Tác giả: Marina Mai
Dịch giả: Vũ Ngọc Chi
26-12-2018
“Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” bị Tòa án Đức giải thể
Tiếng nói của nó không được ai nghe tới, bây giờ một liên hội các hội đoàn Việt Nam bị giải thể. Câu hỏi đặt ra là chính chính quyền Hà Nội đã đóng góp bao nhiêu phần về vấn đề này, cũng là một phần của cuộc xung đột.
“Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” đã bị giải tán theo quyết định của tòa án quận Berlin-Charlottenburg vào tháng 12. Hội đoàn này không còn có thể trả chi phí tòa án của nó. Các phí tổn này đã sinh ra vì các thành viên đã nộp đơn cáo buộc các lỗi về hình thức trong lúc bầu cử và các quyết định đưa ra. Hiệp hội Liên bang tự hiểu mình là một tổ chức bao trùm các hội đoàn Việt Nam tại Đức. Tuy nhiên, trong các cuộc tranh luận chính trị, nó gần như không bao giờ lên tiếng, mặc dù nó được Văn phòng Liên bang cho Người Di cư và Người Tị nạn tài trợ. Vấn đề duy nhất mà nó thường xuyên nói đến là xung đột lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc về các đảo ở Biển Đông.
Hiệp hội Liên bang này được dựng lên 2011 với sự giúp đỡ rất nhiều của tòa đại sứ Việt Nam. Người ta mong muốn nó sẽ là một liên hội bao trùm các hội đoàn người Việt ở Đức. Nó sẽ đại diện tòa đại sứ để nói chuyện với các cộng đồng người Việt ở Đức. Chính trị Việt Nam là đề tài chính thay vì chính sách hội nhập người Việt vào xã hội Đức.
Trong khi đó đề tài chính trị Việt Nam gây chia rẽ nặng nề cộng đồng người Việt. Các thuyền nhân vượt biển tị nạn, mà trốn khỏi nước vì lý do chính trị sau 1975 đa số không chấp nhận chính quyền Hà Nội, sẽ không bao giờ chịu tụ tập dưới một liên hội do tòa đại sứ điều khiển. Trong khi nhiều người trước đây sang DDR để lao động (và ở lại Đức sau khi nước Đức thống nhất) thì theo chính quyền Hà Nội về văn hóa, ngôn ngữ và thường cả về chính trị. Đối với người Việt sinh ra ở đây thì Việt Nam không phải là đề tài mà họ muốn dính líu tới. Các trải nghiệm về vấn đề kỳ thị chủng tộc thì có liên quan tới họ hơn.
Qua một hiệp hội Liên bang chính quyền Việt Nam muốn có được những tiếng nói tốt đẹp ở hải ngoại về các vấn đề chính trị trong nước. Họ muốn người Việt di cư cam kết đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra Hà Nội còn cần một mạng lưới để thu hút những người tốt nghiệp từ các đại học ưu tú ở nước ngoài.
Cựu liên hội trưởng Nguyễn văn Thoại giải thích tại sao hội lại thua kiện trước tòa: người ta có thể là thành viên của hiệp hội Liên bang với tư cách là một cá nhân hay một hội đoàn. Bởi vậy khó mà có thể giải quyết cho rõ ràng vấn đ, ai có quyền đi bầu. Bởi vậy hội đã mắc phải lỗi làm. Ông giáo sư dạy toán ở Trier này cho là lý do thiệt sự lại nằm ở vấn đề khác: “Trong tháng 10 năm 2014 bà đại sứ Việt Nam lúc đó đòi hỏi tôi hoãn lại cuộc họp Đại Hội Đồng hội viên. Lý do là không có thời giờ để chuẩn bị. Ông Thoại từ chối yêu cầu này, bởi vì giờ họp đã được công bố và việc chuẩn bị không phải thuộc trách nhiệm của tòa đại sứ. Do đó bà đại sứ đã mời các hội viên tới họp tại tòa đại sứ. Có các hình đăng trên mạng. Chính những người mà đã tới họp ở đó ngay sau đó đã kiện chúng tôi.
Một người đi kiện, người làm việc xã hội, bà Hai Bluhm phản bác lời giải thích này, mà cho là tòa đại sứ đứng đằng sau vụ kiện. Bà nói: “Ông giáo sư này không có kinh nghiệm sinh hoạt hội đoàn.”. Ông ta điều hành hiệp hội một cách chuyên chế và thường hay loại trừ các hội viên, thí dụ vì họ thiếu tiền niên liễm. Vì vậy cuộc bầu cử xảy ra không đúng nữa. Hoạt động cộng đồng nói chung là không rõ ràng.
Việc cắn xé nhau cả năm đã làm cho hoạt động có nội dung của hội bị tê liệt. Các câu hỏi của các nhà báo Đức thường không được trả lời. Hiệp hội không còn tồn tại, hầu như không ai cảm thấy mất mát gì. Kinh nghiệm của các hội đoàn Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, hội đoàn trở nên mạnh mẽ khi chăm sóc những vấn đề ở nước Đức và thỏa hiệp với nhau, không tranh cãi gì về các quan điểm chính trị về quê hương của mình.
Nguồn: ND; hay bản chụp từ báo Selbst zerfleischt