Bản tin ngày 21-2-2019

Tin Biển Đông

Báo Giao Thông đưa tin: Singapore đánh giá tích cực đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố, “Singapore đánh giá tích cực đàm phán về xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc”. Ông Ng Eng Hen cho biết thêm, các nước ASEAN và Trung Quốc dự kiến “sẽ có cuộc đàm phán về xây dựng một bộ quy tắc COC để tránh các sự cố quân sự nguy hiểm trên biển” vào cuối tháng 2/2019.

RFA có bài: Nguyện vọng thoát Trung qua lá thư gửi Tổng thống Mỹ của nhân sĩ trí thức Việt Nam. Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Mục đích chính của những người tham gia ký tên thư này nói lên một điều là lợi ích của Hoa Kỳ và lợi ích của Việt Nam lúc này ở Biển Đông, mở rộng ra là Châu Á – Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương có cùng lợi ích là ngăn chặn sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc”.

Mời đọc thêm: Trung Quốc liên tục tăng ngân sách quốc phòng hàng năm (BNews). – Vì sao Việt Nam và Repsol sẽ ‘can đảm’ tái khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ? (VNTB). – Vì sao Việt Nam ‘tôn trọng quyền tự do hàng không ở Biển Đông’? (Blog VOA).

Người ký công văn dời lư hương Đức Thánh Trần qua đời?

Cư dân mạng xôn xao với cái tin, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM qua đời chiều hôm qua 20/2, hưởng dương 53 tuổi. Báo Tuổi Trẻ nói bà Nguyễn Thị Thu qua đời do bị bệnh nặng, nhưng không nói rõ bệnh gì. Trước đó, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin, bà Thu chính là người đã ký công văn di dời lư hương Đức Thánh Trần vào đúng ngày 17/2/2019, là ngày tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới chống Tàu.

Ngay sau khi bà Phó chủ tịch UBND TPHCM qua đời, báo Sài Gòn Giải phóng đã gỡ bỏ đoạn nói về vụ bà Thu ký công văn này: “Sau khi có ý kiến tham mưu về chuyên môn, ngày 15-1-2019, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu đã có văn bản giao UBND quận 1 thực hiện việc tu sửa, tôn tạo công trình tượng đài Trần Hưng Đạo và tượng đài Thánh Gióng”. Nhưng Google cache vẫn còn lưu lại, mời xem ảnh chụp:

Theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, thì bà Phó Chủ tịch bị ung thư mấy năm qua, sức khỏe suy kiệt trong những ngày cuối đời. Nhưng không hiểu sao, năm ngày trước khi qua đời, ngày 15/2/2019, bà Thu phải ký công văn nói trên. Cũng theo bà Trà, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chính là người trực tiếp chỉ đạo cho cẩu lư hương.

Mời đọc thêm: Ai chỉ đạo quận 1 cẩu lư hương Đức Thánh Trần đem đi (Tễu Blog). – Phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Thị Thu qua đời ở tuổi 53 (BVPL).Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu từ trần (NĐT). – Tiểu sử và chương trình lễ tang Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu (Infonet). – Người ký văn bản “tu sửa, tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo” qua đời (NV).

“Buôn thần bán phật” ở Việt Nam

Sau nhiều ngày dư luận phê phán chuyện cúng sao giải hạn – “buôn thần bán phật” ở Việt Nam, Bộ Văn hóa đề nghị Giáo hội Phật giáo không để dâng sao giải hạn thành trục lợi, báo Thanh Niên đưa tin. Theo đó, Bộ VH-TT&DL đề nghị Bộ Nội vụ và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam “hướng dẫn các cơ sở thờ tự Phật giáo không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo yêu cầu tăng ni không lợi dụng lễ cầu an để trục lợi, theo VnExpress. Văn bản do GHPG gửi ban trị sự giáo hội các địa phương giải thích: “Dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên”.

Tuy nhiên, ngay chính Phó Chủ tịch GHPG là hòa thượng Thích Thanh Quyết lại hành động trái ngược với yêu cầu trong văn bản mà GHPG vừa gửi ban trị sự giáo hội các địa phương. Ông Quyết thường tổ chức cúng dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh, dùng tiền của các tín đồ để trục lợi cho cá nhân.

Mời đọc thêm: Bộ VH-TT&DL: Không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng (VOV). – Bộ Văn hóa ra văn bản chấn chỉnh hiện tượng biến tướng của nghi lễ dâng sao giải hạn (KT&ĐT). – Giáo hội Phật giáo: Dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ nhà Phật (Zing). – Không để dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi (Tin Tức). – Bắt cá rồi thả phóng sinh: Tưởng thiện hoá không… (VNN).

Vụ nữ sinh giao gà bị giết: Dân phát hiện, công an được thưởng

Các báo “lề đảng” tiếp tục chất vấn chuyện Công an tỉnh Điện Biên được khen thưởng ngay trong buổi họp báo về vụ nữ sinh giao gà bị giết, được tổ chức chiều 18/2/2019. Trang Kiến Thức đặt câu hỏi về vụ nữ sinh bán gà ở Điện Biên bị sát hại: Có xứng đáng được khen thưởng? Bài viết lưu ý: “Trong những ngày bị giam giữ, hãm hiếp nữ sinh hoàn toàn có thể được giải cứu nếu lực lượng công an tích cực vào cuộc, rốt ráo truy tìm”.

Công an không chỉ tắc trách trong chuyện tìm kiếm nữ sinh viên Cao Mỹ Duyên, mà còn làm ẩu trong khám nghiệm tử thi: “Dư luận cũng đặt ra việc khám nghiệm tử thi lần đầu được làm thiếu thận trọng dẫn đến không đủ căn cứ buộc tội nên phải khai quật lần hai”.

Trang Dân Sinh dẫn lời trưởng ban chuyên án lên tiếng vụ nữ sinh bị giam giữ 3 ngày không kịp giải cứu. Đại tá Tráng A Tủa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên nói rằng, “trong vụ việc này nạn nhân bị giam giữ, xâm hại trong thời gian 3 ngày trên xe mà không phải ở trong nhà nên việc tìm kiếm không hề đơn giản. Mặt khác, nghi phạm Hùng lại không phải là người sinh sống tại địa phương”.

Facebooker Trần Anh Quân viết: Làm sao để em không chết? Bài viết lưu ý: “Tính từ thời điểm bị bắt cóc tới thời điểm bị sát hại là 2 ngày. Có nghĩa là cô bé vẫn sống nếu nhà chức trách vào cuộc kịp thời. Chính vì chậm trễ nên vụ án trở nên nghiêm trọng, và công an được khen thưởng nhờ phá án nghiêm trọng”. Đó là cơ sở cho giả thuyết công an Điện Biên cố tình phá án chậm trễ để vụ án trở thành “nghiêm trọng”, để họ được khen thưởng.

Zing có đồ họa: 11 ngày truy xét nhóm giết, hiếp nữ sinh giao gà dịp Tết

Báo Người Đưa Tin có bài: Cảnh sát tiếp tục làm rõ những nghi vấn trong vụ nữ sinh đi giao gà bị giết. Công an vẫn đang điều tra “xem trong vụ án này còn có đối tượng nào nữa liên quan hay không, với tinh thần là xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng tội nhưng cũng không để làm oan người ngay”, một cách diễn đạt khác của việc họ vẫn chưa điều tra thỏa đáng nhưng đã vội nhận bằng khen, thành tích.

Mời đọc thêm: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên (BNews). –  Nữ sinh bán gà ở Điện Biên bị sát hại: Thủ tướng đề nghị áp dụng hình phạt nghiêm khắc (KT). – Vụ cô gái giao gà: Vì sao tranh luận nóng? (ĐV). – Nữ sinh giao gà bị giam giữ suốt 3 ngày, công an vẫn không kịp giải cứu: Trưởng ban chuyên án lên tiếng (VTC). – Nữ sinh viên bán gà bị sát hại: Công an Điện Biên có chậm trễ? (PLVN).

Bớt mị dân đi các đồng chí (FB Trang Nguyễn). – Công an như thế nên công lý… nghỉ hưu! (Blog VOA/TD). – Vụ sát hại nữ sinh giao gà: Dư luận bức xúc việc thưởng ‘nóng’ ban chuyên án (KT). Những câu hỏi chưa có lời giải sau vụ cô gái giao gà bị sát hại (SS). – Nghi phạm sát hại nữ sinh đi giao gà: Từ quý tử độc đinh thành nỗi nhục nhã của cả dòng họ (PNSK). – Lý lịch bất hảo của Lường Văn Hùng, kẻ phá gia chi tử trong vụ nữ sinh giao gà bị sát hại (NĐT).

Tin nhân quyền

TAND Tối cao yêu cầu các luật sư bổ sung chứng cứ để xem xét giám đốc thẩm cho tử tù Đặng Văn Hiến, báo Dân Việt đưa tin. Nhóm LS cho biết, “bị cáo Hiến gây án trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi vi phạm pháp luật của bị hại nhưng chưa được tòa xem xét. Do đó đề nghị TAND Tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, không tuyên tử hình bị cáo Đặng Văn Hiến”.

Việt Nam Thời báo đặt câu hỏi: Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ đang bị đe dọa ‘áp giải’ về Thái Bình? Bài báo đưa tin: “Trong những ngày tới đây, nhân dịp có một phái đoàn chư tăng của chùa Vĩnh Nghiêm đến thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ, sẽ có một vài nhân vật dân sự tháp tùng, và họ sẽ tìm mọi cách để ép đưa ngài Thích Quảng Độ về lại Thái Bình”. Hòa thượng Thích Quảng Độ “là biểu tượng của một nhà hoạt động vì quyền tự do tôn giáo”, đã chịu nhiều năm tù dưới chế độ CSVN.

RFA dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, bình luận: “Nhà nước Việt Nam là vô pháp và có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Đông Nam Á”. Ông Robertson nhận định vụ nhà báo Trương Duy Nhất mất tích: “Chúng tôi quan ngại Chính quyền Việt Nam có liên can trong việc bắt ông Nhất và làm cho ông ta mất tích. Chính quyền Việt Nam được ghi nhận đã từ lâu tiến hành việc theo dõi và cản trở các nhà bất đồng chính kiến chạy lánh nạn ra nước ngoài”.

Mời đọc thêm: Bổ sung hồ sơ trong vụ án xử ông Đặng Văn Hiến (RFA). – Yêu cầu bổ sung chứng cứ để xem xét vụ án tử tù Đặng Văn Hiến12 năm tù vì trộm… xe của mình (NLĐ).

Sai phạm ở dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên

Báo chí phê phán Bộ Công thương về sai phạm hàng ngàn tỉ ở Nhà máy Gang thép Thái Nguyên vẫn tiếp diễn. Tối 20/2/2019, Thanh tra Chính phủ (TCCP) công bố kết luận thanh tra dự án này, sau khi được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chấp thuận, đồng thời kiến nghị điều tra nhiều nội dung sai phạm tại Công ty Gang thép Thái Nguyên, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin.

Bài báo cho biết: Bộ Công Thương “cũng chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao, đã có những khuyết điểm, vi phạm”. TTCP kiến nghị “chuyển Cơ quan Điều tra, Bộ Công an khẩn trương điều tra những vi phạm có dấu hiệu hình sự” ở dự án này.

Trang An Ninh Thủ Đô có bài: Hàng loạt sai phạm tại dự án gang thép hơn 8.000 tỷ đồng “đắp chiếu”. Bài viết lưu ý, Thanh tra Chính phủ “chỉ rõ những khuyết điểm, vi phạm và trách nhiệm của các Bộ ngành, cơ quan liên quan đến sai phạm của dự án này gồm: Tổng Công ty Thép Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… và đặc biệt là đối với MCC”, tức Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc.

Trang BizLive bàn về dự án thép nghìn tỷ rỉ sét: Rà soát hợp đồng EPC, khả năng khởi kiện nhà thầu Trung Quốc. Về chuyện giải quyết hậu quả của hàng ngàn tỉ thành sắt vụn, Thanh tra Chính phủ “kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS), TISCO thu hồi của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) các khoản như Tiền thuế TISCO đã nộp thay số tiền trên 11,6 triệu USD; các khoản chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị trên 4,7 tỷ đồng và phí quản lý Phần C là 708.343 USD”. Chờ xem lãnh đạo CSVN thu hồi số tiền này của “bạn vàng”.

Trang Nông Nghiệp Việt Nam có bài: Những dấu hiệu hình sự liên quan đến Tổng giám đốc TISCO và thuộc cấp. Các dấu hiệu hình sự chủ yếu xoay quanh chuyện ban lãnh đạo Công ty Gang thép Thái Nguyên ký những hợp đồng mờ ám, sai phạm với phía Trung Quốc, thanh toán nhiều khoản không hợp lý cho MCC, gây thất thoát vốn đầu tư.

Báo Tổ Quốc viết: Sự hoang tàn, đắp chiếu bên trong dự án 8.100 tỉ đồng của Công ty Gang thép Thái Nguyên nhìn từ Flycam. Bài viết lưu ý, TISCO đã “thanh toán cho MCC trên 92% giá trị hợp đồng. Trong đó có cả những  khoản mà TISCO đã thanh toán thay MCC như tiền thuế là 11,6 triệu đô la”, để đổi lấy một đống sắt vụn từ Trung Quốc.

Các thiết bị hoen rỉ và cỏ mọc ngút ngàn, không khác gì một “bãi tha ma sắt vụn’. Nguồn: Báo TQ

Báo Đất Việt dẫn lời một số ĐBQH bình luận về dự án Gang thép Thái Nguyên sai phạm: Phải truy trách nghiệm. ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, “thất thoát, thua lỗ, sai phạm tại 12 đại dự án của ngành Công thương nói chung và dự án Gang thép Thái Nguyên là một tồn tại lớn cho thấy sự yếu kém trong quản lý, đầu tư phát triển của ngành Công thương”. Cựu ĐBQH Bùi Thị An đặt câu hỏi: “Ai chỉ đạo và ai cho phép TISCO tăng vốn lên như vậy?”

Mời đọc thêm: Chuyển sai phạm dự án cải tạo Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý theo thẩm quyền (VietTimes). – Dự án gang thép Thái Nguyên đắp chiếu: Kiến nghị Bộ Công an điều tra (VOV). – Thủ tướng đồng ý với kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án ngàn tỉ gang thép Thái Nguyên bị “đắp chiếu” (TQ).

Phó Thủ tướng Chính phủ coi trời bằng vung! (TD). – Kết luận thanh tra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (BNews). – Gang thép Thái Nguyên: Ký loạt phụ lục hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc gây bất lợi (Thanh Tra). – Dự án Gang thép Thái Nguyên: ‘Hành trình’ đội vốn lên 8.100 tỷ đồng (TP).

Vụ cổ phần hóa cảng Quy Nhơn

Diễn biến mới trong sai phạm vụ bán Cảng Quy Nhơn: Bộ GTVT hủy 2 văn bản do mình ban hành, báo Dân Việt đưa tin. Ngày 20/2/2019, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã gửi văn bản đến Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về chuyện hủy bỏ 2 văn bản hành chính trước đây của bộ này “về việc chuyển nhượng một phần góp vốn của Vinalines tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn”“thoái vốn tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn”.

Bài viết lưu ý: “Tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra, chỉ rõ nhiều vi phạm, khuyết điểm của nhiều cá nhân, tổ chức trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn”, khiến cảng chiến lược ở miền Trung này rơi vào tay tư nhân với giá rẻ mạt.

Mời đọc thêm: Bộ GTVT hủy 2 văn bản chỉ đạo “bán” cổ phần Cảng Quy Nhơn (LĐ). – Bộ GTVT hủy hai văn bản bán cảng Quy Nhơn (PLTP). – Hủy 2 văn bản chỉ đạo bán cảng Quy Nhơn cho tư nhân (NLĐ).

Vụ xâm phạm đất rừng Sóc Sơn

Báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin: Hà Nội nêu lý do chậm công bố kết luận vi phạm đất rừng Sóc Sơn. Ông Nguyễn An Huy, Chánh Thanh tra TP Hà Nội đổ thừa cho… đất rộng: “Với khối lượng công việc rất nhiều, phạm vi rất rộng, trên 4.000 ha đất rừng và thời gian dài từ năm 2008 đến nay, khi làm chúng tôi làm cũng rất rõ, kỹ lưỡng”.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói phải chuyển cơ quan điều tra vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn, theo báo Sài Gòn Giải Phóng. Bài viết lưu ý: “Thời gian thanh tra kéo dài 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định. Tuy nhiên cho tới nay, hơn 3 tháng đã trôi qua, kết luận thanh tra về vi phạm đất rừng ở Sóc Sơn vẫn chưa được công bố cho dư luận được biết”.

Mời đọc thêm: Chủ tịch Hà Nội: Chuyển cơ quan điều tra làm rõ việc cố ý “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn (ĐT). – Vì sao chưa công bố kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn? (VTV). – Chậm công bố kết luận thanh tra Sóc Sơn để làm rõ việc ‘chuyển cơ quan điều tra’ (TN). – Chánh thanh tra TP Hà Nội nêu lý do chưa công bố kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn (TTT/Soha).

