Đào Ngọc Tú
18-9-2018
Tiếp theo phần mở đầu
Phần I: Phản ánh vấn đề trong các công văn hiểu sai Pháp Luân Công
Các công văn đều có các ý chung nói rằng Pháp Luân Công trái phép, gây mất ổn định và chỉ đạo để vận động nhân dân tham gia đấu tranh,… Mới đây nhà nước phát hiện 5600 văn bản trái pháp luật trong năm 2017, có thể là vẫn còn chưa tính các công văn liên quan đến Pháp Luân Công, ở đây tôi lấy công văn số 4002 của một địa phương tại Việt Nam làm đại diện để phản ánh, nhằm tránh hiểu nhầm không đáng có giữa những người phải chấp hành nhiệm vụ và người tu luyện Pháp Luân Công, và để người dân cùng biết.
Điểm thứ nhất: Về quyền tự do tín ngưỡng, trong điều 24 Hiến Pháp 2013 có ghi:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Tín ngưỡng tạm hiểu là tin theo và ngưỡng mộ một người, một vị Thần, một lý thuyết, một chủ nghĩa, một tôn giáo nào đó,… Còn tôn giáo là một tổ chức có tín ngưỡng, có nơi thờ tự, giáo lý, nghi thức, nghi lễ, kỷ luật,… Tôn giáo là Chính giáo nếu tín ngưỡng vào chân lý, hành thiện giúp người và có khả năng độ nhân. Tôn giáo mà tín ngưỡng vào tà thuyết, kích phát ma tính, hành ác hại người thì chắc chắn là tà giáo (ví như Satan giáo,…).
Pháp Luân Công không phải tôn giáo nhưng là một môn tu luyện có tín ngưỡng vào Chân – Thiện – Nhẫn, là Chính tín, vì vậy trong công văn có đoạn ghi rằng “tuyệt đối không tin theo Pháp Luân Công trái phép” là trái với Hiến pháp Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng. Những điều muốn cấm đã được ghi trong Hiến pháp và Pháp luật, nếu không cấm mà cũng coi là trái phép thì hít thở cũng là trái phép và cả nước cùng nhịn thở. Vì pháp luật không cấm nên việc tu luyện Pháp Luân Công ở Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp.
Không phải ai cũng học Pháp Luân Công nhưng nếu ai muốn hay không muốn tu tập môn nào cũng đều là quyền tự do của mỗi người, không thể tước đoạt. Cán bộ, công an của Đảng họ cũng có quyền tự do tín ngưỡng vì đó là nhân quyền – quyền căn bản của con người.
Điểm thứ hai: Trong công văn có ghi: “Hoạt động Pháp Luân Công trái phép tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự”.
Người học Pháp Luân Công chân chính luôn hướng nội sửa đổi tính xấu, tật xấu của mình. Tại Việt Nam Pháp Luân Công cũng đã giúp rất nhiều con người sa ngã, lầm lạc hoàn lương. Các hoạt động luyện công tại nơi công cộng cũng là rất hòa ái không gây mất trật tự.
Ở Việt Nam, suốt mấy chục năm qua trên các trang báo hằng ngày tràn đầy những cảnh đau buồn, tệ nạn,… đến nỗi nhiều người đã thành quen như một loại tin tức giải trí hằng ngày chứ không suy nghĩ sâu thêm xem tại sao lại như vậy, và làm thế nào cho tốt hơn, công an cũng chỉ điều tra ra người phạm tội chứ không điều tra tiếp xem tại sao người ta lại phạm tội, ai là kẻ chủ mưu làm loạn xã hội, gây mất an ninh trật tự.
Nhiều người nói rất nhiều các vấn đề nổi cộm và nhức nhối trong xã hội hiện nay là do chúng ta không giữ được Văn hóa truyền thống mấy ngàn năm nay của tổ tiên dẫn đến tiêu chuẩn đạo đức xuống cấp. Đó là nguyên nhân đáng sợ nhất, chứ không phải vì pháp luật chưa hoàn thiện, chính sách chưa kiện toàn hay dân trí còn chưa cao. Tổ tiên chúng ta coi trọng giáo dục giá trị đạo đức để ngăn ngừa hành vi xấu xảy ra, còn hiện nay là coi nhẹ đạo đức, rồi mới đuổi theo hành vi xấu để xử lý hậu quả.
Pháp Luân Công với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn cũng đang góp phần phục hồi lại tinh hoa của văn hóa truyền thống, đề cao đạo đức. Đó cũng là lý do Chính phủ và các tổ chức tại hơn 100 quốc gia trên thế giới đón nhận, phổ truyền cho dân chúng học đồng thời trao tặng cho Pháp Luân Công hơn 3000 bằng khen, và họ cũng thấy rằng công việc của mình đỡ áp lực hơn, cảnh sát,… công việc cũng nhàn hơn.
Một hoạt động nữa của các học viên Pháp Luân Công là việc tặng tài liệu, thông tin, sách, báo…, thông tin về Đại Pháp và phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công.
ĐCSTQ mất lương tri đến mức bắt cóc người dân mổ sống lấy nội tạng đem bán. Tuy nhiên những người có trách nhiệm, những người muốn lên tiếng ở nước ta vẫn phải im lặng. Trái lại nhiều nơi đã không lên án hay cảnh báo lại còn bôi nhọ Pháp Luân Công.
