Bi kịch của một vị thánh sống

Văn Biển

26-6-2018

Có bao giờ anh nghĩ tới bi kịch của cụ Hồ không?

Ngay từ những năm đầu Cách mạng, ông cụ đã nhận phong thánh sớm quá. Chưa kịp làm người đã vội làm thánh. Làm người khó hơn chứ. Nếu hồi những năm đầu Cách mạng, Tố Hữu làm cả mấy chục bài thơ ca ngợi ông cụ như một vị cha già dân tộc lúc ông cụ mới ngoài năm mươi, như một vị thánh sống, lẽ ra ông cụ gọi nhà thơ tới cảm ơn, nhưng nói chú hãy để cho bác làm người, sống một cuộc sống bình thường.

Tại sao lại cấm cụ làm con người bình thường. Lãnh tụ cũng là con người như ai. Bi kịch của cụ, trước hết là bi kịch của người chồng, người cha. Tại sao ông cụ không được có một gia đình bình thường. Có vợ, có chồng như tất cả mọi người. Nỗi đau của ông cụ là có vợ không được nhận, đau hơn có con cũng không được nhận là con. Tội nghiệp đứa bé. Không bằng đứa con của một người dân bình thường.

Lúc cô Xuân có con, yêu cầu ông cụ đưa chuyện mình ra công khai. Trong một cuộc họp Bộ Chính trị, ông cụ đưa vấn đề này ra. Lê Duẩn, Sáu Thọ và một số khác không tán thành. Lấy biểu quyết. Đa số theo ý Lê Duẩn, Sáu Thọ. Họ muốn đã là thánh, đã là lãnh tụ phải một lòng hy sinh cho dân tộc và cụ phải chấp nhận. Đứa con ra đời tên là Thành nhưng chưa bao giờ được công khai nhận mình là con ai. Cô Xuân sau khi nhiều lần bị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn hiếp dâm, người đàn bà lẽ ra sẽ là phu nhân vị Chủ tịch nước bị “tai nạn” ô tô chết thảm ở Chèm (chuyện này lâu nay sách báo đã nói nhiều). Cô em và người bạn gái xuống Thủ đô ở cùng chị sau đó cũng bị chết theo người chị bất hạnh.

Tại sao lại có chuyện đau lòng đó? Đó là bi kịch cá nhân. Với tư cách là lãnh đạo cách mạng, người sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cụ đã phạm những sai lầm lớn. Trước hết là buộc phải nghe theo chỉ thị của Xitalin, Mao Trạch Đông những tên giết người không ghê tay thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam. Cụ ở vào cái thế không vâng lời không được. Người ta không tin, lấy đâu ra vũ khí và lương thực tiếp tục công cuộc đánh Pháp. Thế là mở màn cuộc Cải cách ruộng đất đợt một… Có vô vàn chuyện đau lòng xảy ra. Như chuyện con đấu tố bố:

– Mày có biết tao là ai không?

Người đàn ông là cha, nhìn cái cột đang chờ mình, run rẩy:

– Dạ, con là bố của bà ạ.

Dám cam đoan chuyện này chưa hề có trên hành tinh này kể từ ngày có con người. Ở đây chỉ nêu ra trường hợp điển hình sau đây…

Vật tế thần đầu tiên là người đàn bà yêu nước Nguyễn Thị Năm, người có nhiều cống hiến lớn cho Cách mạng còn non trẻ những năm đầu. Chuyện này thì nhiều người đã biết. Khi người ta vội vã về kinh báo với cụ, bà Năm bị tuyên án tử hình. Cụ lặng người đi một lúc rồi run run hỏi: Không tìm được người thay thế sao? Khi lời cụ được truyền tới tai bọn cố vấn Tàu. Chúng bảo: Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người. Và cuối cùng bà Năm – người đàn bà yêu nước bị bắn chết.

Cũng trong vụ này còn có một dị bản(1). Có người kể. Hôm xử bắn bà Năm ở Đồng Bấm, cụ và Trường Chinh đi dự. Cụ cải trang che bộ râu, còn Trường Chinh mang kính đen. Có người làm bài thơ về việc này như sau:

GIỮA THƠ VÀ ĐỜI

Khi Bác ngụy trang thành kẻ khác

Đi xem vụ xử bắn người đàn bà yêu nước

Khi súng nổ và người đàn bà bất hạnh ngã xuống

Vẫn không biết vì sao mình bị giết

Không biết có giọt lệ nào,

chảy trong lòng Bác.

Khi người ta bỏ xác người đàn bà yêu nước vào cái hòm chật.

Có mấy người dẫm lên cho cái xác lọt vào trong.

Bác có nghe tiếng xương gãy vụn

vang lên thảng thốt.

Tiếng oan hồn than khóc,

“hỡi trời chẳng biết vì sao tôi bị giết”

Liệu đêm nay về Bác có ngủ yên không?

Câu Bác từng nói:

“Đừng bẻ dẫu một cành hoa

để đánh người đàn bà”(2).

Vậy giữa thơ và đời

có khoảng cách biệt rất xa…?

“Văn là người” chẳng lẽ một câu nói vu vơ.

Hôm sau có một bài trên báo của Đảng lên án tội ác của bà Nguyễn Thị Năm, lên án bọn địa chủ cường hào ác bá cần phải tiêu diệt. Bài báo ký tên CB. Chỉ có người trong tòa soạn mới biết tác giả là ai. CB là “của Bác”.

Cụ để lại di họa suốt mấy chục năm cả sau khi chết đi là cụ đã đưa chủ nghĩa Mác-Lê vào công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước. Người ta bảo sai một ly đi một dặm. Cái sai này đã đưa cả đất nước xuống hố. Cho tới bây giờ vẫn chưa thoát ra được. Trong công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, người ta có thể so sánh cách làm của cụ với Gandhi ở Ấn Độ và Mandela ở Nam Phi. Sự so sánh nào cũng khập khiễng nhưng tất nhiên không vì thế mà người ta không nghĩ tới. Trước hết là họ thoát cho nhân dân các cuộc chiến tranh đẫm máu, kéo dài mấy chục năm và thoát khỏi Chủ nghĩa Xã hội bị áp đặt cho đất nước.

Hơn mười năm cuối đời của ông cụ là những trang bi kịch cho tới khi chết. Tập đoàn Lê Duẩn, Sáu Thọ phe chủ chiến thắng thế khi thông qua Nghị quyết 9. Nghị quyết về vấn đề Giải phóng miền Nam. Trong lúc đó ông cụ, Võ Nguyên Giáp và một số người nữa cho là chưa phải lúc. Biểu quyết trong hội nghị, phe chủ chiến thắng vì đa số là người do Sáu Thọ đưa vào. Mặc dầu ai cũng hiểu cái đa số nhiều khi không phải là cái đúng, là chân lý. Bi kịch của cụ là không nắm vững vai trò lãnh tụ của mình cho tới phút chót, để bọn đàn em sắc máu lấn lướt dẫn tới cuộc chiến huynh đệ tương tàn kéo dài suốt 20 năm.

Nghị quyết 9 đã cho cụ “nghỉ hưu” một cách nhẹ nhàng. Và từ đó trở đi ông cụ không còn dự các cuộc họp Bộ Chính trị nữa. Trước đó có một hôm họp Bộ Chính trị, cụ định phát biểu, Sáu Thọ tới đứng một bên nhắc khéo: Theo cháu, lúc này Bác chỉ nên nghe, để anh em nói. Cái gì đã buộc người sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải vâng lời một thằng đàn em xấc láo? Để ra quân trong trận Mậu Thân(1) người ta đã đưa họ Hồ đi nghỉ ở Bắc Kinh và đưa họ Võ sang Hungary chữa bệnh.

Như trên đã nói, những năm cuối đời, ông cụ để bọn đàn em lấn lướt. Nhưng đau đớn là lúc chết người ta không làm theo di chúc của cụ mà lại xây cho cụ một cái lăng bề thế và tặng cụ một bài điếu văn thống thiết lại chính do Lê Duẩn đọc đến trời hôm đó cũng phải khóc. Đó là bi kịch của cụ, bi kịch của một vị thánh. Ông cụ đã khóc khi Xitalin chết, người ta tin đó là những giọt nước mắt thật. Vậy có bao giờ ông cụ dành những giọt nước mắt khóc cho mình và cho chính dân tộc mình không.