Việt Nam trước ngày hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim

Zing đưa tin: ‘Ngựa thồ’ C-17 của Không quân Mỹ hạ cánh tại Nội Bài. Theo đó, một máy bay “vận tải hạng nặng C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ được nhìn thấy tại sân bay Nội Bài hôm 20/2”. Đây là “một trong những máy bay vận tải quân sự chủ lực của Không quân Mỹ, được tập đoàn McDonnell Douglas, nay thuộc Boeing, chế tạo và bàn giao cho Không quân Mỹ vào đầu những năm 1990”.

Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên đến Việt Nam chuẩn bị cho thượng đỉnh, theo VOA. Reuters dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ về Triều Tiên Stephen Biegun đã lên đường tới Hà Nội “để tiếp tục chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un”.

Bài viết lưu ý: “Cuộc họp đầu tiên ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái chỉ mang lại những cam kết mơ hồ từ phía lãnh đạo Kim Jong Un và rất có ít tiến triển cụ thể kể từ đó đến nay. Còn phía Triều Tiên thì đang tìm cách dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt do Hoa Kỳ dẫn đầu”.

Trang Kiến Thức đặt câu hỏi: Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân?  Ngày 19/2/2019, ông Thae Yong Ho, cựu quan chức Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc từ năm 2016, bình luận rằng, “nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không có ý định từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và ông Kim coi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sắp tới là cơ hội để củng cố vị thế của Triều Tiên là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Mời đọc thêm: Marine One của TT Trump được C-17 đưa đến Hà Nội (Zing). – Siêu vận tải cơ C-17 vừa đáp xuống Nội Bài có gì đặc biệt? (VNF). – Khám phá “ngựa thồ” C-17 vừa chở trực thăng của ông Trump đến VN (DV). – Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 ảnh hưởng đến Hàn Quốc ra sao? (KT). – Kim Jong Un sẽ đến Việt Nam bằng xe lửa (NV). – Quan hệ Việt Nam – Bắc Hàn không còn dựa vào ý thức hệ (RFA).  

Kim Jong Un thay nhân sự nhóm đàm phán hạt nhân trước thượng đỉnh Hà NộiVN hy vọng thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ đẩy mạnh du lịch (VOA). Thông điệp ‘kín đáo’ trên áo khoác gửi đến nhà lãnh đạo Triều Tiên (Tin Tức). – Giải mã thông điệp trên áo các quan chức Hàn Quốc gửi ông Kim Jong Un (VOV). – Hai đệ nhất phu nhân Mỹ -Triều có đến Việt Nam? (PLTP).

Môi trường ô nhiễm

Diễn biến ô nhiễm môi trường ở Hà Nội: Gần 100% khu vực chất lượng không khí ở mức kém, báo Lao Động Thủ Đô đưa tin. Chi Cục Bảo vệ Môi trường của Sở TN&MT TP Hà Nội thừa nhận, “trong 24 giờ qua (từ 15h ngày 19/2 đến 14h ngày 20/2), chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại các trạm quan trắc tăng mạnh, có 8/10 khu vực AQI ở mức kém”.

Bài viết cảnh báo: Chất lượng không khí ở Hà Nội gần đây “đang liên tục suy giảm, nguyên nhân là do thời tiết Hà Nội hanh khô, độ ẩm khá thấp, ít gió, thêm vào đó, lượng phương tiện tham gia giao thông gia tăng đã khiến nồng độ các chất ô nhiễm thải ra môi trường không phát tán được lên cao để pha loãng và phát thải mà bị giữ lại tại bề mặt đô thị”.

Mời đọc thêm: Hà Nội: Xuất hiện nhiều khu vực có AQI ở mức kém trong ngày Rằm tháng Giêng (LĐTĐ). –  Rác thải xếp chồng bên bờ biển liền kề với Hội An (LĐ). – Nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khu dân cư (ĐN). – Hơn 10 năm sống cạnh dòng kênh ô nhiễm (NLĐ). – Nhà máy xử lý rác gây ô nhiễm, người dân lập chốt chặn trước cổng (VTV).

***

Thêm một số tin: Ông Phạm Bình Minh không được Đức đón tiếp chính thức? (VNTB). – DIG muốn thoái sạch vốn tại Sông Đà – Hà Nội (VNF). – Hàng loạt thay đổi ở dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng (NLĐ). – Đại sứ Việt Nam tố phi trường Tân Sơn Nhất làm vỡ hành lý (NV).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây