2-7-2018
Nguồn gốc gây thay đổi để dân chủ hóa đất nước nó quyết định đất nước đó là dân chủ giả hiệu hay chính hiệu. Nhìn Nga và cộng hoà Séc khá giống nhau về cách tổ chức bộ máy nhà nước, nhưng thực chất hoàn toàn khác nhau về bản chất. Cộng hoà Séc là đất nước dân chủ thực sự, còn Nga là độc tài cá nhân. Có 2 nguồn gốc dân chủ hóa đất nước, thứ nhất là từ dân, thứ nhì từ sự chuyển biến của giới cầm quyền độc tài.
Nguồn thay đổi từ nhân dân là nền tảng vững bền để đất nước tiến lên dân chủ hoàn toàn. Cộng Hoà Séc đã được dân chủ hóa bởi phương pháp đấu tranh bất bạo động, hay còn gọi là Cuộc Cách Mạng Nhung. Đó là cuộc biểu tình rộng khắp của giới sinh viên và nhiều thành phần khác. Ngày 28/11/1989 ĐCS Tiệp Khắc đã từ bỏ quyền lực và Tiệp Khắc được dân chủ hóa. Trong khối Đông Âu, hiện nay có Ba Lan và Cộng Hoà Séc (thuộc liên bang Tiệp Khắc) là tiệm cận với dân chủ Tây Âu. Cộng Hoà Séc rất thịnh vượng so với Liên Bang Nga.
Nguồn dân chủ hóa tự sự tự chuyển biến của giới độc tài CS, đó là nước Nga ngày nay. Chính Mikhail Gorbachev đã tự thay đổi. Rồi sau đó người cựu CS khác lên nắm quyền nước Nga là Boris Yelsin đã dùng sức mạnh của mình gây ảnh hưởng lên bản Hiến Pháp nước Nga. Hành Pháp có quyền lực quá lớn, từ đó nước Nga chuyển từ độc tài toàn trị sang độc tài cá nhân. Nước Nga vẫn tự do hơn thời Xô Viết nhưng so với dân chủ phương Tây, nước Nga còn thua quá xa.
Hàn Quốc khơi nguồn chính sách phát triển kinh tế dựa trên độc tài hà khắc Park Chung Hye. Để làm trong sạch bộ máy nhà nước, Park Chung Hye dùng quyền lực tuyệt đối của mình để trừng trị tham nhũng. Kết hợp với chính sách kinh tế hợp lý thời đó là nuôi dưỡng các Chaebol lớn mạnh, Hàn Quốc đã cất cánh. Hàn là quốc gia hiếm hoi cất cánh nhờ sự anh minh của người đứng đầu nhà nước, và cũng là nước hiếm hoi kìm hãm tham nhũng bằng sự hà khắc. Cách này không bền vững, nó sẽ bị phá sản vào thời kì hậu Park Chung Hye. Khi nhân tố lãnh đạo đất nước không còn anh minh, sự sáng suốt không còn và tài quản trị không được như tổng thống Park.
Nhưng may thay, đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, triều đại Park Chung Hye kết thúc, Hàn Quốc rơi vào thời kì giao thoa giữa độc tài quân sự và phong trào dân chủ. Phong trào dân chủ nổ ra mạnh mẽ ở giới sinh viên. Và phải đợi đến 1987 thì Hiến Pháp và Luật Bầu Cử mới của Hàn Quốc được sửa. Lần đầu tiên, quy chế phiếu bầu đại cử tri kiểu Mỹ được áp dụng và khống chế nhiệm kỳ tổng thống 5 năm và chỉ được làm tổng thống 1 nhiệm kì để loại trừ sự tham quyền cố vị. Và kể từ đó nhánh hành pháp bị tước dần quyền lực, những nhân vật độc tài trước kia lần lượt bị tư pháp độc lập truy tố. Nền dân chủ Hàn Quốc đã chuyển đổi từ từ sang dân chủ. Thành quả kinh tế dựa trên sự anh minh của một nhà độc tài đã được giữ lại và phát triển bền vững nhờ vào dân chủ. Hàn Quốc rất may mắn, nếu không chuyển đổi sang dân chủ được tất cả thành quả thời Park Chung Hye có thể sẽ tan tành mây khói.
Qua 3 ví dụ , Cộng Hoà Séc dân chủ hóa 1 lần sang từ độc tài CS sang dân chủ. Họ đã có dân chủ hoàn toàn vì dân chủ hóa từ nhân dân. Nước Nga chuyển từ độc tài CS sang dân chủ 1 phần (nói đúng hơn là độc tài cá nhân), nước Nga chỉ mới đi nửa đường, độc tài cá nhân vẫn dân chủ hơn CS nhưng so với Cộng Hoà Séc là còn một bước nữa. Dân chủ hóa từ thượng tầng chính trị chỉ dừng lại ở đó. Nước Nga cần 1 lần dân chủ hóa nữa, cần dân chủ hóa từ nhân dân mới có dân chủ hoàn toàn. Nước Nga cần 1 lần dân chủ hóa tựa Hàn Quốc thập niên 80.
Như vậy con đường dân chủ hóa triệt để cho 1 đất nước là con đường từ bên dưới, từ chất lượng dân trí. Nếu dân chủ hóa từ thượng tầng, nó chỉ đảm bảo dân chủ nửa vời mà thôi. Chính vì lẽ đó mà tôi luôn xem con đường cụ Phan đề ra là vững bền hơn hết. Chỉ tiếc, con đường của cụ đưa ra lúc đa phần dân mù chữ nên đã thất bại trước con đường của CS. Âu cũng là số phận của dân tộc. Quá khứ dân tộc này đã một lần lầm lạc để cho CS chiếm quyền lực. Giờ đây sau trăm năm thời cụ Phan, dân tộc này đừng lầm lạc nữa. Lầm lạc là vĩnh viễn hết cơ hội sửa sai.
Dân tộc Việt Nam không cần lầm lạc thêm nữa đâu, chỉ cần quyết chí bảo vệ cái lầm lạc cũ này là đủ sống dở chết dở.
Nói là lầm lạc vậy chứ vẫn còn nhiều người rất tự hào vì đã đóng góp sức mình tạo nên & bảo vệ cái-gọi-là “lầm lạc” này . Đây không phải “trao duyên nhầm tướng cướp”, mà là “nếu không phải là tướng cướp, nhất định không trao duyên”. 2 lần chứ ít ỏi gì, 45 & 75. Tới giờ vẫn tự hào cao độ thế kia .