Tuyên bố chung về Đối thoại an ninh năng lượng Mỹ – Việt

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Người dịch: Trúc Lam

12-4-2019

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Năng lượng Mỹ, ông Francis R. Fannon (trái) và Thứ trưởng Bộ Công thương VN Đặng Hoàng An. Photo Courtesy

Văn bản tuyên bố sau đây được Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ công bố nhân dịp Đối thoại An ninh Năng lượng, được tiến hành tại Washington, DC.

Nội dung văn bản:

Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam tổ chức Đối thoại An ninh Năng lượng Mỹ – Việt lần thứ hai tại Washington, DC, vào ngày 12 tháng 4 năm 2019. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách về Tài nguyên và Năng lượng (ENR), ông Francis R. Fannon và Thứ trưởng Bộ Công thương (MOIT) Đặng Hoàng An, cùng đại diện liên ngành của hai nước, đã tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ và Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác sâu rộng về an ninh năng lượng. Đối thoại An ninh Năng lượng này được xây dựng trong một năm tham gia mạnh mẽ hơn kể từ khi Đối thoại An ninh Năng lượng Hoa Kỳ-Việt Nam khai mạc năm 2018.

Hai phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam nhấn mạnh tính trọng tâm của an ninh năng lượng đối với sự phát triển kinh tế bền vững, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế rất lớn và nhu cầu năng lượng tăng cao trong khu vực.

Họ nhận ra rằng, an ninh năng lượng được tăng cường bằng cách sử dụng tất cả các dạng năng lượng, cũng như bằng cách đa dạng hóa các nguồn và tuyến đường cung cấp. Họ lưu ý vai trò chính là cơ sở hạ tầng năng lượng – bao gồm thiết bị phát điện cho tất cả các dạng năng lượng – hóa thạch và năng lượng tái tạo – và kết nối năng lượng quốc tế, sẽ đóng vai trò đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của Việt Nam và tăng cường an ninh năng lượng cho Việt Nam. Cuối cùng, cả hai bên đều khẳng định tầm quan trọng của việc cải thiện tính minh bạch và dự đoán về môi trường đầu tư ngành năng lượng Việt Nam, thông qua khai thác khu vực tư nhân và các cải cách quy định.

Thứ trưởng Fannon đề nghị tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật để ủng hộ các nỗ lực nâng cao năng lực pháp lý của Cơ quan quản lý điện lực Việt Nam (ERAV). Cụ thể, ENR sẽ hỗ trợ ERAV phát triển:

1) Thị trường có sức mạnh cạnh tranh;

2) Lưới điện thông minh và các chương trình đáp ứng nhu cầu; và

3) Các công cụ điều tiết cần thiết cho thị trường bán sĩ và bán lẻ điện cạnh tranh.

ENR sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong MOIT và Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng (STOMAQ) để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong khu vực, thông qua các cam kết kỹ thuật và sẽ tìm kiếm sự chứng thực của ASEAN cho các hoạt động tự nguyện tốt nhất. Hai bên tiếp tục nhận ra sự cấp bách của việc cải thiện hiệu quả năng lượng, đặc biệt là điều hòa không khí chiếm tới 50% nhu cầu điện lúc cao điểm ở các nước ASEAN và có tác động đáng kể đến an ninh năng lượng.

Liên quan đến năng lượng tái tạo, đại diện Việt Nam thảo luận chương trình thí điểm về Thỏa thuận mua điện trực tiếp (DPPA), cho phép các tập đoàn Hoa Kỳ với năng lượng tái tạo 100% nhắm tới mua điện trực tiếp từ các nguồn năng lượng tái tạo cho các cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Ngoài ra, Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) thể hiện sự hỗ trợ của mình trong việc tăng cường khả năng lưu trữ của Việt Nam, bằng cách tài trợ cho một nghiên cứu chung giữa Điện lực Việt Nam (EVN) vài GE Power, về việc sử dụng các công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến để giảm tình trạng thiếu điện ở miền Nam, Việt Nam. Trong cuộc Đối thoại, EVN và GE Power đã ký một thỏa thuận để thực hiện nghiên cứu đó.

Liên quan đến khí đốt hóa lỏng (LNG), cả hai phái đoàn nhấn mạnh hội thảo LNG giữa Hoa Kỳ-Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2018, trong đó thúc đẩy việc bảo đảm nguồn cung cấp LNG ổn định cho sản xuất điện và thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực LNG. Hai nước đã thảo luận về đề xuất của AES Corporation đầu tư vào dự án năng lượng LNG Sơn Mỹ 2.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhấn mạnh sự hỗ trợ của họ, hợp tác với MOIT về cải cách ngành điện, tăng khả năng lưu trữ và năng lượng tái tạo của Việt Nam, thúc đẩy nhập khẩu khí đốt tự nhiên và tăng cường hiệu quả năng lượng.

Hai phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác trong tất cả các lĩnh vực được thảo luận tại Đối thoại và xem xét tiến trình tại Đối thoại An ninh Năng lượng Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ ba vào năm 2020, sẽ được tổ chức tại Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Có lẽ người anh khá sang trọng và quý tộc. Tờ báo Bbc có phiên bản tiếng Việt và văn phòng ở một số nước Đông nam Á nhưng không thấy ở Việt nam, hoặc giả không phải là lí do cho sự việc trên nhưng hồi xứ quán nước này trong quá khứ chuyển thơ phản biện ra hải ngoại có thể để lại một sự nhạy cảm nhất định. Việc người Anh không có thời gian xã giao với các nước Đông nam á là chuyện không thể giải thích chỉ với một vài lí do. Vì có thể các nền kinh tế châu Âu sẽ có mối quan hệ cân bằng, hặc chuyện họ rời EU là rất quan trọng.
    Hướng đi độc lập hơn với châu Âu dường như có sự quan tâm của người mỹ, nhưng một điều thú vị là lòng tự trọng của người anh trở nên nhạy cảm ngay ở sự tồn tại một nước Mỹ. Tôi cũng cho rằng các quyết đinh ấy sẽ bảo vệ cho quyền lợi quốc gia, chỉ có điều nó cũng có thể mang đến những tác động không đáng có cho thế giới.

  2. Các nước A Rập khi xưa nghèo xác xơ, thành phố Đu bai khi xưa chỉ một là làng chài nghèo khổ.
    Nhờ có dầu khi, họ trở nên giầu nhất thế giới.
    Túi tiền của Việt Nam đang năm ngoài biển đông, cứ để cho TQ anh em thắm tình hữu nghị cướp mất hay sao
    VN ttebg ra rồi
    Phải hợp tác với Mỹ thôi

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây