Tranh giành quyền lực lộ ra đằng sau cuộc cải cách nhà nước của Việt Nam

Nikkei Asian Review

Tác giả: Atsushi Tomiyama

Dịch giả: Song Phan

3-11-2017

TBT Nguyễn Phú Trong. Ảnh: © Reuters

Nhà lãnh đạo nước Đông Nam Á này cho thấy, đang tiến tới việc sẽ ngồi lại lâu dài ở đỉnh cao [quyền lực]

Hà Nội – Nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố một cuộc cải tổ toàn diện chính phủ, sẽ giảm bớt 400.000 vị trí trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, chiến dịch này có vẻ nặng về củng cố quyền lực của ông trong nhà nước độc đảng không kém hơn về chỉnh đốn tài chính.

“Đây là cuộc cách mạng”, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương vào ngày 4 tháng 10, khi đề cập đến việc cải cách hành chính.

Bộ máy nhà nước Việt Nam được mô tả như là bị đục khoét bởi các nhóm lợi ích tồn tại nhờ thân thế và hối lộ. Sự phát triển không kiểm soát của bộ máy quan liêu đã đưa con số công chức lên tới 2,8 triệu người vào năm ngoái, tăng 70% kể từ năm 2010.

Có nhiều điều về “cuộc cách mạng” của ông Trọng hơn là lời nói suông. Kế hoạch của ông đòi hỏi giảm bớt biên chế và trừng phạt các chính trị gia và quan chức cao cấp tham nhũng, cùng với các biện pháp khác. Một nguồn tin của người trong chính phủ nói, dù đến từ một người được biết là lú lẫn “lần này, bạn sẽ có cảm giác đó là chuyện thật”.

Chịu sức ép

Vấn đề tài chính của Việt Nam cũng là thật. Nợ công đã lên tới 64,7% tổng sản phẩm quốc nội vào cuối năm 2016, mấp mé mức trần 65% của chính phủ. Một dự án đường sắt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh đã bị chậm so với kế hoạch do thiếu vốn và có thể lỡ kế hoạch mở cửa vào năm 2020. Một sự sụt giảm thêm nữa về thu nhập nhà nước trong năm tới khi mức thuế quan cho giao thương trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN giảm xuống zero.

Nhưng có suy đoán cho rằng, Trọng đã có một động cơ khác ngoài ngân sách khi tìm cách giải quyết sự cồng kềnh của khu vực công: bảo đảm cho mình nắm chắc quyền lực. Nhân vật uy quyền nhất Việt Nam được bầu làm Tổng Bí thư lại năm ngoái. Với tuổi tác cao của ông – 73 tuổi – đã có suy đoán cho rằng ông sẽ được thay vào năm 2018, trước khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm hiện tại. Bây giờ, Trọng có vẻ đã có lực đấy để tiếp tục cho đến năm 2021.

Tham nhũng chính thức cũng đang được nhắm vào nhân danh cải cách hành chính. Đinh La Thăng, cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã bị buộc phải rời khỏi chức vụ Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đầy quyền lực trong một trong nhiều cuộc truy bức liên quan đến doanh nghiệp nhà nước lớn nhất nước này. Hồi tháng 8, Trịnh Xuân Thanh, giám đốc điều hành nhóm, bị tạm giam vì có liên quan đến những tổn thất kinh doanh to lớn.

Cả hai đều thân thiết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một đối thủ chính trị của ông Trọng, bị buộc phải ra đi vào năm 2016. Một số người nghi ngờ rằng không phải do trùng hợp tình cờ mà các đồng minh này bị rơi rụng ngay trước khi Trọng tuyên bố “cuộc cách mạng” của mình.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook