TS Nguyễn Đức Thắng
30-6-2018
Tại Qui hoạch điện VII điều chỉnh Bộ đã chỉ định thầu nhà đầu tư sẽ thực hiện dự án trong tương lai, dự án mới có chủ trương đầu tư.
Để bản Qui hoạch điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bản dự thảo Qui hoạch này phải trải qua đúng qui trình chuẩn tóm tắt như sau: Trước tiên các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu, chạy những mô hình tính toán khoa học (nếu có) dự báo nhu cầu tiêu dùng điện cho các năm 2020, 2025 và 2030 và viết. Cục Điện lực và NLTT sẽ hoàn thiện bản dự thảo. Dự thảo này sau đó sẽ được lấy ý kiến của các Cục, Vụ, Viện liên quan trong nội bộ Bộ Công thương. Sau đó tổ chức hội nghị, hội thảo rộng rãi lấy ý kiến các chuyên gia năng lượng và điện lực bên ngoài.
Để được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch, theo Luật BVMT và các Nghị định liên quan đến BVMT, Bộ Công thương phải thuê tư vấn làm báo cáo Đánh giá Môi trường chiến lược (SEA) cho bản Qui hoạch này. Bộ TN&MT sẽ là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định và ra quyết định phê duyệt báo cáo này. Căn cứ vào bản phê duyệt Đánh giá Môi trường chiến lược, Bộ Công thương cần hoàn thiện lại dự thảo Qui hoạch điện lực. Nếu Bộ Công thương “đi tắt” không làm báo cáo Đánh giá Môi trường chiến lược sẽ là vi phạm Luật BVMT. Nhiệt điện than thực sự là hủy hoại sức khỏe và môi trường sinh thái, nếu bản Qui hoạch này “trốn” thực hiện đánh giá Môi trường chiến lược coi như vi phạm rất nghiêm trọng Luật BVMT.
Trước kia Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước đối với dự thảo Qui hoạch; nhưng ngày nay có thể do phân cấp, Bộ KH&ĐT không thẩm định nữa. Sau đó Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ ký Tờ trình Thủ tướng Chính phủ bản Qui hoạch, hồ sơ cần kèm theo cả bản phê duyệt Đánh giá Môi trường chiến lược. Văn phòng Chính phủ sẽ gửi tập hồ sơ này đến một số Bộ, ngành liên quan để lấy ý kiến chính thức bằng văn bản. Sau đó Văn phòng Chính phủ tổng hợp lại và trình Thủ tướng ký Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 phê duyệt “Qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030”.
Bản chất của Qui hoạch cũng khá phổ quát, rất nhiều người biết. Đó là quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư những dự án sẽ triển khai cho từng giai đoạn cụ thể trong tương lai. Sau đó kế hoạch NSNN hàng năm chỉ cấp vốn cho những dự án triển khai nằm trong Qui hoạch được phê duyệt. Cơ quan quản lý dự án thuê tư vấn làm báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM, nếu có), sau đó ra quyết định phê duyệt đầu tư dự án.
Bản chất của Luật Đấu thầu là khá phổ quát, rất nhiều người biết. Đó là dự án đã có quyết định đầu tư, đã phê duyệt hồ sơ mời thầu, chào thầu để chọn nhà đầu tư hay chọn nhà thầu thực hiện gói thầu của dự án. Luật đấu thầu có qui định những trường hợp được chỉ định thầu nhà đầu tư hay nhà thầu. Tuy nhiên, trong Luật đấu thầu tuyệt nhiên không có những qui định chỉ định thầu nhà đầu tư cho những dự án sẽ thực hiện trong tương lai, mới có chủ trương đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch là phê duyệt chủ trương đầu tư công trình/dự án và tiến độ hoàn thành. Thủ tướng không thể chỉ định thầu nhà đầu tư sẽ thực hiện dự án trong tương lai. Tuy nhiên, tại Quyết định số 428/QĐ-TTg có Phụ lục gồm danh mục rất nhiều các dự án nguồn điện sẽ đầu tư, nhiều trong số đó đã được Bộ chỉ định thầu chủ đầu tư trong tương lai. Có những công ty, doanh nghiệp đã được chỉ định làm chủ đầu tư nhiều lần (nhiều dự án điện khác nhau). Những công ty, doanh nghiệp này coi như yên tâm, không ai có thể cạnh tranh được với mình, “xuất cỗ” của mình đã được Thủ tướng đảm bảo. Vì danh mục rất dài, dưới đây tôi chỉ sao chép mỗi chủ đầu tư một lần. Toàn văn Quyết định 428/2016/QĐ-TTg có ở trên mạng.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN VÀO VẬN HÀNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
Bảng 1. Danh Mục các dự án nguồn điện vào vận hành giai đoạn 2016 – 2020
TT | Tên nhà máy | Công suất đặt (MW) | Chủ đầu tư |
Công trình vận hành năm 2016 | |||
9 | TĐ Lai Châu #2,3 | 2×400 | EVN |
13 | TĐ Sêkaman 1 (Lào) | 290 | Cty Điện Việt Lào |
22 | NĐ Duyên Hải III #1 | 600 | EVN |
Công trình vận hành năm 2017 | |||
4 | TĐ Yên Sơn | 70 | Cty Cổ phần Tập đoàn XD & DL Bình Minh |
12 | Điện sinh khối An Khê #1 | 55 | Cty CP Đường Quảng Ngãi |
Công trình vận hành năm 2018 | |||
1 | TĐ Sông Lô 6 | 44 | Cty TNHH Xuân Thiện Hà Giang |
4 | TĐ La Ngâu | 36 | Cty CP thủy điện La Ngâu |
9 | NĐ Thăng Long #1 | 300 | Cty CP Nhiệt điện Thăng Long |
10 | NĐ Thái Bình II #2 | 600 | PVN |
16 | NĐ sinh khối Lee&Man | 125 | Cty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (đồng phát) |
Công trình vận hành năm 2019 | |||
2 | TĐ Pắc Ma | 140 | Cty CP thủy điện Pắc Ma |
4 | NĐ Thăng Long #2 | 300 | Cty CP Nhiệt điện Thăng Long |
6 | NĐ Na Dương II | 110 | Vinacomin |
8 | NĐ Sông Hậu I #1,2 | 2×600 | PVN |
10 | NĐ Vĩnh Tân I# 1,2 | 2×600 | CSG – CPIH – Vinacomin (BOT) |
11 | NĐ Vĩnh Tân IV mở rộng | 600 | EVN |
14 | Điện gió Sóc Trăng | 99 | Cty TNHH XD – TM – DL Công
Lý |
7 | NĐ Hải Dương # 1 | 600 | Jaks Resources Bhd (BOT) |
8 | NĐ Cẩm Phả III #1,2 | 2×220 | Vinacomin |
9 | NĐ Công Thanh | 600 | Cty Cổ phần Nhiệt điện Công Thanh |
Bảng 2. Danh Mục các dự án nguồn điện vào vận hành giai đoạn 2021 – 2025
TT | Tên nhà máy | Công suất đặt (MW) | Chủ đầu tư |
Công trình vận hành năm 2021 | |||
3 | NĐ Nghi Sơn II# 1 | 600 | Marubeni – Kepco (BOT) |
4 | NĐ Vũng Áng II #1 | 600 | VAPCO (BOT) |
5 | NĐ Hải Dương #2 | 600 | Jaks Resources Bhd (BOT) |
6 | NĐ Nam Định I #1 | 600 | Taekwang Power Holdings – ACWA Power (BOT) |
10 | NĐ Duyên Hải II #1,2 | 2×600 | Janakuasa SDN BHD (BOT) |
11 | NĐ Sông Hậu II #1 | 1000 | Toyo Ink (BOT) |
12 | NĐ Long Phú II #1 | 660 | TATA Power (BOT) |
Công trình vận hành năm 2022 | |||
6 | NĐ Quỳnh Lập I #1 | 600 | Vinacomin |
7 | NĐ Vũng Áng II #2 | 600 | VAPCO (BOT) |
8 | NĐ Nghi Sơn II #2 | 600 | Marubeni – Kepco (BOT) |
9 | NĐ Nam Định I #2 | 600 | Taekwang Power Holdings – ACWA Power (BOT) |
10 | NĐ Quảng Trạch I #2 | 600 | PVN |
11 | NĐ Vĩnh Tân III# 1 | 660 | VTEC (BOT) |
12 | NĐ Sông Hậu II #2 | 1000 | Toyo Ink (BOT) |
13 | NĐ Long Phú II #2 | 660 | TATA Power (BOT) |
14 | NĐ Long Phú III #2,3 | 2×600 | PVN |
15 | NĐ Vân Phong I#1 | 660 | Sumitomo (BOT) |
16 | TBKHH Kiên Giang II | 750 | PVN |
Công trình vận hành năm 2023 | |||
1 | TĐ cột nước thấp Phú Thọ | 105 | Cty Cổ phần Tập đoàn XD & DL Bình Minh |
4 | NĐ Quảng Trị #1 | 600 | EGATi (BOT) |
6 | TBKHH Dung Quất I | 750 | Sembcorp (BOT) |
8 | NĐ Vân Phong I #2 | 660 | Sumitomo (BOT) |
Công trình vận hành năm 2024 | |||
1 | NĐ Vũng Áng III # 1 | 600 | Samsung C&T (BOT) |
2 | NĐ Quảng Trị #2 | 600 | EGATi (BOT) |
4 | TBKHH Dung Quất II | 750 | Sembcorp (BOT) |
Công trình vận hành năm 2025 |
Bảng 3. Danh Mục các dự án nguồn điện vào vận hành giai đoạn 2026 – 2030
TT | Tên nhà máy | Công suất đặt (MW) | Chủ đầu tư |
Công trình vận hành năm 2026 | |||
2 | NĐ Hải Phòng III #2 | 600 | Vinacomin |
4 | TBKHH Miền Trung III (nếu khí cho hóa dầu không khả thi) | 750 | PVN |
Công trình vận hành năm 2027 | |||
2 | TBKHH Sơn Mỹ I #2 | 750 | GDF SUEZ/Sojitz-Pacific (BOT) |
Công trình vận hành năm 2028 | |||
7 | TBKHH Sơn Mỹ I #3 | 750 | GDF SUEZ/Sojitz-Pacific (BOT) |
Công trình vận hành năm 2029 | |||
1 | TĐ tích năng Đông Phù Yên #2 | 300 | Cty Xuân Thiện |
Công trình vận hành năm 2030 | |||
2 | TĐ tích năng Đông Phù Yên #3 | 300 | Cty Xuân Thiện |
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?