Sự kỳ thị vùng, miền trong đảng CSVN

FB Trần Nhật Phong

13-2-2018

Đây là câu chuyện rất thật, phản ảnh cái “hèn hạ” của đảng cai trị.

Cách đây nhiều năm, như tôi từng kể với mọi người, do nhu cầu làm báo tôi có liên lạc với những nhân viên của Lãnh Sự Quán CSVN ở San Francisco. Thời điểm đó, người phụ trách thông dịch cho LSQ là Phạm Xuân Hoàng Ân, con trai của ông Phạm Xuân Ẩn.

Tấm hình này tôi chụp với Phạm Xuân Hoàng Ân năm 2011, trước hội nghị APEC ở Hawaii.

Cả TLS quán của CSVN tại San Francisco có khoảng 40 nhân viên làm việc, và hầu hết đều đến từ … Hà Nội, nhân viên gốc miền nam chỉ 1,2 người.

Có một sự phân biệt đối xử khá nặng nề trong TLS quán, các nhân viên gốc miền nam đều bị “đì” tối đa và trở thành những kẻ chỉ biết “cúi đầu nghe lệnh”.

Câu chuyện mà tôi chứng kiến là năm 2011, khi ông Trương Tấn Sang (lúc đó được gọi là “chủ tịch nhà nước VN”) đến Hawaii để tham dự hội nghị APEC diễn ra ở đây, thời điểm có ông Obama tham dự và thúc đẩy dự án TPP (Trans Pacific Partnership).

Trên nguyên tắc của nhà nước CSVN, thì khi ông “chủ tịch” đến khu vực nào đó thì đại sứ quán CSVN ở khu vực nơi đây chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên ở Hoa Kỳ, CSVN có đến 4 văn phòng, tòa đại sứ ở DC, kiêm luôn văn phòng lãnh sự quán, tòa đại sứ CSVN ở LHQ tức là New York, tòa tổng lãnh sự ở Houston và tòa tổng lãnh sự ở San Francisco.

Mỗi văn phòng phụ trách các vấn đề lãnh sự ở khu vực, theo đó tòa tổng lãnh sự San Francisco phụ trách 10 tiểu bang ở miền tây Hoa kỳ cho các vấn đề lãnh sự và tiếp đón những nhân vật “nặng ký” từ trong nước ra.

Do đó việc ông Trương Tấn Sang đến Hawaii, về nguyên tắc (Protocol) thì tòa đại sứ ở DC chịu trách nhiệm toàn bộ chuyến đi, nhưng events lại diễn ra dưới khu vực chịu trách nhiệm của tòa tổng lãnh sự quán San Francisco.

Đã có một cuộc tranh chấp về quyền tổ chức cho chuyến đi của ông Sang giữa tòa đại sứ và tổng lãnh sự quán ở San Francisco, cuối cùng theo tôi biết, thì chia ra làm việc.

Tòa đại sứ vẫn chịu trách nhiệm tổng thể công việc, nhưng sắp xếp công việc thì do tổng lãnh sự quán của CSVN ở San Francisco, theo đó việc thông dịch cho ông Sang là trách nhiệm của tổng lãnh sự quán San Francisco.

Nhưng với tin thần phân biệt đối xử trong tòa tổng lãnh sự quán San Francisco, những nhân viên gốc miền nam luôn phải chịu “quyết định” sắt máu của “cán bộ” gốc miền bắc.

Do đó vai trò thông dịch cho Trương Tấn Sang đã chuyển cho người khác, thay vì người có vai trò chính thức là Phạm Xuân Hoàng Ân, thì không được đưa lên danh sách.

Vụ này vui ở chỗ là hôm đó, tôi ngồi uống cafe với Phạm Xuân Hoàng Ân, bất ngờ nhận được cú điện thoại từ tòa tổng lãnh sự quán ở San Francisco.

Và rồi Ân hấp tấp chạy về. Vài ngày sau đó Ân gọi lại xin lỗi tôi vì phải đi gấp, và Ân kể tôi nghe.

Khi tới Hawaii chuẩn bị cho nghị trình ngày hôm sau, ông Sang hỏi ai thông dịch cho ông trong bài phát biểu, thì Tổng Lãnh Sự quán đưa cô tên Yến ra (người này gốc bắc và đến nhận chức từ Hà Nội).

Ông Sang hỏi “vậy còn thằng Ân đâu”? Đám tổng lãnh sự quán ngó nhau chưa biết trả lời thế nào? Ông Sang nổi giận nói, ông ta muốn Phạm Xuân Hoàng Ân là người thông dịch cho ông ta trong nghị trình ngày hôm sau, và kết quả nhóm tổng lãnh sự quán phải gọi điện thoại về San Francisco, mua tấm vé gấp bay qua đêm để Phạm Xuân Hoàng Ân có mặt kịp trong nghị trình (tòa lãnh sự San Francisco phải mua tấm vé lên đến hơn $1,800 bay qua đêm), và phải lấy hết background của Phạm Xuân Hoàng Ân nộp lại cho Secret Agents (cơ quan mật vụ Hoa Kỳ) để kịp cho Ân có thể vào thông dịch, vì các nhân vật có mặt trong hội nghị đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng.

Kể lại câu chuyện này cho mọi người thấy bản chất thật sự của những kẻ cai trị của đảng cầm quyền đến từ phía Bắc, họ luôn dùng lời hoa Mỹ nhưng thuộc dạng kỳ thị và phân biệt đối xử khủng khiếp đối với những người miền nam, do đó cách họ đối xử với Phạm Xuân Ẩn là điều có thể lý giải được.

____

(*) Ghi chú: Tựa bài do Tiếng Dân đặt

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả mới chỉ đưa ra một hiện tượng, một vài câu chuyện để quy kết một vấn đề thì sẽ không khách quan và thiếu tính thuyết phục. Nếu hiện tượng gì xảy ra với hầu hết mọi người thì có vẻ dễ tin hơn. Nên nói Đảng CSVN kỳ thị vùng miền là điều không có thật trong thực tế, để thoải mái ta cùng trao đổi vấn đề này xem sao nhé:
    Khi nói ai phân biệt vùng miền, chúng ta muốn nói người đó xấu. Nhiều người lẫn lộn phân biệt vùng miền và kỳ thị vùng miền, coi hai ý niệm này là một. Sự thật hai ý niệm này khác, một tốt, một xấu.
    Hiểu được đặc tính của người dân, nét khác biệt văn hóa của họ, cách họ thích phở hay bánh xèo, hay bún bò Huế, là ý thức vùng miền. Đó là tốt. Dùng người dân một vùng để đàn áp vùng kia, tiêu diệt sự khác biệt, đốt sách vở, tiêu diệt văn hóa, tiêu diệt giọng nói, cách phát âm, v.v.. của vùng kia, dùng lý lịch để đè đầu vùng kia, lấy hết tiền và tài sản của vùng kia, đó là xấu.
    Nếu tôi nói tôi sanh ở Sài Gòn, là người miền Nam, tôi có phân biệt vùng miền, và chia rẽ không? Kỳ thị không? Khi tôi là người miền Nam, hay người miền Bắc hay Trung, tôi có một số đặc tính địa phương. Tôi thích một số chuyện, ghét một số chuyện khác. Đó không phải là kỳ thị, hay phân biệt vùng miền.
    Phân biệt vùng miền và kỳ thị chỉ đáng chú ý, là khi một số người một vùng muốn tiêu diệt hoặc đè đầu đa số người khác vùng kia. Nếu người da trắng tìm cách loại người da đen ra khỏi chánh quyền, muốn giành mọi việc làm tốt của người da đen, đó là kỳ thị.
    Làm sao biết có kỳ thị hay không, nói cách khác dấu hiệu của kỳ thị là gì, và cách để điều tra kỳ thị? Ở Mỹ nếu mọi chức vụ chỉ huy trong hãng đều nằm trong tay đàn ông, đó có thể là dấu hiệu của kỳ thị nam-nữ. Nếu đa số chức vụ chỉ huy này nằm trong tay người da trắng, không có da vàng hay da đen, đó là dấu hiệu có kỳ thị màu da.
    Nếu ở Việt Nam tất cả chức vụ Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản từ trước đến nay nằm trong tay người Bắc, đó là dấu hiệu. Điều tra thêm sẽ rõ. Cũng vậy đối với chức vụ chỉ huy trường đại học, công sở, các xí nghiệp v.v.. Nếu phần lớn chỗ có thể ăn tiền được (tham nhũng) đều do người Bắc nắm, đó cũng là dấu hiệu. Điều rõ ràng nhất là dùng lý lịch để phân phát mọi quyền lợi trong xã hội, ai thuộc đảng sẽ ưu tiên, nếu phạm tội cũng bị xử nhẹ v.v.. Đó là kỳ thị, vùng miền, nam-nữ, đảng phái v.v..
    Đối với người dân bình thường không chức vụ gì, nghèo xơ nghèo xác, mà gọi họ kỳ thị, không đúng. Họ ý thức vùng miền, không phải kỳ thị.
    Kỳ thị xảy ra trong mọi tổ chức, người ăn trên ngồi trước, chỉ tay 5 ngón, nếu thuộc một đảng phái, một vùng miền, một phái tính v.v.., đó mới là kỳ thị. Giống như nói mấy ông ăn mày là tham nhũng. Có ai không có quyền mà tham nhũng được đâu? Phải có quyền mới tham nhũng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây