được đưa vào thang lương, đặc biệt là khoản tiền người lao động kiếm được đầy đủ hoặc một phần trong giờ làm thêm. Tiền lương ưu đãi, một trong số đó sẽ được trả cho thời gian làm ngoài giờ của công nhân, chiếm 684.221 đồng VN, tương đương 10%, trong tổng số tiền lương. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng chi tiêu nhưng không giải quyết được khoảng cách tiền lương chung.

Trong khi đó, tiền lương làm thêm giờ chiếm 959.470 đồng VN, tương đương 15%, tổng thu nhập trung bình của công nhân, và đưa mức lương trung bình của công nhân Việt Nam lên cao hơn mức lương chuẩn của GLWC là 525.218 đồng VN. Nghĩa là, cách duy nhất mà nhiều người lao động Việt Nam có thể kiếm được một mức lương công bằng là chấp nhận làm việc thật chăm chỉ, thậm chí là làm quá giờ, làm thêm giờ.

Đồ thị B: Tổng thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam hiện tại

(Theo đồ thị này, tổng thu nhập trung bình của công nhân Việt, sau khi đã cộng hết các khoản phụ cấp, tiền làm ngoài giờ, thì lên được 6.285.316 đồng VN, khoảng 270 Mỹ kim, vẫn thấp hơn mức thu nhập trung bình của người dân châu Á: 9.500.000 đồng VN)

Theo so sánh của FLA, không có mức lương tối thiểu vùng ở Việt Nam đáp ứng ngay cả mức lương chuẩn tối thiểu. Mặc dù điều này cho thấy, cần có nhiều sự vận động chính sách hơn để đưa mức lương tối thiểu tại Việt Nam đến mức chấp nhận được, nó cũng chỉ ra rằng các lực lượng thị trường có thể là yếu tố quyết định mạnh mẽ hơn cho giá trị đồng lương thực tế của công nhân, so với mức lương tối thiểu được quy định trên luật.

Đồ thị C: Tiền lương công nhân, giờ làm thêm và tình trạng xâm phạm ngày nghỉ

Công nhân may mặc ở Việt Nam không những dựa vào tiền lương làm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập, họ còn thường xuyên bị yêu cầu làm việc quá giờ, số giờ làm thậm chí vi phạm tiêu chuẩn quốc tế và Tiêu chuẩn tuân thủ FLA (xem đồ thị C).

Đồ thị D: Vi phạm quy định giờ làm (Tương quan giữa tỉ lệ phần trăm cơ sở sản xuất vi phạm với các tiêu chuẩn: Ngày nghỉ; giờ ăn, giờ nghỉ; giờ làm thêm cưỡng bức. Màu đỏ: Việt Nam, màu xanh: Thế giới)

(Theo đồ thị, mức vi phạm các quy định về ngày nghỉ, giờ ăn, nghỉ và thời gian làm việc thêm cưỡng bức ở Việt Nam đều cao hơn mức trung bình của thế giới).

Đồ thị D chỉ ra rằng người lao động Việt Nam có khả năng bị xâm phạm ngày nghỉ cao hơn hai lần, khả năng bị từ chối bữa ăn hoặc giờ nghỉ ngơi cao gấp bốn lần và khả năng làm việc ngoài giờ cao hơn bảy phần trăm so với mức trung bình toàn cầu.

Mặc dù những người làm việc ngoài giờ có thể kiếm đủ tiền để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của họ, nhưng với cái giá là chi phí cho sự an toàn và chất lượng cuộc sống của họ. Chuẩn FLA HOW.2 đã chỉ rõ rằng người lao động phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục sau mỗi khoảng thời gian làm việc bảy ngày.

Nói một cách đơn giản, khi công nhân không được hưởng ngày nghỉ, họ kiếm được nhiều tiền hơn; công nhân trong các nhà máy vi phạm quy định ngày nghỉ sẽ kiếm được hơn gần 1.000.000 đồng VN tiền lương mang về nhà, so với công nhân trong các nhà máy luôn cung cấp ngày nghỉ cần thiết. Tuy nhiên, những người lao động bị từ chối ngày nghỉ nhiều khả năng làm việc gần gấp đôi so với giới hạn pháp lý 25 giờ mỗi tháng đối với số giờ làm thêm và họ vẫn chỉ kiếm được mức lương ròng tương đương với các đồng nghiệp làm việc một tuần bình thường.

Theo dữ liệu của FLA, với những công nhân làm việc tại các cơ sở không cung cấp ngày nghỉ đúng quy định, thời gian làm thêm của họ mang lại khoảng 27% số tiền lương mang về nhà (trong đó tiền làm thêm giờ chiếm 16% và tiền thưởng khuyến khích chiếm 11%). Còn với những công nhân được hưởng ngày nghỉ dựa trên tiền làm thêm giờ chiếm 8% và tiền thưởng khuyến khích chiếm 7% (tổng cộng 15%).

Tác động của sự phụ thuộc quá mức vào tiền thưởng khuyến khích và tiền lương trả ngoài giờ là rõ ràng. Hầu hết công nhân tại các cơ sở không vi phạm HOW.2 đều làm việc trong giới hạn làm thêm giờ hợp pháp, nhưng hầu hết tất cả công nhân tại các cơ sở vi phạm quy định ngày nghỉ đều làm hơn thêm 50 giờ mỗi tháng (xem đồ thị E).

Đồ thị E: Tương quan giữa số giờ làm thêm và hiện tượng vi phạm quy định ngày nghỉ

Khuyến nghị và kết luận

Dữ liệu của FLA cho thấy, mặc dù những công nhân làm việc trong các nhà máy liên kết với khảo sát của FLA tại Việt Nam kiếm được nhiều hơn gấp đôi mức lương tối thiểu, trung bình mỗi công nhân vẫn cần được tăng lương gần 25% để cung cấp đầy đủ cho bản thân và gia đình theo tiêu chuẩn của GLWC.

Những công nhân Việt Nam, để kiếm được một mức lương tương xứng như vậy, phải làm thêm nhiều giờ và nhiều ngày mà không được hưởng ngày nghỉ đúng quy định, nghĩa là vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động.

Vận động chính sách ở cấp ngành chắc chắn sẽ giúp tăng lương tối thiểu. Các sáng kiến ​​liên ngành theo kiểu Hành động, Hợp tác, Chuyển đổi, vốn đã liên kết các chính phủ, công đoàn và hãng may mặc, đang tạo được động lực ở các quốc gia khác để thúc đẩy ảnh hưởng từ các hãng sản xuất, bên cạnh sự vận động của công đoàn để thúc đẩy các thay đổi tích cực.

Cách tiếp cận như vậy có thể có lợi cho người lao động Việt Nam. Bên cạnh việc vận động, các thương hiệu và nhà cung cấp có một vai trò thiết yếu trong việc bảo đảm rằng người lao động sẽ được trả lương công bằng.

____

[1] Hội đồng này chính thức ra mắt vào ngày 6/8/2013

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Người công nhân lao động VN từ trước đến giờ vẫn bị thiệt thòi đúng như tác giả bài viết đã phân tích. Những biểu đồ và số liệu trưng dẫn rất thuyết phục người đọc. Xin cảm ơn.
    Có thể tác giả dùng chữ “vi phạm” trong câu này chưa rõ nghĩa. Xin được trích lại”

    “Những công nhân Việt Nam, để kiếm được một mức lương tương xứng như vậy, phải làm thêm nhiều giờ và nhiều ngày mà không được hưởng ngày nghỉ đúng quy định, nghĩa là vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động.”
    Ai vi phạm? Viết lại cho đúng phải là: “…nghĩa là chính phủ Việt Nam đã vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động”. Xin phép bàn thêm về nguyên nhân tiền lương không tăng của giới lao động VN một chút.

    Xem chính phủ VN có những tố chất NGANG BẰNG với các chính phủ ở các quốc gia trung bình khác để có một so sánh, về hiệu quả, về điều hành, về trách nhiệm làm cho Quốc thái Dân an.v.v..là một khập khiễng. Giống như ta dặt cái xe bò và cái Drone (thiết bị bay điều khiển bằng vô tuyến) ở cạnh nhau vậy.

    Chính phủ này ‘được lèo lái chỉ đạo” bởi độc đảng. Độc đảng này là đảng Mafia ăn cướp và ăn hại.
    Bảo thằng ăn cướp phải có trách nhiệm hay bảo chú phỉnh tay sai cho đảng cướp phải có trách nhiêm, cũng như nhau cả- là một chuyện khôi hài. Tại sao vậy?

    Nó không biết làm kinh tế. Nếu nó nghĩ ra được một cái gì hay, thì cái đó trước nhất phải phục vụ túi tham của nó trước đã, kế đó là đít của nó phải chắc thêm vào cái ghế quyền lực. Kế nữa là cơm thừa canh cặn thải ra cho dân sẽ đươc bơm tới mây xanh năm chữ ơn Đảng ơn Nhà Nước.

    Nó tự hào “đẻ” ra nhiều tiến sĩ và giáo sư. Phải. Tiến sĩ thì mua bằng giả, giáo sư thì gói xôi cho vợ bán. Cử nhân chạy xe ôm đầy đường. Và chuyên viên được đào tào phí phạm thời giờ tiền bạc của gia đình thì xếp hàng xin visa đi làm cu ly xứ người. Đông không kể!

    Lại sẽ có người bảo, bác cứ quay lại cái tiêu cực mãi…chính phủ đang ra sức kiến tạo 4.0, hồ hởi phấn khởi thế, bác không thấy sao?. Ừ thì tôi cũng thấy nó loay hoay…Chính phủ nó cứ loay hoay, còn đảng chó nó không loay hoay đâu, nó viết chính sách đấy! Chính sách của nó là tồn tại đời đời bằng “vốn tự có”. Vốn tự có của quốc gia này: Tài nguyên khoáng sản rừng vàng biển bạc, sức lực con người thanh niên nam nữ, trí tuệ và cả sắc đẹp đem đi mời chào gạ bán.. Vốn này vô tận vì nó không bỏ sức dể tạo nên. Thế đấy! Còn vốn phải mượn thì nó xin ăn mày không hoàn lại trước cái đã, kế đến là vay vô tội vạ đút túi riêng 30% còn DÂN sẽ phải nai lưng vắt sức trả cho nó hưởng. Chết ai, ai chết?

    Khi nào trí thức Việt Nam ĐÒI ĐƯỢC Viết lại Hiến Pháp Mới. Thì những VÔ LÝ sẽ không còn.
    Lúc ấy công nhân sẽ được tự do lập nghiệp doàn, tự do lập hội, tự do lên tiếng…và QUÂN BẮNG giữa demand -supply tự nhiên phát sinh bởi kinh tế thị trường thật sự- chứ không phải kinh tế thị trường XHCN giả dối bịp bợm kia. Và giới công nhân lao động Việt Nam mới hưởng được những phúc lợi chính đáng, không phải lao động như nô lệ nữa…thưa quý vị !!

  2. Nói cho dễ hiểu, thời buổi ngày càng cực kỳ khốn khó, miền Bắc sào ba ruộng, trừ trăm thứ thu tô mùa còn vài trăm bạc, buôn bán thì trăm người bán trăm người mua, nông sản thì phú cho Trời cho Đảng, thuế má phí trấn lột như lục lâm thảo khấu, có đất dự án bò ỉa mà không có đất canh tác. Con đường duy nhất là làm công nhân vô sản thời đỉnh cao hồ chí minh, không làm thì đói, cuộc sống ổ chuột lương bèo đành chịu vậy.
    So với mức sống của giai cấp ăn cướp thì vênh nhau 10 lần.

Comments are closed.