Trương Minh Ẩn
0-9-2018
Tôi thường đi rước đứa cháu đang học tiểu học về thay cha mẹ nó hay bận công chuyện. Mọi bữa vừa thấy tôi tới là cháu chạy ào lại, cười tươi vui mừng, dạ thưa ngay liền. Hôm qua 4/9 thì hoàn toàn khác, cháu ỉu xìu lê bước với gương mặt bí xị. Tôi hỏi cháu sao vậy, thì cháu trả lời buồn hiu rằng cháu bị nhốt trong lớp.
Nghĩ rằng cháu hư, phá phách gì đó nên mới bị cho ở trong lớp, không được ra chơi, nhưng không phải vậy, thực ra thì cháu không thuộc diện… được ra ngoài tập dợt, gọi là tổng dợt.
Một phụ huynh ở trường này mà tôi quen cũng đã xác nhận có những trường hợp như thế và kể lại rằng, nhà trường chỉ chọn một số em trong mỗi lớp, được coi là ngoan hiền, nói gì cũng nghe theo, làm theo, cho ra ngoài tham gia tổng dợt, chuẩn bị cho ngày khai giảng 5/9. Số còn lại bị nhốt trong lớp trong những ngày tổng dợt, chưa hết, đến ngày khai giảng chúng phải ở nhà, không được đi tựu trường cùng các bạn.
Vị phụ huynh này kể tiếp: Trong buổi tổng dợt, cô giáo điều khiển chương trình và hiệu trưởng thay nhau làm đạo diễn, la hét om sòm vào micro nghe vang dội cả trường, rất là quyền uy, rất là hách dịch, rất là khánh tướng. Các thầy cô giáo rối rít như những con rối làm theo chỉ đạo. Học sinh như những robot lập trình sẵn, phục tùng vô điều kiện.
Sau màn ổn định chỗ đứng, chỗ ngồi, tập đi tập lại nhiều lần, tới chỗ giới thiệu lãnh đạo, nghe xong giới thiệu phải vỗ tay cho thật kêu, thật đều. Hiệu trưởng phát biểu xong cũng phải vỗ tay như vậy. Học sinh là đội viên Đội thiếu niên tiền phong “Sẵn sàng”, lên tuyên thệ phải hùng hồn, dõng dạc, mang tinh thần anh dũng, buất khuất… Nghe giống như tuyên thệ thời chiến tranh vệ quốc, không tiếc gì máu xương.
Rồi xen kẽ là các tiếc mục văn nghệ văn gừng, múa may quay cuồng, nhất là cầm những cây cờ đỏ sao vàng chạy qua, chạy lại, phất tới, phất lui. Múa cờ kiểu như vậy là màn biểu diễn hầu hết ở những lễ hội. Xong tổng dợt, hai giáp viên và hiệu trưởng “đạo diễn” hãnh diện lắm. Còn nghe thông tin một số trường mời đạo diễn chuyên nghiệp, có tiếng về dàn dựng nữa.
Rõ ràng là đạo diễn những chương trình như vậy lấy tiếng hét ra làm oai chứ có cái gì khó đâu, bổn cũ soạn lại, thêm chút mắm, dặm chút muối cho khác một chút là xong. Cà nhảy cà nhót với lá cờ, với bông sen, với nón lá, hát hò cá nhân, hát hò tập thể, hoạt cảnh tái hiện đánh trận, bà mẹ Việt Nam anh hùng… “Cờ bay phất phới… xà quần xà quần” cứ như vậy mà làm tới, mà ăn tiền. Tiền của ai, của dân chứ của ai?!
Trở lại với buổi khai giảng, người ta viện cớ học sinh quá đông, không cho tất cả tham dự lễ khai giảng vì sợ rối loạn, làm hỏng buổi lễ trang trọng. Viện ra điều này, làm lòi ra cái đuôi chuột mà họ luôn muốn che giấu, đó là sự yếu kém, không dạy dỗ được học sinh, tuân theo kỹ luật khi tham gia một sự kiện cùng đám đông.
Ngày xưa học sinh ở mỗi trường cũng đông đúc có kém gì ngày nay? Mỗi lớp ngày xưa có trên 50 học sinh là chuyện thường thấy. Và thời đó trường lớp chưa được trang bị như bây giờ: có micro, loa tay, bảng chỉ dẫn, bảng tên lớp, sân khấu, phông màn…
Trước ngày khai giảng, học sinh tập trung theo lớp mình, nghe cô giáo dặn dò vài điều, nên ăn mặc sạch sẽ, tươm tất, tập trung chứ không được lơ đễnh, giữ gìn trật tự… là xong. Tới ngày khai giảng, lấy cột cờ làm mốc, phân chia thứ tự từ trái từ phải gì đó, bắt đầu từ lớp nào, mỗi lớp xếp thành 2 hàng dọc, nhỏ đứng trước, lớn đứng sau là điều đã được dạy thuộc lòng. Các cháu tự động xếp hàng, gọn gàng cả trường, chẳng có gì nhốn nháo hay rối loạn cả.
Ngày khai giảng là ngày tạo cảm giác háo hức, hưng phấn. Tạo hưng phấn học tập tiếp nối, không những vậy còn mang lại kỷ niệm đẹp của đời học sinh. Bây giờ những ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng đã bị triệt tiêu.
Bằng những “sáng tạo” quái đản, cho học sinh học trước rồi khai giảng sau, chỉ chọn một số học sinh cho ngày này, một số còn lại không còn biết tới ngày khai giảng là gì nữa. Khai giảng kiểu này rõ ràng là phản giáo dục ngay chính trong môi trường giáo dục!
Một xã hội luôn ra rả bình đẳng xã hội, nhưng lại giết chết sự bình đẳng từ trong trứng nước, khi chỉ thấy sự bình đẳng cho một số học sinh. Ngành giáo dục đang sử dụng chính sách đào tạo ra những con robot, cũng như đào tạo ra một tầng lớp tinh tướng trong hãnh tiến.
Cũng không khó hiểu, bởi vì giáo dục lệ thuộc hoàn toàn vào thể chế. Thể chế này luôn muốn ngu dân để dễ bề cai trị, dễ bề độc tài. Chỉ khó hiểu là vì sao thể chế này vẫn còn sống vất vưởng cho tới ngày nay.
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Đứa con hoang đến ngày phải trở về ba tàu nên ngày càng lộ rõ công khai từ tiền cho đến tiếng việt ,đồng bào VN đả thức tỉnh hay còn mê sảng. Mất nước đả rõ còn cho con đi học làm gì? Phải DỌN sạch sẽ các nhà sách .các sách cải cách lớp một. Đây là âm mưu một thời của hitler và nhà tần.không còn thời gian nữa. Ngày nào còn cộng sản ngày đó việc bán nước vẫn tiếp tục. Phải đào thải cs ra khỏi đất nước .im lặng là cam tâm đồng ý bán đất nươc cho tàu chệt
Ông Dân Việt này có sống ở VN đâu nên mới hỏi vậy! xã hội này xây dựng con người mới xhcn từ lâu đến giờ là như thế cả!
Bộ trưởng đâu? Giám đốc sở đâu? Lôi mấy ông bà Hiệu trưởng nhốt con nít không cho dự lễ khai giảng cho về vườn hết đi. Giáo dục kiểu gian trá vậy mai mốt lớn lên con nít thành cái gì?
Thành người Cộng Sản chân chính chứ thành cái gì bây giờ . Thế cũng hỏi .