Do môi trường hoạt động, ông cụ trong suốt đời mình phải đóng nhiều vai. Nghề “diễn” đã ngấm sâu vào trong máu thịt. Và đã vô tình trở thành một diễn viên có nghề, bất cứ ở vai nào cụ đóng cũng đạt. Cùng với sự thông minh, từng trải, lịch duyệt tưởng chừng cụ sẽ đạt được tất cả những gì cụ muốn. Nhưng không. Trong một bài báo gần đây, kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Ngọc Hoàng – Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã có phát biểu day dứt: “… Cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”. Ở cõi bên kia ông cụ liệu có biết được sự thật đau lòng này không. Trong di chúc để lại ông cụ có viết… Đất nước ta sẽ xây dựng to lớn đàng hoàng gấp mười lần hôm nay. Trong lúc đó báo chí tư bản có bao giờ đưa những “tin vui” như báo chí của ta: Năm nay Việt Nam “xuất khẩu” được mấy nghìn, mấy vạn người lao động sang các nước. Chẳng qua chỉ là một hình thức bán sức lao động thu ngoại tệ về.

Năm 1961 Pak Chung Hy làm một cuộc đảo chính quân sự, lên làm Tổng thống Nam Hàn. Vị Tổng thống quân sự này từng khóc trước cảnh nghèo đói của người dân. Trong một buổi nói chuyện với mấy vạn sinh viên Seoul, ông tuyên bố quốc sách biến Nam Hàn nghèo nàn trở thành con cọp lớn: Trong 5 năm tất cả người dân Nam Hàn phải thắt lưng buộc bụng, cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Phải làm sao trong vòng 10 năm tới ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu Đông Á. Và 20 năm sau trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới. Sẽ có một số đồng bào không đồng ý với quốc sách của tôi. Xin các vị hãy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi tuyên bố sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của dân dầu chỉ một đồng. Tôi sẵn sàng chết cho lý tưởng đã đề ra.

Và chắc chủ tịch biết vị Tổng thống, nhà ái quốc vĩ đại đã làm được những điều mình nói.

Bây giờ tôi tạm giả sử, tất nhiên lịch sử không bao giờ có chuyện giả sử. Người Pháp có câu nói rất hay: Nếu chuyện giả sử có thể thực hiện được thì người ta có thể bỏ cả thành phố Paris vào trong chiếc lọ. Nhưng ta cứ giả sử nếu ngày đó Pak Chung Hy hay một vị Tổng thống nào khác không mảy may động lòng trước cảnh nghèo đói cơ cực của người dân mà một mực ra sức rèn luyện quân đội, vác rá đi xin viện trợ của các nước anh em trong phe thay vì đưa Thanh niên sang các nước văn minh học tập cái hay cái tốt. Ông ta một mực quyết tâm xua hàng triệu quân vượt sông Áp Lục giải phóng Triều Tiên thu non sông về một mối như cách làm của ta, chắc chắn không thể nào có một Hàn Quốc có bộ mặt rạng rỡ đáng tự hào như hôm nay. Và càng không có chuyện 9 vạn người Hàn Quốc sang ta làm ông chủ, bà chủ như vị Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương lúc nãy tôi đã nói. Ta giải phóng được Miền Nam nhưng 40 năm sau đó khoảng 9 vạn người dân sang bên đó làm ô sin. Đáp số của bài toán đúng sai quá rõ.

Ông chủ tịch có biết tôi gặp ông trong trường hợp nào không? Trong vụ lở đập năm nọ, lúc đó tôi đang loi ngoi trong cơn bão lũ cứu các em học sinh thì chợt thấy chủ tịch cũng ra chống lũ với bà con. Nhìn thấy vị chủ tịch cũng có mặt trong cơn nguy hiểm, lòng cũng được an ủi đôi chút. Vậy là không đến nỗi: “sống chết mặc bay”. Sau đó tôi “đi” luôn trong cơn lũ. Lúc nãy tôi vừa về chợt thấy chiếc xe Thần Chết chở ông, rồi xe dừng lại, ông lên mặt đập, tôi thốt lên: Người tốt thế sao lại ra đi sớm vậy? Thế là tôi bí mật theo ông… Tôi hỏi thật, trong nước mình có bao nhiêu vị lãnh đạo được như ông?

Cảm ơn ông bạn có lời khen. Chuyện này phải hỏi ban Kiểm tra, hoặc ban Tổ chức Trung ương. Nhưng thật ra cũng khó trả lời. Tốt, xấu thế nào cũng khó nói. Tới ông Truyền – Tổng Thanh tra Chính phủ lúc về hưu đã có mấy tòa dinh thự thì còn tin được ai. Ông bạn vừa rồi khen tôi, nhưng lúc đi thăm bếp núc, bữa cơm chiều mấy nhà, tới trường học tôi đã khóc. Tôi có xứng đáng nhận lời khen của ông không? Bữa cơm, đời sống của người dân đủ để trả lời.

Được như ông là quý quá rồi. Chỉ tiếc ông ra đi sớm dân mất nhờ. Chuyện cực khổ đói nghèo của dân còn do nhiều nguyên nhân lớn lao khác. Đâu phải chỉ mỗi chủ tịch giải quyết lo toan là được. Có là Thánh. Thôi, chủ tịch tới xe đi. Chắc ông lão đang sốt ruột chờ tưởng ông chủ tịch còn lưu luyến trần gian trốn ở lại.

Ông Tư cười. Thôi, chào anh bạn nhé. Hẹn gặp lại anh.

Chúc Chủ tịch thượng lộ bình an.

Ông Tư tới bên xe: Xin lỗi để ông chờ lâu. Xin hỏi thật. Ông có nghĩ tôi trốn ở lại không?

Ông nói đùa. Tôi thấy ông đi vô thăm từng nhà. Ít thấy ông quan nào thời nay như ông. Chết chưa phải là hết. Người ta nói không sai. Liệu ông có còn muốn ghé nơi nào nữa không?

Nếu được đi khắp thì phải mất cả tháng trời cũng chưa chắc đã hết. Mà cũng chẳng giải quyết được gì.

Ông có chịu được gió không, về chiều trời hơi lạnh. Tôi muốn cho xe chạy nhanh một tý.

Không sao. Tôi cảm thấy hơi khá hơn. Ông Tư chợt bật cười.

Có chuyện gì vui làm ông chủ tịch cười.

Nghĩ tới câu có người vừa rồi mới chúc tôi “thượng lộ bình an”. Nghĩ đã ngồi trên cỗ xe của Thần Chết mà còn bình an với không bình an nỗi gì.

Thế mà có đấy ông ạ. Có người chết rồi mà ngàn năm linh hồn vẫn không yên. Thôi ông nghỉ ngơi đi. Tôi cho xe chạy nhanh đây.

Chiếc xe phóng nhanh vào bóng hoàng hôn mờ ảo. Bỏ lại xóm làng yêu thương mịt mù tít tắp phía sau…

___

(1) Đèn cù (Trần Đỉnh).

(2) Một câu thơ của Pháp.

(3) Một chiến dịch lớn được đánh giá là thất bại thảm hại. Người ta kể trong một lần đi chơi ghé vào trại sáng tác của Hội nhà văn ở Quảng Bá, Lê Duẩn, tác giả chính của cuộc chiến đẫm máu này hỏi mấy ngưới viết đang có mặt ở trại: các anh đánh giá trận Mậu Thân như thế nào? Bùi Bình Thi mau miệng: Thưa, thất bại ạ. Lê Duẩn cau mày lắc đầu: các anh viết văn mà không hiểu chi cả… Rồi ông Ba bỏ ra mấy chục phút giải thích sự cần thiết phải có chiến dịch này… chắc trong đầu ông Ba cho số người chết dẫu bao nhiêu không cần phải suy nghĩ. Mấy nhà văn lúc đó sợ hãi im như thóc. Mãi mấy chục năm sau, trước lúc chết nhà thơ Chế Lan Viên để lại trong tập Di cảo mấy câu thơ về trận Mậu Thân đẫm máu (Xem chương: Ngọc Hoàng bên cỗ quan tài lạ. Trang 317).

_____

Bài viết trên trích từ sách Que Diêm Thứ Tám, của tác giả Văn Điển gửi tới Tiếng Dân. Mời đọc lại các bài trước: Câu chuyện nhà báo trẻ và nhà văn có tuổi  —  Bên chiếc quan tài lạ ở cõi âm  —  Chuyện ông chủ tịch tỉnh ở đập thủy điện và các dấu gạch ngang  —  Chuyện hai anh em trên bàn thờ  —  Chuyện Nguyễn Tuân và những đứa con của mình  —  Nhà thơ và vị khách không mời…

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả có nhiều bài hay và sâu sắt, tiếc là bài này …không hay lắm !

    (trích) “…NỖI ĐAU của ông cụ là có vợ không được nhận, ĐAU hơn có con cũng không được nhận là con…”(hết)=> Tác giả cũng tin (hay đoán chắc) là ‘ông cụ’ ấy sẽ…biết ĐAU ĐỚN gì đó nữa hả ? Vui nhỉ
    (trích) “…Họ muốn đã là thánh, đã là lãnh tụ phải một lòng hy sinh cho dân tộc và cụ PHẢI CHẤP NHẬN…”(hết)=>Tội nghiệp nhỉ? Nhưng tác giả không nghĩ đây cũng là ‘mưu sâu kế hiểm’ của là chính ‘cụ ấy’- một cáo già chính trị à ?
    (trích) “…Cụ ở vào cái thế KHÔNG VÂNG LỜI KHÔNG ĐƯỢC …” (hết)=> Quá tội luôn ! Nhưng tác giả có tin rằng, trước bọn xâm lược Tàu, Pháp…vv, nếu người ấy là vua Quang trung, vua Duy Tân, hoặc là Trần bình Trọng, Nguyễn trung Trực , Nguyễn thái Học, là Phan bội Châu, là Phan chu Trinh, là Ngô đình Diệm, Trần quý Cáp….vv và vv, họ sẽ chịu chấp nhận đưa mình vào ‘cái thế’ ấy chăng ? Họ ngu tham và hèn đến thế, hay họ sẽ ‘thung dung tựu nghĩa’, lấy cái chết ra đền nợ nước, quyết không chịu nghe theo giặc đem cái chết về cho dân tộc ( để chính mình được ngồi yên trên đầu dân tộc với ngôi vị’ bật thánh sống’ ?…)
    ….
    Tiếp theo là những tình tiết mà ngay các Kịch tác gia nổi tiếng của Holywood , cũng phải khóc thét lên vì ganh tị với trí tưởng tượng siêu đẳng : (trích)”…Trước hết là BUỘC PHẢI NGHE THEO chỉ thị của Xitalin, Mao Trạch Đông…- Cụ LẶNG NGƯỜI ĐI một lúc rồi RUN RUN …- bi kịch của MỘT VỊ THÁNH….- ..KHÓC khi Xitalin chết…” (hết)
    Ôi chao rùng rợn quá ! Ha ha , toàn bài này , người ta chỉ thấy ‘ông cụ’ hiện ra như một ‘bật thánh, nhân đức hiền lành…, vì ‘yêu nước, yêu dân thiết tha’ mà trở nên yếu mềm, bị ‘đồng minh’ lẫn ‘đồng bọn’ hà hiếp , ép buộc, áp bức quá mức nhưng chỉ biết ‘câm lặng chịu đựng bi kịch’…??!! . Tác giả đang cố gắng vẽ nên một ‘mụ đàn bà’ dại khờ, mềm yếu , số phận ‘bèo dạt mây trôi’, hoàn toàn bất lực trước nghịch cảnh, thân ‘liễu yếu đào tơ’ con bị cướp mất, gia đình tan nát mà không thể tự quyết định bất cứ chuyện gì trong đời mình…- Một Hồ -Kiều nương của Nguyễn Du ? – Hình ảnh ”ông cụ đàn bà’ ấy thật bi thương thê thãm đến mức , giả sử tất cả đều là sự thật, thì…hoàn cảnh ‘mụ đàn bà bất hạnh’ như thế ở VN là nhiều…‘vô thiên lủng’ , có gì đặc biệt đáng để dựng tượng khắp VN XHCN ? Và ai lại ngu xuẩn , in ra hàng triệu bản “ HCM -mụ đàn bà đau thương toàn tập’ ấy làm gì – Họ khùng chăng ?
    ( Bài này, cũng giống một bài khác , do ông “quản gia chính trị ‘Vũ Kỳ (cục)’ viết về Hồ trên trang nhà. Ông ‘quản gia’ ấy viết thế nào đấy, mà cuối cùng là ”bác ta” xem ra dường như …vẫn còn gin ?! Và… Nông Đức Mạnh là…từ trên trời rơi xuống ? – Cái kẻ vẫn cứ ‘…tủm tỉm cưới’ mãi ( lời của cụ quản gia chính trị Vũ Kỳ ) trong khi buông ra cái lệnh tru diệt 172.000 con người như thế, thì…e rằng chẳng ai dám’tủm tỉm’ nổi !

    Hình ảnh ‘Cụ Kiều nạn nhân’ trong bài trên, hoàn toàn không tương xứng với một’chính trị gia’ lão luyện khét tiếng, một nhân vật ‘cơ mưu quyền biến’ có thể đủ mưu trí và linh hoạt để ‘chơi chung’ cùng lúc với Staline, Mao, Tưởng, Truman… , một kẻ mà bọn chính trị gia lão luyện của thế giới cũng phải’chạy mặt’ nể sợ ! Một tay đại gian hùng đẳng cấp’ kẻ quắc ánh mắt hung dữ sắt lẹm nhìn viên tướng Pháp, kẻ thản nhiên gằn giọng khi thanh toán Tạ thu Thâu :‘Con đường tôi đã vạch ra, kẻ nào chống lại phải bị tiêu diệt…”
    Kẻ chỉ đạo ‘Võ đại tướng’ ám sát tiêu diệt toàn bộ ‘nhân tài, nguyên khí’ của một quốc gia , theo chiến lược của ‘đồng minh họ Mao’ –Một ‘nạn nhân’ run run truy tố “địa chủa ác ghê’ lạnh lùng nhúng tay vào máu của hơn 172.000 thân phận con người …vv.

    Và kẻ như thế , tất nhiên y đã tự cho mình là một Hoàng đế rồi …Cung tần mỹ nữ là chuyện búng ngón tay cua hoàng đế, muốn là có…việc quái gì cần cưới hỏi ? Kẻ như thế , thì y có kể số gì cái thân phận hèn mọn của vài cô, vài mụ…mà y đã từng qua đêm ? Toàn bô các cô, các mụ đều là nạn nhân của ‘ông cụ’ chứ không phải cứ đổi ngược vai trò thoải mái như bài viết là người ta nức nở tin ngay đâu ! (Bởi vậy mà sinh cùng ngày tháng với Polpot ! Hic ! Ông Trời cũng thật khéo ! …hàng năm, chửi thằng CS Capuchia thì người ta lại nhớ ngay đến thằng CS Việt Nam – Cả hai giết dân của chúng đều bằng ‘vũ khí thô sơ – đúng là cùng ‘trường phái’ !)
    ————-

    Đã nói rồi, chớ nên dại dột có‘ tham vọng’ muốn hiểu Hồ, vì chắc gì Hồ có thể hiểu được chính y ? – “Thiên ngoại hữu thiên’ Hồ/ Giáp bị Duẫn vô hiệu hóa cũng chỉ là ‘chuyện thường ngày ở huyện’ mạnh được yếu thua trong thế giới ‘cẩu tặc chính trị’ mà thôi . Duẫn không thịt Hồ/ Giáp thì Hồ / Giáp sẽ thịt Duẫn ngay – Hồ/ Giáp là con để của Mao , Mao yêu thương rất mực, làm thịt con y thì y đem quân qua hỏi tội… Hồ rước Mao sang, Duẫn ôm chân Liên xô để đuổi Mào về …cũng chỉ là cái thế buộc phải như thế , có gì đâu phải …lăn tăn !

    Điều thậm nguy hại của những loại bài viết này, chinh là góp tay đưa đầu óc non trẻ của các thế hệ VN, đi từ cực đoan ‘thần thánh hóa’ của Tuyên huấn TW, sang cực đoan “thương xót một… Hồ nữ thánh” một ‘Kiều nương đau khổ ’ ! Nó không giúp trả lại một cái nhìn sáng suốt cho lịch sử VN, nhân dân VN thật chính xác và đúng như sự thật. Rất nhiều người, tự cho rằng mình không lầm về nhân vật HCM, nhưng thật ra đã nhiều thế hệ bị tẩy não, họ không sao chấp nhận nổi cái ý tưởng Hồ là một Tội đồ dân tộc ! Trước sự thật họ tránh né và đẩy mọi điều ‘bất như ý’ sang cho những ‘con người, sự kiện tưởng tượng’ sinh ra trong tâm thức…
    Nổi sợ hãi trước sự thật, chính là một trong các tác hại tàn khốc của ‘tẩy não’ ! -Vì thế, họ thua quá xa nhà thơ Hữu Loan, người mà chính kiến luân lý đạo đức vững như bàn thạch, dám sống và dám chết với sự thật !

  2. Bài này mở nhiều điều mới lạ cho tớ . Trước giờ tớ chỉ nghĩ Bác Hồ là nguồn cơn của những bi kịch & cả hài kịch trên đất nước Việt Nam, chưa bao giờ tớ nghĩ Hitler có bi kịch nên những gì lục đục trong Đảng về Bác Hồ tớ ít quan tâm . Nhưng bài này đã cho tớ 1 cái nhìn khách quan & toàn cảnh về Bác Hồ kính iêu của chúng ta .

    “Nỗi đau của ông cụ là có vợ không được nhận”

    Tớ nghĩ nỗi đau lớn hơn của Bác là có rất nhiều vợ nhưng không được nhận ai hết . Chắc điều này tạo ra 1 khoảng trống lớn trong tâm hồn của Bác Hồ mà chỉ có thêm nhiều vợ nữa -mà phải đèm đẹp 1 chút- mới có thể làm Bác Hồ tạm quên

    Vũ Kỳ -Pimp Numero Uno- có kể tiến cung cho Bác Hồ (ít nhất) 2 người, nhưng không thành . Sau cả 2 bị 2 vị cán bộ cao cấp làm cho có bầu sinh con, phải đưa đi cho người khác nuôi . Whoa, cán bộ cao cấp thời đó cũng “hủ hóa” nhẩy! Thắc mắc, nếu tìm ra 2 người đó, đi thử DNA thì kết luận là anh em cùng cha khác mẹ được không ? Trình độ DNA (thế giới . VN hổng chắc) đủ cao để kết luận như vậy .

    “Có vô vàn chuyện đau lòng xảy ra”

    Với những gì Bác Hồ đã làm được cho dân tộc, giả thuyết Bác Hồ là người Trung Quốc không đến nỗi vô lý .

    “buộc phải nghe theo chỉ thị của Xitalin, Mao Trạch Đông những tên giết người không ghê tay thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam”

    Ơ … ơ … nhưng mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là độc lập, tự chủ … hay những thứ lẩm cẩm như vậy rồi mà . Tớ tưởng “độc lập tương đối” là sản phẩm đặc sắc của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, hóa ra có từ thời Bác Hồ . Ui giời, Bác Hồ là thánh chứ chả chơi! Phong thánh cho Bác Hồ chỉ là tấm huy chương được trao sau khi thành tích đã được thực hiện & công nhận .

    “Cô Xuân sau khi nhiều lần bị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn hiếp dâm, người đàn bà lẽ ra sẽ là phu nhân vị Chủ tịch nước bị “tai nạn” ô tô chết thảm ở Chèm (chuyện này lâu nay sách báo đã nói nhiều). Cô em và người bạn gái xuống Thủ đô ở cùng chị sau đó cũng bị chết theo người chị bất hạnh.”

    Chu choa mẹ ơi, trí thức nhà mềnh kêu gọi khép lại quá khứ . Không thì “vô dụng cho đấu tranh dân chủ”. Bới móc quá khứ, tuy là không (dám) đụng tới Bác Hồ nhưng sẽ làm cho người ta nghĩ Bác Hồ xài nát rồi thì cho thuộc hạ thủ tiêu . Trước khi thủ tiêu thì cũng phải sơ múi . Tức là người ta sẽ nghi ngờ Bác Hồ . Như thế thì không những vô dụng, còn có hại cho cuộc “đấu tranh dân chủ” nữa . No bueno.

    “Hôm sau có một bài trên báo của Đảng lên án tội ác của bà Nguyễn Thị Năm, lên án bọn địa chủ cường hào ác bá cần phải tiêu diệt. Bài báo ký tên CB. Chỉ có người trong tòa soạn mới biết tác giả là ai. CB là “của Bác”

    Đây mới đúng là “văn là người”. Bài thơ đó là của 1 người không muốn tin, vì vậy không đáng tin .

    “Ông cụ đã khóc khi Xitalin chết, người ta tin đó là những giọt nước mắt thật. Vậy có bao giờ ông cụ dành những giọt nước mắt khóc cho mình và cho chính dân tộc mình không.”

    What d’ya think? Giọt nước mắt cho mình thì tớ nghĩ Bác Hồ chắc cũng có . Dân tộc của Bác Hồ là dân tộc nào thì hiện vẫn còn trong nghi vấn . Thơ Bác Hồ bảo mình là Hán thật . Các trí thức nhà mình tin thơ Bác hay không lại là chuyện khác .

    “Pak Chung Hy hay một vị Tổng thống nào khác … Đáp số của bài toán đúng sai quá rõ”

    Nhưng nếu như vậy Park Chung Hy không thể là Park Chung Hy . Ông ta sẽ trở thành Bác Hồ kính iêu của chúng ta mất rồi .

    Theo đà chữ “Nếu”, Miến Điện có tướng Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi. Ông này là người thành lập ra đảng Cộng Sản Miến Điện . Sau chiến tranh thế giới II, ông từ bỏ đảng Cộng Sản do chính mình thành lập, lập 1 đảng khác để thuyết phục Anh trả tự do cho Miến Điện . Thấy yên tâm, Anh trả tự do cho Miến Điện không mất 1 hòn đạn nào . Miến Điện an bình 1 vài năm cho tới khi đảng Cộng Sản Miến cũ của ông ám sát ông Aung San, làm đảo chính cướp chính quyền .

    Bác Hồ nhà ta là người Cộng Sản chân chính nên khi điều đình độc lập với Pháp, 1 trong những câu hỏi là Bác Hồ có phải là Cộng Sản không . Câu trả lời là Mỹ ủng hộ Pháp trở lại Việt Nam . Và cả nước theo lệnh Bác Hồ làm kháng chiến chống Pháp với cố vấn Tàu .

    Bác Hồ kính iêu của chúng ta là người Cộng Sản chân chính nhất . Nhưng Bác Hồ chắc không phải Việt Cộng .

  3. “Tại sao lại cấm cụ làm con người bình thường”

    Ai cấm hồ chí minh làm con người bình thường?

    “Làm con người bình thường” theo như “định nghĩa” trong bài chủ, là sống đời sống tình dục, sex binh thuong, và như vậy thì rõ ràng là chẳng có ai có khả năng & thẩm quyền cấm hồ chí minh làm con người bình thường theo nghĩa tình dục. Hồ chí Minh vẫn làm con người bình thường với tất cả những thỏa mãn & thèm muốn dục tình bình thường, hơi quá bình thường một chút

    Có điều, vốn rất gian giảo độc ác, hồ chí minh muốn đóng trò thánh nhân để che dấu cái gian giảo độc ác đó, và rồi bị họa “gậy ông đập lưng ông”

    Đặt ra câu chuyện “cấm cụ làm con người bình thường” chính là người ta lại đang cố gắng “thánh nhân hóa” hồ chí minh, một tên tội đồ mãi quốc cầu vinh vô cùng gian giảo độc ác

Comments are closed.