Bằng một giọng nói khác với Trump, bà Hillary Clinton chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và Biển Đông

LA Times

Tác giả: Jessica Meyers

Dịch giả: Trúc Lam

28-11-2017

Bà Hillary Clinton xuất hiện hồi tháng 4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn Cầu ở New York, đã phát biểu hôm thứ Ba qua điện đàm về kinh tế và chính sách ở Bắc Kinh. Ảnh: Mary Altaffer/ AP

Bà Hillary Clinton nói với những người ở Trung Quốc như thể bà đang đọc bài diễn văn với tư cách là một tổng thống.

Cựu đối thủ Nhà Trắng đã đưa ra một quan điểm, một sự công kích mạnh mẽ hôm thứ Ba, nhằm vào Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, là người mà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là “hợp nhãn” nhất. Những lời phê bình của bà – từ nhân quyền cho đến biến đổi khí hậu – gây sự chú ý về sự khác biệt của họ so với Trump, là người đã đến thăm Trung Quốc chỉ vài tuần trước đó.

Chính quyền này “đã lên nắm quyền và rút lui về mặt ngoại giao”, bà nói trong hội nghị qua điện thoại ở Bắc Kinh, về chính sách và kinh tế. Trong khi dưới thời ông Tập cầm quyền thì: “Chúng ta đang chứng kiến ​​sự củng cố quyền lực chưa từng có. Điều đó gây lo lắng về một Bắc Kinh quyết đoán hơn, làm cho các nước láng giềng cũng như Hoa Kỳ lo lắng”.

Sự xuất hiện hàng giờ của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ với một bài phát biểu quan trọng và những câu hỏi. Nó diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Tập chiêu đãi Trump ở Tử Cấm Thành trong “chuyến thăm cấp nhà nước đặc biệt”, nặng về phô diễn và rõ ràng là thiếu những sự đột phá quan trọng.

Trump bất ngờ thắng bà Clinton trong cuộc tranh cử vào năm 2016, đã mắng nhiếc quốc gia Cộng sản [Trung Quốc] làm mất cân bằng về các hợp đồng thương mại và đối xử quá nhẹ với Triều Tiên. Ông ta hứa hẹn “những điều to tác” cho hai nước này sau chuyến đi, nhưng chỉ cung cấp vài chi tiết cụ thể. Trump đã không công khai nói Trung Quốc vi phạm nhân quyền hay là các tuyên bố rộng lớn ở Biển Đông.

Bà Clinton, ngồi trên chiếc ghế bành trắng với các kệ sách, xếp chung nhau như một danh sách.

Bà Clinton nói: “Con đường dẫn đến tính hợp pháp và khả năng lãnh đạo thông qua hợp tác có trách nhiệm, chứ không phải qua các cuộc tập trận quân sự bí mật trên các đảo tranh chấp hoặc bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn”, bà ám chỉ các nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây đảo nhân tạo ở vùng biển mà các nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền.

Bà Clinton đã nghiên cứu Hoa Kỳ kỹ lưỡng trong những tháng gần đây, chỉ trích cuộc đua tổng thống và các bản thảo về cuốn hồi ký thứ ba “Điều gì đã xảy ra”. Trong cuốn sách này, bà tự trách mình và nhiều người khác đã thất bại.

Trong bài phát biểu hôm thứ Ba, bà đã nhiều lần đề cập đến cuốn sách của mình và nỗ lực của Nga làm ảnh hưởng cuộc bầu cử, mặc dù các bình luận ​​của bà tập trung chủ yếu vào bản chất bấp bênh của mối quan hệ Trung – Mỹ. Bà nói mối quan hệ này “đang ở ngã ba đường”.

Bà Clinton đã lặp lại một số chủ đề tương tự như của Trump, gồm việc bảo đảm trao đổi thương mại công bằng và làm nhiều hơn để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bà kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc theo đuổi các cuộc đàm phán với đất nước bị cô lập, thay vì dùng đến “sự hăm dọa” và “chế giễu”. (Tên chế giễu mà Trump đặt cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là “Gã Tên Lửa”. Còn Kim cũng đã gắn mác cho Trump là “Lão già lẩm cẩm Hoa kỳ rối loạn thần kinh”)

Bà Clinton nói: “Bắc Kinh nên nhớ rằng không hành động cũng là một sự lựa chọn”.

Chuyến thăm 13 ngày của Trump tới châu Á hồi đầu tháng 11 nhằm tìm sự giúp đỡ nhiều hơn trong việc đối phó với Bắc Triều Tiên, đồng thời làm giảm hoài nghi của các đồng minh về cam kết của Mỹ đối với khu vực và các thoả thuận thương mại.

“Ông là một người rất đặc biệt”, Trump nói với ông Tập tại một cuộc họp báo với các phóng viên, nơi họ không được phép đặt câu hỏi.

Lần cuối bà Clinton đến thăm chính thức Bắc Kinh vào năm 2012, với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Obama. Là cựu thượng nghị sĩ New York, hai lần hy vọng vào Nhà Trắng, là đệ nhất phu nhân trước đây, đã từng có một lịch sử với Trung Quốc.

Bắt đầu năm 1995 khi còn là đệ nhất phu nhân, bà đã phát biểu mạnh mẽ tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ ở Bắc Kinh. Bà tuyên bố “quyền của phụ nữ là nhân quyền”, không đề cập đến Trung Quốc, mà chỉ trích việc ép buộc phá thai, ngược đãi các bé gái, và triệt sản phụ nữ theo chính sách của họ.

Các quan chức Trung Quốc cho rằng, đây là một cú đánh không thích hợp về việc đối xử với phụ nữ và chính sách một con của nước này. Các nhà vận động nhân quyền đã nắm lấy sự thẳng thắn của bà. Một bài xã luận của báo New York Times viết rằng, đây có thể là “khoảnh khắc tuyệt vời nhất của bà trong lòng công chúng”.

Bà Clinton nhắc lại với khán giả những lời phê bình đó hôm thứ Ba, và gọi đó là “một trong những kinh nghiệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi”.

Bà cũng xem xét quyết định của mình để giúp ông Trần Quang Thành, một luật sư mù hoạt động nhân quyền đã trốn khỏi sự quản thúc tại gia và chạy trốn vào Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh để xin tị nạn. Vụ việc này trùng với chuyến thăm [Trung Quốc] của bà Clinton hồi năm 2012, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Ông Trần cuối cùng được phép rời khỏi Trung Quốc.

Bà Clinton đã giúp khởi động lại các cuộc đàm phán chiến lược giữa hai nước, nhưng một số quan chức Trung Quốc đã đổ lỗi cho bà về việc thúc đẩy các chính sách ở khu vực châu Á –Thái Bình Dương, mà họ coi là một nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Năm 2009 bà Clinton trở thành Ngoại trưởng Hoa Kỳ, một năm sau đó bà nói tại cuộc họp an ninh ở Hà Nội, rằng Hoa Kỳ có lợi ích quan trọng trong việc bảo đảm các tàu thuyền đi lại tự do trên Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích lời bà như là “một cuộc tấn công vào Trung Quốc”.

Năm 2015, bà Clinton gọi ông Tập là “trơ trẽn” vì đã cho phép bỏ tù năm người phụ nữ trong khi ông ta chủ trì một cuộc họp ở LHQ về nữ quyền. Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo của nhà nước Trung Quốc, đã gắn mác bà là một “kẻ kích động” và cáo buộc bà là “bịp bợm xấu xa”.

Bài báo đã so sánh bà Clinton với “kẻ mị dân Donald Trump”. Cho thấy ít nhất cũng một số người Hoa thích quan chức, chứ không thích thương gia mà họ không thể đoán trước được.

Tuy nhiên, các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang lắng nghe người đã vào Nhà Trắng được, ông Wang Huiyao, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hoá, một think tank ở Bắc Kinh, nói.

Ông ta nói tiếp: “Những điều bà ấy nói có thể không có tác động lớn ở Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc thực sự quan tâm tới những điều mà chính quyền hiện nay (chính quyền Trump: ND) nghĩ … Giới kinh doanh ở Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn còn rất lớn và về cơ bản nó là mẫu số chung lớn nhất”.

Sự kiện hôm thứ Ba được chủ trì bởi Caijing, một tạp chí thương mại nổi tiếng có xu hướng thu hút các tên tuổi lớn đến với hội nghị hàng năm của họ. Cựu Tổng thống Bill Clinton đã có bài phát biểu quan trọng cách đây ba năm, khi vợ ông vẫn đang cân nhắc một cuộc chạy đua thứ hai làm tổng thống.

Trả lời một câu hỏi cuối cùng hôm thứ Ba, bà nói: “Tôi là một ứng cử viên thực tế. Chứ không phải là [ứng viên] giải trí như ứng cử viên của show truyền hình thực tế”. (*)

___

(*) Ghi chú: Ý bà Clinton muốn nói đến show diễn “The Apprentice” của ông Trump trước đây, rằng ông Trump chỉ giỏi diễn trên truyền hình, chứ không quen với việc làm thực tế là tổng thống.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook