Việt Nam đang có tiền đề tốt để thực hiện cuộc lột xác (Bài 1)

Trần Văn Chánh

18-8-2024

Bài 1: Thời thế tạo anh hùng?

Tản mạn về Cộng Sản

Thái Bá Tân

13-8-2024

Bài đúng nhất và đau nhất về cộng sản của bà triết gia này (Hannah Arendt), hiện đang rất nổi tiếng ở phương Tây. Mời các cụ “trọn đời hy sinh vì đảng, vì dân tộc”:

Đốt, đốt nữa, đốt mãi

Dương Quốc Chính

12-8-2024

Mấy hôm nay thấy tin đồn sắp hốt trùm cuối, thiên hạ rộn ràng còn hơn cả hôm bầu Tổng Bí thư! Nhưng mà công nhận, hoàng đế đăng quang mà chăt được đầu sếp cũ để tế cờ, răn chúng, thì đúng là kinh thiên động địa, “nong trời nở đất”. Người trong giang hồ hồn xiêu phách lạc, số má, uy tín lên cuồn cuộn.

Tại sao ông Tô Lâm vừa lên, 4 Ủy viên Trung ương mất chức?

VOA

10-8-2024

Bốn ủy viên trung ương Đảng mất chức trong buổi chiều sau khi Trung ương Đảng bầu ông Tô Lâm lên làm tổng bí thư vào sáng ngày 3/8. Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ

Việc đầu tiên của tân Tổng Bí thư: Hãy thay máu Ban Chấp hành Trung ương đảng

Đặng Đình Mạnh

10-8-2024

Khi vừa trở thành tân Tổng Bí thư, ông Tô Lâm khẳng định: “Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không ngừng nghỉ”. Điều này khiến cho nhiều nhà quan sát thời cuộc cho rằng ông Tô Lâm sẽ vẫn tiếp tục duy trì công cuộc “đốt lò” để chống tham nhũng được phát động từ cả một thập kỷ qua và là di sản của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư vừa qua đời vào hạ tuần tháng 7/2024 để lại.

Tính chính danh không phải từ trên trời rớt xuống

Trương Nhân Tuấn

7-8-2024

Tiếp tục chuyện “suy bụng ta”. Nếu Tô Lâm là tôi thì [ông ta] phải thấy rằng giai đoạn “củng cố quyền lực” cho việc “đít ngồi hai ghế” trước mắt không hề đơn giản. Chuyện “đít ngồi ba ghế” là chuyện viển vông. “Giết gà dọa khỉ” chỉ có hiệu lực giai đoạn. Nếu không có “tâm phục khẩu phục” thì đòn “hồi mã thương” sẽ xảy ra khi bỏ phiếu kín.

Lại bàn về chuyện kế tục, kế cận

Kim Văn Chính

7-8-2024

1. Ngoại trừ Bắc Triều Tiên là một quái thai cộng sản với thể chế cha truyền con nối và độc tài khét tiếng (Dù vậy Bắc Triều Tiên vẫn được xếp vào nhóm chính thể cộng sản, cùng nhóm với Việt Nam), còn lại có Liên Xô (đã sụp đổ), Trung Quốc và Việt Nam là ba nước có chính thể cộng sản đủ lâu để nghiên cứu xem xét về nhiều vấn đề của chính thể cộng sản, trong đó có vấn đề kế tục lãnh đạo cao cấp nhất trong Đảng Cộng sản (Cuba ở xa và ít tư liệu tôi cũng loại bỏ).

2. Mô hình cộng sản cho dù có các thể chế giống hệt thể chế các nước dân chủ (hiến pháp, các bộ luật, khẩu hiệu xây dựng nhà nước pháp quyền, các định chế theo mô hình tam quyền phân lập…) nhưng trên thực tế nó giống với chủ nghĩa phong kiến nhiều hơn là giống chủ nghĩa tư bản dân chủ pháp quyền. Đó là vì luôn có một điều kiện tiên quyết là Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước được chế định vào Hiến pháp và không có luật về đảng. Điểm chung là Đảng Cộng sản có quyền lực rất cao, giữ vai trò lãnh đạo thực sự đối với nhà nước. Người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản là nhân vật quyền lực nhất nhưng làm việc theo nguyên tắc của đảng là “tập trung dân chủ”.

Do có nguyên tắc tập trung dân chủ (hiểu nguyên tắc này không phải ai cũng hiểu giống ai), ông Tổng Bí thư đảng phải tôn trọng, chí ít cũng phải tôn trọng về hình thức và trên nguyên tắc, các quyết định tập thể của các loại tập thể của đảng như đại hội đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị…

Bộ Chính trị rất quan trọng gồm các thành viên được phân công và giao quyền rất rộng ,mỗi người một lĩnh vực lãnh đạo. Nhiều thời kỳ, ủy viên Bộ Chính trị gần như có quyền bất khả xâm phạm (không bị kỷ luật khi đang trong nhiệm kỳ).

Có người nói rằng, trong thể chế cộng sản ông vua là vua tập thể (tập thể Bộ Chính trị) thì cũng đúng phần nào. Tuy vậy, nhân vật đứng đầu (Tổng Bí thư) rất quan trọng và có quyền thao túng được tất cả các loại tập thể của đảng. Nhân vật Tổng Bí thư đích thực là nguyên thủ số 1 của đảng và của quốc gia. Và vấn đề kế tục vị trí này, nhất là khi ông ta chết giữa nhiệm kỳ là rất quan trọng.

3. Thể chế của các đảng cộng sản không quy định gì cụ thể về chuyên kế tục, do đó mỗi một lần kế tục lại phải một lần nín thở chờ diễn biến trên thực tế. Về nguyên tắc, quyền bầu lên Tổng Bí thư thuộc thẩm quyền của đảng, khi có đại hội thì đại hội bầu, khi giữa nhiệm kỳ thì Ban chấp hành Trung ương bầu, có giá trị đến kỳ đại hội tiếp theo. Tuy nhiên, nếu như uy tín của lãnh đạo quá cố quá lớn, nếu có lời di chúc thì nhiệm vụ của đảng đỡ phức tạp hơn, dẫu sao cũng được định hướng bởi lãnh đạo đã quá cố.

Tuy nhiên, rất ít lãnh đạo cộng sản dù có uy tín rất cao, sử dụng quyền di chúc về nhân vật kế thừa. Có lẽ do họ quá hiểu đảng của mình có nhiều chuyện phức tạp về bầu bán nên xu hướng là họ rất thận trọng trong chuyện thừa kế…

Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có lịch sử về các trường hợp kế tục thành công và không thành công, tạo ra những khúc quanh của lịch sử rất ly kỳ và hấp dẫn.

4. Trong lịch sử xây dựng đảng và chính quyền Nhân dân ở Việt Nam, chỉ có cụ Hồ Chí Minh là có nhãn quan tinh tường và quyết định đúng đắn khi chọn người kế nhiệm: Cụ đã chọn Lê Duẩn thay vì chọn Trường Chinh hay Võ Nguyên Giáp, nhưng cách cụ Hồ đưa Lê Duẩn vào hàng kế cận rất uyển chuyển, đúng lúc và thuyết phục. Và quyết định đó rất đúng cho cách mạng Việt Nam thời kỳ đó. Lê Duẩn được Đại hội 3 bầu với số phiếu rất tập trung.

Các lãnh đạo về sau hoặc là bỏ lơ trách nhiệm xây dựng kế vị, phó mặc cho Đảng bầu, hoặc là có để ý, có làm nhưng không thành công.

– Khi Lê Duẩn ốm nặng, theo Hồi ký Đoàn Duy Thành thì Lê Đức Thọ lúc đó quyền thế khuynh loát thiên hạ, đã đề nghị Lê Duẩn viết di chúc để ông ta làm Tổng Bí thư. Lê Duẩn đã từ chối khéo và nói rằng, đảng ta chỉ có cụ Hồ mới có tư cách làm việc đó. Sau khi Lê Duẩn mất, Trung ương Đảng đã bầu Trường Chinh làm Tổng Bí thư cho đến Đại hội 6.

– Khi bác Trường Chinh đến Đại hội 6 chuẩn bị nghỉ chức vụ Tổng Bí thư, bác đã phó mặc cho Đảng tìm người và bầu bán. Đại hội 6 đã bầu ra Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh như một nhân tố mới và bất ngờ, đánh dấu thời kỳ đổi mới, bước ngoặt của đất nước (bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp). Ba bác già là Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng nhận chức vụ cố vấn (theo mẫu Trung Quốc).

Thời kỳ này đã bàn và thống nhất về tuổi phải thôi làm lãnh đạo cao, đồng thời ra quy định về việc tối đa chỉ được kéo dài hai nhiệm kỳ cho cùng một chức vụ đảm nhiệm…

– Bác Nguyễn Văn Linh nghỉ, ủy quyền cho Đại hội bầu ra Ban chấp hành mới để bầu Đỗ Mười.

– Đỗ Mười cùng với Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh tạo nên bộ ba quyền lực rất đáng ghi nhận. Bộ ba này có dấu hiệu không muốn chuyển giao quyền lực cho thế hệ sau, do đó có sự thỏa thuận làm tiếp cho đến giữa nhiệm kỳ…

– Đại Hội giữa nhiệm kỳ Khóa 8 đã bầu Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư. Ông bài bỏ chế độ cố vấn.

– Lê Khả Phiêu làm được hai năm rưỡi thì đến Đại hội 9, trước áp lực của Bộ Chính trị, Lê Khả Phiêu xin nghỉ, thôi làm việc. Ông cũng không chọn ai mà để Đại hội 9 bầu ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư.

– Ông Mạnh làm hai khóa liền và khi nghỉ cũng không chọn ai mà Đại hội 11 cũng như các Đại hội sau bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư liền ba khóa.

– Ông Trọng có nhiều hành động có vẻ chọn và bồi dưỡng người kế vị mình, nhưng các nhân vật được chọn đều đứt gánh giữa chừng… Và đại tướng Tô Lâm nổi lên lừng lững không ai có thể cản đường.

Đại tướng Tô Lâm đã được Ban chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư với số phiếu tuyệt đối 100%.

Nhưng nhiệm kỳ của Tô Lâm trước mắt cũng chỉ đến Đại hội 14. Muốn làm Tổng Bí thư tiếp lại phải trải qua 1 quy trình khá nhiều bước mà diễn biến khó đoán định trước…

Do đó, trong hai năm tới, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ hành động khá quyết liệt để thực hiện các việc cần làm trong nhiệm kỳ này. Đó là các việc gì? Hãy chờ xem thì rõ.

TBT- Chủ tịch nước Tô Lâm có thể cải cách thể chế lâu nay của Việt Nam?

RFA

6-8-2024

Sau khi vừa nắm giữ được chức Tổng Bí thư, ông Tô Lâm cho biết sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế.

Phía sau những đám tang lớn của chế độ

Blog RFA

Song Chi

31-7-2024

Đám tang lớn không chỉ dành cho người chết 

Người Mohican cuối cùng

Dương Quốc Chính

25-7-2024

Mình nghĩ không nhiều người hiểu cụm từ trên. Chắc phải hệ 8x về trước mới đọc truyện, sau này có phim cùng tên, mình đọc hồi cấp 2 gì đó. Đại khái truyện về việc người ta phải “bảo tồn”  hai người Mohican (một tộc người da đỏ ở Mỹ) vào giai đoạn người da trắng mới tìm ra châu Mỹ. Cuối cùng thì chết cả. Ý muốn nhắc tới những người cuối cùng của một bộ tộc thôi chứ không có ý gì khác. Truyện và phim đều rất hay.

Tại sao lại là cuối cùng?

Mọi người cần hiểu về nguyên tắc duy trì một tổ chức bất kỳ. Đó là sự gắn kết giữa các thành viên và cấp trên, cấp dưới. Có mấy kiểu gắn kết, một là đồng lý tưởng. Có thể là lý tưởng cách mạng, giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa Cộng sản, làm từ thiện, hay cùng tôn giáo, niềm tin… nói chung là sợi dây gắn kết tinh thần.