Trong câu chuyện này có một sự im lặng đáng sợ! Có câu “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Ở một đất nước chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới, khi chính tín và đạo đức của con người nơi đây bị trù dập thì cái ác sẽ có cơ hội lên ngôi: Hàng giả, hàng nhái, ma túy, thực phẩm hóa chất độc hại, xả thải gây ô nhiễm…, do bộ phận xấu người Trung Quốc làm ra sẽ phát tán, ngập tràn khắp thế giới mà còn lôi kéo, cấu kết với người bản địa cầu tài hại mệnh, 18 năm qua cũng không biết bao nhiêu người vì thiếu thông tin đã sang Trung Quốc “du lịch ghép tạng”, còn có nguy cơ người Việt Nam đặc biệt là trẻ em bị bắt cóc, bán sang Trung Quốc lấy nội tạng. Người Việt Nam khi cấy ghép thận, giác mạc,… nếu không minh bạch người cho cũng dễ vô tình tiếp tay cho cái ác.
Nếu chỉ vì muốn tốt cho người khác, vì nghĩa đồng môn mà cứu người, vạch trần để ngăn chặn tội ác tràn sang nước ta, cảnh báo để người Việt Nam không sang Trung Quốc ghép tạng hay để con người thấy rõ bản chất của bất kỳ tổ chức nào hại người phỉ báng Phật Pháp,… đều là việc vô cùng ý nghĩa, không có gì sai trái. Còn tu học hay không, lựa chọn giữa thiện ác thế nào là ở mỗi người, cũng không thể lôi kéo được.
Làm việc thiện vốn là việc phổ biến. Ngoài đời sống vật chất con người còn có đời sống tinh thần. Có người làm hiệp sĩ bắt cướp, có người đi phát cháo tình nguyện, có người đi giúp đỡ dân nghèo, dân oan, ủng hộ đồng bào lũ lụt,… và làm được việc gì tốt cũng mang lại hạnh phúc, ý nghĩa cho cuộc sống, phúc cho dòng họ. Ở đâu cũng có người tốt xấu, nhiều người ghét người Trung Quốc nhưng thực ra họ cũng đang là nạn nhân, bị ĐCSTQ lãnh đạo, lừa, ép, giết hại,…
Các hoạt động phát tài liệu, thu thập chữ ký, phát video, băng rôn áp phích lên án ĐCSTQ,… cũng là đang diễn ra trên khắp thế giới, dựa trên quyền tự do chia sẻ và tìm hiểu thông tin, không phải là tuyên truyền “trái phép” hay “vi phạm luật xuất bản”. Như việc ai thấy cháy nhà thì hô lên, không thể nói làm thế là “mất trật tự đô thị”, “trái phép”, nếu phải chờ “xin phép” xong mới được hô hoán thì có lẽ nhà cũng đã cháy xong, thì luật đó là luật vô Đạo. Tội ác này của ĐCSTQ đã diễn ra suốt 18 năm nay, đến bây giờ vẫn có nơi nói việc lên án là “trái phép” và còn “mời” về làm việc, yêu cầu viết tường trình, ký cam kết, trong trường hợp này người dân có quyền không hợp tác vì không làm gì sai pháp luật. Pháp luật cũng nói thấy chết mà không cứu là có tội, thờ ơ, vô cảm, tiếp tay hay cản trở việc vạch trần tội ác cũng chẳng khác gì kẻ ác. Việc ép người dân viết cam kết là tự dùng dây buộc mình với tội ác của ĐCSTQ, cũng là đang trợ giúp cho ĐCSTQ hành ác.
Điểm thứ ba: Công văn có đoạn “phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, huy động các lực lượng chức năng, ban, ngành, vận động nhân dân tham gia đấu tranh”.
Pháp Luân Công dạy Chân – Thiện – Nhẫn là điều tốt cho tất cả mọi người, không làm hại ai nên không ai lại đi đấu tranh với Pháp Luân Công. Dẫu một người không tu luyện, thì họ ở cùng hay làm việc với những người sống theo Chân – Thiện – Nhẫn cũng tốt hơn. Người dân Việt Nam bây giờ đã tỉnh táo hơn xưa, biết thông tin hai chiểu. Nếu tuyên truyền dân vận không đúng thì vừa mang tội sau này sự thật lộ ra lại ảnh hưởng đến uy tín bản thân.
Ai cũng nên làm lành tránh dữ, không nên ra những công văn, chỉ thị, mệnh lệnh, quy chụp, vu khống, tuyên truyền, vận động…; vào hùa bắt bớ, triệu tập, lập biên bản, hành hung, thu giữ tài sản, bôi nhọ, ngăn cản người dân tu luyện Pháp Luân Công,… Thời thế luôn đổi thay, sắp tới khi cuộc bức hại này kết thúc đó còn có thể là bằng chứng tiếp tay cho tội ác chống lại loài người, lưu lại tiếng xấu. Và nếu đúng Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp thì sắp tới điều đánh mất là điều gì, vì thế không nên tự đặt mình vào chỗ nguy hiểm.
(Còn tiếp)