Người giải phẫu chế độ Trung Quốc

Tạ Duy Anh

15-3-2020

Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên.

Điểm sách: Becoming của cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama (Phần 3)

Vũ Kim Hạnh

14-8-2019

Tiếp theo Phần 1: Đọc Becoming – “Chất Michelle”, hiểu thêm xã hội và con người Mỹ — Phần 2: Tranh cử – Cuộc chiến khốc liệt — Phần 3: Vườn rau trong Nhà trắng và cái choàng vai của Nữ hoàng Anh

Michelle bắt đầu làm Đệ nhất phu nhân như thế nào? Tuy phải sống trong môi trường mới, Michelle cùng bọn trẻ phải thích nghi nhanh, bà không khó khăn để tạo sự gần gũi thân mật, bảo đảm sự chân thành và tôn trọng các cộng sự và nhân viên phục vụ. Thực tâm, bà không muốn mình trở thành món trang trí đỏm dáng trong các bữa tiệc hay lễ lạc ở Nhà trắng. Các con bà phải tự dọn phòng mỗi sáng, không nhờ vã hay yêu cầu bất cứ việc gì trừ những việc chúng không tự làm được.

Điểm sách: Becoming của cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama (Phần 1)

Vũ Kim Hạnh

11-8-2019

Đọc Becoming – “Chất Michelle”, hiểu thêm xã hội và con người Mỹ

Bạn thân mến,

Dù đang nín thở theo dõi liệu Việt Nam có được Trump chọn làm “đối tượng” thứ 2 của cuộc thương chiến, sau Trung Quốc, nhưng tôi cũng thấy cuốn sách mới do Michelle Obama viết, kể chuyện đời mình, “Becoming”, là rất đáng bỏ thời gian đọc. Và cuối tuần, chắc các bạn có thời gian hơn để bắt đầu theo dõi bài điểm cuốn hồi ký này do ông bạn cùng nhà, nhà báo Nguyễn Kiến Phước viết.

Điểm sách: Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn – Người Đi Tìm Mùa Xuân

Phạm Hồng Sơn

8-7-2019

Ảnh bìa sách: “Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn – Người Đi Tìm Mùa Xuân”

Đọc xong cuốn sách về một con người đã chết cách đây hơn nửa thế kỷ khi còn đương xuân, đương ở những năm tháng tiềm năng nhất về sức lực và trí lực, tự tôi dằn lòng nở một nụ cười lớn hạnh phúc cho riêng tôi.

Điểm sách “Lên tiếng ở Việt Nam” (Speaking Out in Vietnam’)

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

24-6-2019

Bìa sách “Lên tiếng ở Việt Nam” của GSTS Ben Kerkvliet mới xuất bản

Giới thiệu sách vạch trần dối trá lịch sử cận đại của Trung Quốc

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

8-2-2019

Hai cuốn hồi ký mới kể lại cuộc đời ở Trung Quốc đã soi sáng đáng giá về tình trạng tăng trưởng của Trung Quốc từ một nền kinh tế trì trệ chuyển  thành siêu cường hiện đại. Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn kiên định che giấu và viết lại quá khứ, nhiều người Hoa bình thường quyết tâm trình bày tương lai của đất nước.

Điểm sách: Khủng hoàng về bản sắc tại phương Tây: Hiện trạng và giải pháp

Đỗ Kim Thêm

5-3-2019

Khủng hoảng về bản sắc

Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, bộ máy công quyền tê liệt, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng điêu linh và nổi giận. Quan trọng nhất là trào lưu dân túy giúp cho ông Trump vào Toà Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất rời khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân và giải pháp, khi nền dân chủ tự do đang lâm nguy?

Cuối năm phóng sinh chữ nghĩa

FB Chu Mộng Long

30-1-2019

Thật có lỗi khi nhận đến quyển sách thứ hai của anh Phan Trang Hy gửi tặng mà chưa có một lời cảm ơn anh. Thời sự và công việc thường nhật lôi cuốn đến mức gần như tôi không còn khoảng trống dành cho một sự thư giãn tối thiểu là đọc sách văn nghệ, trừ phi đó là những quyển sách có tính thời sự.

Lưng Rồng, “Tàu” và chiến tranh biên giới 17-2

FB Huy Đức

29-12-2018

Tôi không thích Lưng Rồng nhưng vô cùng thất vọng khi nghe nói cuốn sách này bị cấm. Không thích vì nhận thấy Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn bị bóng đè, tuy Lưng Rồng không còn là sản phẩm của một cô gái mới về nhà chồng (như trong Bóng Đè) nữa. Ngòi bút điêu luyện của Diệu bóc tách không thương tiếc những khao khát thân xác của một phụ nữ có chồng “lên Biên giới” và cũng ngay lập tức hả hê trước những dằn vặt đoan chính của nàng.

Trao đổi về sách “Tại sao các quốc gia thất bại”

Nguyễn Đình Cống

14-12-2018

Sách Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại (TSCQGTB) là một công trình nghiên cứu rất có giá trị của hai nhà khoa học danh tiếng người Mỹ: Daron Acemoglu và Jame A. Robinson. Các ông đã nghiên cứu 15 năm, khảo sát gần một trăm quốc gia với lịch sử phát triển trong vòng trên dưới 200 năm, trong đó có vài quốc gia được khảo sát với lịch sử trên 500 năm. Số liệu rất phong phú và đáng tin cậy. TSCQGTB nhằm trả lời câu hỏi: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho một số QG giàu có và nhiều QG nghèo đói, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nước. Phụ đề của tên sách là: Nguồn gốc của quyền lực, sự thịnh vượng, và nghèo khó.

Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn cuối)

Nguyễn Đình Cống

13-12-2018

Tiếp theo đoạn 1 — đoạn 2đoạn 3đoạn 4đoạn 5đoạn 6đoạn 7

Chương 14: PHÁ VỠ KHUÔN ĐÚC

BA THỦ LĨNH PHI CHÂU

Ngày 6 tháng 9, 1895, ba thủ lĩnh Phi châu, của Ngwato, Ngwaketse và Kwena, đã đến Anh với một nhiệm vụ: cứu các nhà nước của họ và năm nhà nước Tswana khác khỏi Cecil Rhodes. Tám nhà nước Tswana tạo thành xứ Bechuanaland, sẽ trở thành Botswana sau độc lập năm 1966.

Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 7)

Nguyễn Đình Cống

12-12-2018

Tiếp theo đoạn 1 — đoạn 2đoạn 3đoạn 4đoạn 5đoạn 6

Chương 12: VÒNG LUẨN QUẨN

KHÔNG THỂ ÐI XE LỬA ÐẾN BO NỮA

Toàn bộ quốc gia tây Phi Sierra Leone đã trở thành thuộc địa Anh trong năm 1896. Thành phố thủ đô, Freetown, ban đầu như một quê hương cho các nô lệ được hồi hương. Nhưng khi Freetown trở thành một thuộc địa Anh, nội địa Sierra Leone vẫn gồm nhiều vương quốc nhỏ Phi châu. Người Anh đã gọi các nhà cai trị là “thủ lĩnh tối cao”.

Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 5)

Nguyễn Đình Cống

10-12-2018

Tiếp theo đoạn 1 — đoạn 2đoạn 3đoạn 4

Chương 8: KHÔNG TRÊN LÃNH THỔ CỦA CHÚNG TÔI

KHÔNG CHO PHÉP IN

Trong năm 1445 tại thành phố Ðức Mainz, Johannes Gutenberg đã tiết lộ một đổi mới với các hệ quả sâu sắc cho lịch sử kinh tế tiếp sau: một máy in dựa trên con chữ động (movable type). Cho đến lúc đó, các cuốn sách hoặc được sao chép bằng tay bởi những người chép bản thảo, hay được in mộc bản.

Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 4)

Nguyễn Đình Cống

9-12-2018

Tiếp theo đoạn 1 — đoạn 2đoạn 3

Chương 6: TRÔI DẠT XA RA 

VENICE ÐÃ TRỞ THÀNH BẢO TÀNG NHƯ THẾ NÀO

Trong Thời Trung Cổ, Venice có lẽ đã là nơi giàu nhất thế giới, với các thể chế kinh tế dung hợp, do tính dung hợp chính trị mới nảy sinh làm nòng cốt. Vào năm 1330 có số dân 110.000 người; Venice thời đó đã lớn như Paris, và có lẽ bằng ba lần London.

Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 2)

Nguyễn Đình Cống

7-12-2018

Tiếp theo đoạn 1

Chương 2: CÁC LÝ THUYẾT KHÔNG HOẠT ÐỘNG

ĐỊA HÌNH – ĐỊA VẬT

Tiêu điểm của cuốn sách là giải thích sự bất bình đẳng thế giới và cả một vài hình mẫu rộng có thể nhìn thấy dễ dàng ẩn núp bên trong nó. Nơi đầu tiên trải qua sự tăng trưởng kinh tế bền vững là nước Anh. Vào đầu thế kỷ 21, các nước giàu nhất có thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 đô la/năm. Các nước nghèo nhất, dưới 2000.

Giới thiệu tóm tắt sách Đường Về Nô Lệ (Đoạn 2)

Nguyễn Đình Cống

19-11-2018

Tiếp theo đoạn 1

Chương 6- KẾ HOẠCH HÓA VÀ PHÁP TRỊ

Pháp trị là điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa một đất nước tự do với một đất nước nằm dưới quyền cai trị của một chính phủ độc đoán. Pháp trị có nghĩa là mọi hoạt động của chính phủ đều phải tuân thủ các quy tắc đã được ấn định và tuyên bố từ trước. Các quy tắc này cho phép người ta dự đoán được một cách chắc chắn cách thức chính phủ sử dụng lực lượng cưỡng bức trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó và người ta có thể lập kế hoạch cho các công việc của cá nhân trên cơ sở những hiểu biết như thế.

Chưa phải là cơn bão cuối cùng (Kỳ 1)

13-8-2018

LTS: Chúng tôi nhận được bài viết của nhà văn Văn Biển gửi tới, liên quan tới bối cảnh và những rắc rối khi cho ra đời đứa con tinh thần của mình: “Que Diêm Thứ Tám“. Đây là phần đối thoại giữa nhà văn và Thế Dũng, nằm ở phần “Thay cho lời ngỏ gửi bạn đọc” trong quyển sách nói trên.

Do phần đối thoại này khá dài, nên nó sẽ được đăng thành nhiều kỳ để phục vụ độc giả.

Que Diêm Thứ Tám

Văn Biển

20-6-2018

LTS: Nhà văn Văn Biển vừa cho ra đời cuốn sách “Que Diêm Thứ Tám”, do Nhà Xuất bản Người Việt phát hành. Que Diêm Thứ Tám cũng là tên một kịch bản sân khấu, sau được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập, của tác giả Văn Biển.

Thấy gì qua tập “Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng”

Trịnh Bình An

4-6-2018

Trần Phong Vũ vừa cho ra đời tác phẩm mới, “Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng“. Với tôi, người thua Trần Phong Vũ ba thập niên, đây là một tác phẩm đặc sắc, tuy về căn bản, chỉ là một tổng hợp những bài nhận định tình hình chính trị Việt Nam từ 2016 đến 2017 của tác giả.

Tại sao cuốn sách “Một người quốc dân” của tôi sẽ khó lòng nào được xuất bản chính thống ở Việt Nam?!

FB Luân Lê

1-3-2018

Bìa cuốn sách của tác giả Trần Dân Tiên, người được cho là bút danh của ông Hồ, viết ca ngợi bản thân mình. Ảnh: internet

Bởi mấy lý do chính sau đây:

Một là đã đưa ra những quan điểm về vấn đề chống lại việc độc đảng và độc quyền chính trị. Tức không thể quy định vị thế lãnh đạo nhà nước và xã hội một cách toàn bộ cho bất cứ nhóm người, tổ chức hay đảng phái nào. Phải biết chọn bạn mà chơi chứ không thể cứ coi kẻ lưu manh hay luôn với tâm thế chèn ép, chiếm đoạt tài sản của ta là bạn bè thân hữu. Phải đề phòng và có kế sách mà dự phòng, đối phó. Nêu rõ sự quyết định của thể chế chính trị đối với con người và xã hội, tức tới sự phát triển của quốc gia, nên phải tránh mọi sự độc tài và cần có cơ chế vận hành quyền lực khoa học.

Thứ hai là việc phải biết trung thực với lịch sử dân tộc, trong đó nói lên việc không được phép thiên lệch hoặc dùng vị thế của người chiếm lĩnh lịch sử (bên thắng cuộc) để viết và diễn giải biến sử theo những thông tin một chiều và không khách quan. Phải có trách nhiệm hoà hợp hoà giải dân tộc, không được dùng lịch sử thiên vị để ăn mừng mãi chiến thắng của mình mà làm tổn thương phần còn lại của chính đồng bào mình. Cũng không được mãi sống trong hào quang của quá khứ, vì cuộc sống là hiện tại và tương lai phía trước. Nên cần gác lại cả huy hoàng lẫn bi thương để xây dựng đất nước, không để quốc gia suy thoái và lụn bại. Phải có nỗi nhục khi đất nước kém phát triển để mà bắt tay vào tái thiết quốc gia.

Chiến tranh Việt Nam: Tất cả những điều đáng tiếc về nó

The NY Books

Tác giả: Frances FitzGerald

Dịch giả: Song Phan

23-11-2017

Chiến tranh Việt Nam, phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.

Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Nhà xuất bản: Knopf. Sách dày 612 trang, giá 60 Mỹ kim.

Thủy quân lục chiến Mỹ với một đồng đội bị thương tại trạm cấp cứu, rặng núi Mutter, Núi Cây Tri, Nam Việt Nam, tháng 10 năm 1966. Ảnh: PBS