Loại gắn kết thứ hai là vật chất, thường là tiền hay quyền. Sếp nuôi lính bằng lương cao, ban phát bổng lộc, lợi ích, dự án nọ kia, ngoài ra thì cũng phải có cách cư xử của đại ca. Ví dụ ra tòa phải nhận tội thay đàn em. Tập thể có lỗi thì nhận trách nhiệm về mình. Đại khái thế, không thì cho’ nó theo.

Thường cái cơ bản nhất để duy trì kết nối các tổ chức dân sự phải là bằng vật chất, tinh thần là giá trị cộng thêm, nếu không phải là cùng tôn giáo. Lý tưởng cách mạng nọ kia giờ không mấy ai tin, chỉ là biểu diễn với nhau thôi. Cuối cùng vẫn phải là quyền lợi, theo anh thì tôi được gì?

Như doanh nghiệp tư nhân (gồm cả nước ngoài) cứ lương cao và đãi ngộ (phúc lợi) tốt thì giữ được người và có người giỏi. Còn doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, lương buộc phải thấp, thì giữ người bằng cách tạo điều kiện cho anh em kiếm ngoài thêm đồng ra đồng vào. Tiền kiếm ngoài đó, nhìn chung đều có thể gọi là tham nhũng. Các em kiếm được lại cám ơn lên cho đại ca. Đấy là vòng xoáy không thể khác được.

Nếu đại ca không thể đáp ứng được vật chất nuôi các em thì các em lượn hết, lấy đâu ra cán bộ!

Vậy nếu 1 sếp nào không nằm trong vòng xoáy đó, mà tồn tại được, thì phải rơi vào trường hợp “tâm linh” còn lại. Tức là người ta nể nhau vì giá trị tinh thần, đạo đức. Nhưng sợi dây gắn kết đó không thể chặt chẽ được như sợi dây vật chất. Vật chất quyết định ý thức mà, Marx dạy thế rồi. Sự gắn kết đó nhiều khi là biểu diễn, làm màu, tỏ ra trung thành mà thôi.

Bọn tư bản giãy mãi không chết chính là vì nó công khai đánh vào phần con của con người, tức là ràng buộc nhau bằng lợi ích. Tổng thống vận động tranh cử cũng phải đánh vào lợi ích của cử tri, không thì cho’ nó bầu cho. Giá trị gắn kết tâm linh vẫn có, nhưng ít thôi, ví dụ như lấy chuẩn đạo đức của bên Công giáo.

Đó là lý do tại sao có câu: “Nước trong quá thì không có cá. Người sạch quá thì không có đệ”. Sạch thì không có tiền nuôi đệ, nằm ngoài vòng xoáy nói trên. Đệ mà cố xoay sở kiếm cắn thì cũng bị thằng khác xử, sếp chả cứu được. Thời buổi này không có tiền thì không làm được gì. Làm sao lên chức, tạo vây cánh? Bơ vơ là ở chỗ đó và chẳng còn ai như vậy nữa.

Nguyễn Phú Trọng: Một cuộc đời thất bại

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

25-7-2024

Cái chết không bất ngờ

Sáng suốt lựa chọn (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

23-7-2024

Tiếp theo kỳ 1

Như nhà cháu đã biên ở tút kỳ trước, ngày 17.7 báo chí đăng tin trung ương đã chọn được bí thư cho thủ đô, bà Bùi Thị Minh Hoài, để thay ông Đinh Tiến Dũng, có “tiền án tiền sự” vừa bị dọn dẹp, truất chức. Ông Dũng là ủy viên Bộ Chính trị thứ 7 của khóa 13 văng, không (hoặc chưa) phải vào lò là còn may lắm, phúc ấm tổ tiên phù hộ độ trì lớn lắm.

Nguyễn Phú Trọng để lại di sản gì?

Tác giả: Alex Vuving

Song Phan, dịch

23-7-2024

Các thế hệ tương lai sẽ nhớ đến ông Trọng qua hai ví von nổi tiếng của ông: “Đốt lò” và “ngoại giao cây tre”. Cả hai đều biểu thị dấu ấn lớn của ông trong các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.

Từ Rosa Parks đến Nguyễn Đắc Kiên

Đinh Từ Thức

22-7-2024

LGT: Sau khi đăng lại bài viết đã kết thúc sự nghiệp làm báo “quốc doanh” của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: “Vài lời với TBT đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng“, chúng tôi nhận được email cùng bài viết của ký giả kỳ cựu Đinh Từ Thức, nội dung như sau:

Di sản của Tổng Bí thư thứ 12 gồm những gì?

Blog VOA

Trân Văn

22-7-2024

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp TT Nga, Vladimir Putin, tại Hà Nội, ngày 12-11-2013. Nguồn: Reuters

Chuyện mồ mả (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

20-7-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Nhân Dân

19-7-2024

LGT: Như vậy là Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có thông báo chính thức về sự “ra đi” của đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chấm dứt những lời đồn đoán trên mạng xã hội hai hôm nay.

Xin mời độc giả đọc thông tin bên dưới của Báo Nhân Dân:

Di sản không trọn vẹn ở Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng

Fulrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp Nguyễn Khắc Giang

Cù Tuấn, biên dịch

19-7-2024

Tóm tắt: Sự lãnh đạo kiên định của ông Tổng Bí thư, trớ trêu thay, lại đã tạo ra một khoảng trống lãnh đạo tiềm năng, vì kế hoạch sắp xếp người kế nhiệm không phải là một trong những thế mạnh của ông, không giống như công cuộc chống tham nhũng và những thành tựu xuất sắc khác.

Đời sau sẽ nhớ gì về ông Nguyễn Phú Trọng?

RFA

18-7-2024

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp báo sau khi tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCSVN nhiệm kỳ 3, ngày 1/2/2021. Nguồn: Reuters

Trương Văn Dũng

Tưởng Năng Tiến

11-7-2024

Lê Duẩn (07/04/1907 – 10/07/1986)

Tưởng Năng Tiến

5-7-2024

Điểm sách: Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội

Nguyễn Quang A

5-7-2024

Cuốn sách “Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội” của Lê Anh Hùng là một công trình tổng quan học thuật rất công phu, đáng quý và đáng đọc.

Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.

Trong công cuộc “đốt lò” chống tham nhũng, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “phải nhốt quyền lực trong ‘lồng’ cơ chế, luật pháp…”. Cụm từ này được báo chí Việt Nam nhắc đến vào trung tuần tháng 4 năm 2016. Nói cách khác, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến vấn để kiểm soát quyền lực ít nhất từ tháng 4 năm 2016. Kể từ đó, nhất là vài năm gần đây, báo chí chính thống cũng như các nhà lý luận của ĐCSVN đã viết rất nhiều về việc “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”. Nói thế để thấy những người cầm quyền của Việt Nam cũng thấy vấn đề kiểm soát quyền lực là quan trọng như nhiều người khác đã thấy và được Lê Anh Hùng trình bày trong cuốn sách này.

Tuy nhiên, các dữ liệu do báo chí chính thống cung cấp, nhất là về các vụ kỷ luật (với 7 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị của ĐCSVN, tức là gần 40% ban lãnh đạo chóp bu khóa XIII của ĐCSVN, cùng nhiều ủy viên trung ương, tướng lĩnh, cán bộ cao cấp ở trung ương và các địa phương, đã bị kỷ luật, thậm chí bị mất chức hay bị vào tù), cho thấy dường như việc “nhốt” quyền lực này chưa có hiệu quả.

Vì sao?

Vấn đề là hiểu quyền lực như thế nào, “nhốt” quyền lực vào những cơ chế nào và “nhốt” ra sao? Về các vấn đề quan trọng này các nhà lý luận của ĐCSVN có thể tham khảo cuốn sách này của Lê Anh Hùng để hiểu kỹ hơn và có thể tư vấn các chính sách hữu hiệu hơn cho các nhà lãnh đạo ĐCSVN để “nhốt” quyền lực vào lồng cơ chế, luật pháp và quan trọng hơn là để cho người dân hiểu và tìm ra những câu trả lời cho câu hỏi vì sao đó.

Tôi sẽ không giới thiệu nội dung của cuốn sách vì bạn đọc không quá tốn thời gian để đọc cuốn sách tương đối ngắn này (nhưng sẽ tốn thời gian để suy ngẫm và tìm hiểu kỹ nội dung). Trong phần còn lại tôi muốn giới thiệu thêm một chút về tác giả vì ở cuối cuốn sách tác giả giới thiệu mình chỉ thuần túy như một nhà nghiên cứu.

Trước khi bị bắt ngày 5 tháng 7 năm 2018, Lê Anh Hùng bị người ta cho là người “mắc bệnh tâm thần hoang tưởng” do anh đã công bố rộng rãi lời tố cáo (với nhiều phiên bản khác nhau có phiên bản dài gần 100 trang) một số lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN về những tội động trời. Anh đã bị tạm giữ nhiều lần trước năm 2018 và đến ngày 5 tháng 7 năm 2018 Lê Anh Hùng bị bắt theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Chưa nói đến tính vi hiến của Điều 331 (cũng như vài điều khác) trong Bộ luật Hình sự, người “lợi dụng” trong trường hợp này là Lê Anh Hùng, còn những người bị xâm phạm có thể là Nhà nước, các tổ chức hay cá nhân khác. Trong quá trình điều tra và tố tụng, không thấy bên “bị hại” nào đưa ra những lời xác nhận họ là các “bị hại” hay bất kể bằng chứng nào rằng họ bị Lê Anh Hùng xâm phạm những lợi ích nào của họ.

Ngày 6 tháng 5 năm 2019, Lê Anh Hùng bị đưa vào Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trong thời gian hơn ba năm và trở lại nơi tạm giam vào ngày 10 tháng 5 năm 2022.

Sau hơn 4 năm giam giữ, ngày 30 tháng 8 năm 2022 Lê Anh Hùng bị kết án 5 năm tù, và mãn hạn tù ngày 5 tháng 7 năm 2023.

Trong phần Dẫn nhập, tác giả ghi ngày 5 tháng 7 năm 2024, không chỉ cho thấy ngày 5 tháng 7 có tính chất đặc biệt đối với tác giả đến thế nào, mà còn cho thấy, chỉ trong vòng một năm sau khi ra tù ông đã hoàn tất cuốn sách này. Một người bị coi là mắc bệnh tâm thần mà chưa đầy một năm sau khi ra tù đã viết được cuốn sách này thì quả đáng khâm phục.

Tôi chân thành giới thiệu cuốn sách Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội của Lê Anh Hùng với các bạn đọc Việt Nam, nhất là các bạn trẻ và đặc biệt với 5 triệu đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng các nhà lý luận và các cán bộ cao cấp của nó.

Ảnh chụp bìa sách “Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội”

***

Lời giới thiệu của tác giả Lê Anh Hùng

Hôm nay là ngày 5/7/2024, tròn 6 năm kể ngày tôi bị bắt (5/7/2018) và tròn 1 năm kể từ khi tôi được trả tự do (5/7/2023). Để kỷ niệm sự kiện đáng nhớ này, hôm nay tôi xin được công bố tác phẩm mới của mình – cuốn sách mang tên “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”.

“Vấn đề quyền lực ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng, rất cần có sự lý giải cặn kẽ và hướng giải quyết đúng đắn. Tôi thấy cuốn sách ‘Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội’ có nội dung bao quát, có tính hệ thống rất cao. Tôi chưa thấy ở Việt Nam, sách tiếng Việt mà có được sự tổng hợp hệ thống như vậy” – đó là nhận xét của nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, một trong những người đã đọc và bày tỏ cảm tưởng về cuốn sách.

Đây là bản PDF của tác phẩm, còn bản in của nó thì phải vài ngày nữa mới ra mắt. Tôi xin dâng tặng cuốn sách này cho những ai đã quan tâm, ủng hộ và đồng hành với tôi suốt mười mấy năm qua, và đặc biệt là cho tất cả những người Việt Nam yêu nước cả trong lẫn ngoài hệ thống vẫn đang ngày đêm trăn trở, ưu tư với vận mệnh nước nhà. Trên tinh thần đó, với bản PDF này, ai cũng có thể download tự do tại địa chỉ:

https://drive.google.com/file/d/1XhgQqZf_HULQRqEa0wl9sd6OWbwtLFT0/view

Rất mong quý vị cùng chung tay phổ biến để tác phẩm đến với càng nhiều độc giả càng tốt.

Trân trọng cám ơn quý vị!

Lê Anh Hùng

Xây dựng CNXH và những sản phẩm như Thích Chân Quang (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

28-6-2024

Thượng tọa Thích Chân Quang trong ngày nhận bằng tiến sĩ luật. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Hãy cảnh giác với tân Chủ tịch chuyên quyền của Việt Nam

Human Rights Watch

Elaine Pearson, Giám đốc châu Á của HRW

22-6-2024

Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Quốc Hội ở Hà Nội ngày 22 tháng Năm năm 2024. © 2024 Nghia Duc/ National Assembly via AP Photo

Khất sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt Nam

RFA

Bài bình luận của Zachary Abuza*

21-6-2024

Mặc dù mang lại nhiều tổn thất cho ĐCSVN nhưng Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn không làm thuyên giảm nạn tham ô, hối lộ.

Thầy Thích Minh Tuệ, trùng trùng kiếp nạn “tự do tôn giáo Việt Nam”

Blog RFA

Gió Bấc

14-6-2024

Theo Tây Du Ký, Đường Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn mới được Niết bàn. Nước Đại Đường xưa kém văn minh, chưa có tự do tôn giáo nên vua Đường Thái Tông trao văn điệp và bát vàng, Bạch Mã cho thầy Huyền Trang đi thỉnh Kinh mà không xét lý lịch, xem thầy có đăng ký với giáo hội hay chưa. Điệp văn cấp để giao thiệp đối ngoại, còn trong nước khắp nơi thầy đi qua chính quyền đều cung thỉnh. Kiếp nạn của Huyền Trang chỉ do bọn yêu ma.

Nhìn lại những xáo trộn trên thượng tầng Ba Đình: Việt Nam sẽ đi về đâu?

Blog VOA

Hoàng Trường

10-5-2024

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam, Hà Nội, ngày 22/5/2024. Nguồn: Pham Trung Kien/ VNA via AP

Huy Đức (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

9-6-2024

Tiếp theo kỳ 1

Điều may mắn, tôi viết và đăng bài “Huy Đức” kỳ 1 lên khi tin tức về anh ấy rất mù mờ, hư hư thực thực, nửa tin nửa ngờ sau cái tút ngắn gọn của siêu tin Lê Nguyễn Hương Trà. Trà đồng nghiệp nhưng tôi không dám so mình với cổ, nhất là tài kiếm tin. Ngang ngửa với Trà, trong các nhà báo thực sự có nhẽ chỉ Huy Đức. Lạ, cứ mỗi lần đọc tút của Trà, tôi lại liên tưởng tới cô bé Hương Trà 11 – 12 tuổi, hát bài “Chú ếch con” với dàn giao hưởng thiếu nhi Ý hồi thập niên 90. Đều thông minh, láu lỉnh, hơn người.

Việt Nam: Hãy trả tự do cho nhà báo nổi tiếng

Human Rights Watch

7-6-2024

Blogger Huy Đức bị bắt giữa đợt đàn áp nhân quyền đang gia tăng

Huy Đức, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 27 tháng Năm, năm 2012. © 2012 Eastgarden/Wikimedia Commons

Không gian công cộng của Việt Nam đang bị thu hẹp

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

6-6-2024

Tóm tắt: Bộ Công An ngày càng tăng quyền lực