Tương Lai: Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng

Tương Lai

1-9-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 11

Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam, đảng của Hồ Chí Minh

GS Tương Lai tại buổi lễ tưởng niệm những người con của đất nước đã ngã xuống bảo vệ Tổ Quốc. Nguồn: tư liệu

Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.

Khi nào thì một dân tộc xem như đã mất nước?

Blog RFA

Song Chi

Từ trái qua: Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Nguồn: tư liệu/ Viet Touch.

Viết nhân ngày 2.9

Khi nào thì một dân tộc xem như đã mất nước?

Khi độc lập về chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải bị xâm phạm thường xuyên mà nhà cầm quyền của nước đó chả dám phản ứng gì.

Khi những người lãnh đạo cao nhất quỵ lụy, coi kẻ thù là thầy, là bạn, còn nhân dân lả kẻ thù.

Thêm một nhà hoạt động bị bắt

1-9-2017

Ông Nguyễn Văn Túc. Ảnh: internet

Ông Nguyễn Văn Túc, cựu tù nhân lương tâm mới vừa bị an ninh điều tra tỉnh Thái Bình khởi tố và bắt tạm giam theo điều 79, cái gọi là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Một bản tin ngắn đăng tải trên website của Công an tỉnh Thái Bình, cho biết: “Ngày 01/9/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964, đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Cổ Dũng 1, xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện vụ án đang được điều tra theo quy định của pháp luật“.

Từ đời sống bóng đá đến đời sống xã hội: Bạc phúc cho dân, bạc mệnh cho nước

Phạm Đình Trọng

1-9-2017

Đội bóng đá U22 nam Việt Nam tại kì Sea Games 29 Malaysia 2017 là đội bóng mạnh. Một dàn cầu thủ tài năng và rất đồng đều. Cả đội hình dự bị cũng không chênh lệch bao nhiêu so với đội hình chính thức. Sức mạnh của kĩ thuật cá nhân, những tài năng bóng đá Việt Nam được đào tạo, rèn luyện bài bản chính qui hiện đại từ tuổi nhỏ với những ông thầy đến từ những nền bóng đá hàng đầu thế giới. Sức mạnh kĩ thuật đồng đội của một đội hình nhiều năm tập luyện và thi đấu bên nhau, cảm nhận được từng bước chạy, từng đường bóng của đồng đội như đọc được suy nghĩ của nhau. Sức mạnh của sức trẻ được chăm bẵm đầy đủ và sức bền được tích lũy như sức nén của chiếc lò so. Sức mạnh của những tài năng khát khao thể hiện mình và khao khát chiến thắng.

Lịch sử: Ngôn ngữ và quan điểm

Trần Gia Phụng

1-9-2017

Sách Lịch Sử Việt Nam, tập 12. Ảnh do Facebooker Nguyễn Thị Bích Ngà chụp.

Ngày 18-8-2017, tại Hà Nội, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam tổ chức ra mắt một loạt các sách mới, Lịch sử Việt Nam, Văn hóa biển đảo Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa dân gian; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 400 năm chữ Quốc ngữ – Sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá Việt Nam; Lịch sử Việt ngữ học; Thế kỷ âm nhạc và tài danh âm nhạc Việt Nam; Hiên ngang Trường Sa.

Trong số các sách trên đây, bộ Lịch sử Việt Nam, gồm 15 tập, với 5,580 trang, viết từ thời cổ sử đến năm 2000, giá toàn bộ 4,800,000 đồng Việt Nam, tương đương khoảng 240 Mỹ kim theo hối suất hiện nay.  Sách nầy được giải nhứt “Giải vàng sách hay” năm 2015 của Hội Xuất Bản Việt Nam.  “Giải vàng sách hay” năm 2015 có bốn bộ trúng thưởng là Lịch sử Việt Nam, Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Phạm Phú Thứ toàn tập, Bộ cổ tích mới, được phát giải ngày 21-4-2016, nhân Ngày sách Việt Nam (21-4), do Hội Xuất Bản tổ chức tại Thư viện Quốc gia Hà Nội.

Những chuyện kinh hãi về vụ Năm Cam (phần 2)

FB Hoàng Hải Vân

1-9-2017

Tiếp theo phần 1

Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy, khi còn là tướng công an (phải) và khi ra tòa. Nguồn: ảnh cắt từ mạng.

Nếu chuyện về ông Trần Mai Hạnh là “phá một cái lệ”, là cấm đăng nhưng vẫn cứ đăng, thì chuyện về Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy (Năm Huy) chẳng khác gì nhảy vào lửa.

Ông Năm Huy từng làm Giám đốc Công an TP.HCM, rồi làm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách xây dựng lực lượng, quyền to như núi. Thời ông làm Giám đốc Công an thành phố là thời Năm Cam lộng hành coi trời bằng vung, dư luận có bàn tán về mối quan hệ giữa ông với tập đoàn tội ác này, nhưng dù có chứng cứ cũng chẳng ai làm gì được ông. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM cũng đã có kết luận về mối quan hệ này, nhưng hồ sơ vẫn bị xếp xó và ông Năm Huy vẫn được thăng hàm Trung tướng.

Cảm nhận về ngày 2 tháng 9 năm nay

Paulus Lê Sơn

1-9-2017

Một cảnh treo cờ tại một khu phố, dịp 2-9-2015. Nguồn: internet

Những ngày giáp mùng 2 tháng Chín năm nay, tôi đi nhiều nơi trong thành phố và các khu dân cư tại Sài Gòn cũng như một số tỉnh thành lân cận thấy có sự khác lạ với mọi năm. Thông thường để chuẩn bị cho các ngày như 30.4 hay ngày gọi là “Quốc Khánh”, những năm trước nhà cầm quyền ra sức vận động tuyên truyền đến các hộ dân dụ, bắt ép họ treo cờ đỏ trước cả hai tuần lễ. Nhưng năm nay những chuyện đó ít xảy ra hoặc không xảy ra.

Tuổi 50 Và Hy Vọng Cho Tổ Quốc

Paulus Lê Sơn

31-8-2017

Từ trái qua, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức. Ảnh: internet

Độ tuổi 50 sẽ làm được những gì cho cuộc đời và sự nghiệp? Đó là một câu hỏi trong tư duy, quan niệm cũ rích của văn hóa Á Đông cũng như tại Việt Nam. Tôi nghe đi nghe lại bài hát “Em ơi 60 năm cuộc đời” mà thấy nhiều khi vô vị, vô vị vì thực tế tôi đã gặp những con người độ tuổi 50 đang làm nhiều công việc hết sức ý nghĩa cho đời, cho gia đình và cho đất nước, họ đã minh chứng rằng, độ tuổi không là một rào cản cho những tâm hồn, trí tuệ và lý tưởng nhắm vào một mục đích lớn lao của cuộc đời. 

Những chuyện kinh hãi về vụ Năm Cam (phần 1)

FB Hoàng Hải Vân

31-8-2017

Hình ảnh Năm Cam tươi cười tại một phiên tòa. Nguồn: Wiki

Tôi là người viết những bài báo đầu tiên vạch trần việc bảo kê cho Năm Cam của cả 3 cán bộ cấp cao: Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Trần Mai Hạnh, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phạm Sỹ Chiến. Trong đó, ông Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy là ủy viên Trung ương Đảng.

Giờ nghĩ lại vẫn thấy kinh hãi, nếu như ba ông đó không mất chức thì chắc chắn tôi dù có chạy lên núi cũng không tìm được đất sống. Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế nói với tôi trước khi cho đăng những bài đó, rằng anh chấp nhận “về vườn”, nhưng tôi chắc anh dù có “về vườn” cũng khó mà sống sót.

Phiếm và Biếm: Nỗi buồn của Tổng Trọng

Thạch Đạt Lang

31-8-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp ngày 22-5-2017. Nguồn: REUTERS/Kham/Files

Thiên hạ mấy ngày nay bàn ra, tán vào về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình rôm rả. Báo chí Little Sài Gòn loan tin tới tấp, chẳng tờ nào không có bài nói về vụ kiện thế kỷ. Do chưa có tin tức chính thức gì được loan ra từ tòa án, phía ông Trịnh Vĩnh Bình hay từ những người đại diện chính phủ cộng sản Hà Nội, cho nên tất cả những tin tức, tranh luận, bàn cãi chỉ có giá trị phỏng đoán, nôm na là… gieo quẻ.

Từ cướp 1945 đến chiếm 1975

Phạm Trần

31-8-2017

Quang cảnh Nhà hát lớn Hà Nội ngày Việt Minh cướp chính quyền 19/8/1945. Ảnh: internet

Cứ mỗi dịp có kỷ niệm ngày 19 tháng Tám, người Cộng sản Việt Nam (CSVN) lại thi đua nói phét và nói dối với lịch sử để che đậy hành động “cướp” chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945.

Cũng như thế, họ đã “chiếm miền Nam tử tế và văn minh của Việt Nam Cộng hòa ngày 30/04/1975 mà cứ nói bừa rằng “giải phóng” để chối tội xâm lăng.

Vụ đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Các lý do đằng sau việc Thanh tra Chính phủ tìm cách chậm trễ công bố kết luận thanh tra (kỳ 23)

Nguyễn Văn Tung

31-8-2017

Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Ảnh: internet

Tính từ thời điểm kết thúc việc thanh tra toàn diện Mobifone mua AVG đã hơn 7 tháng, Thanh tra Chính phủ đang vi phạm nghiêm trọng thời hạn quy định về công bố kết quả thanh tra (như quy định tại Luật Thanh tra).

Cuối tháng 7 vừa qua, Tổng bí thư đã chỉ đạo đưa vụ AVG vào danh sách 11 vụ án trọng điểm trong nửa cuối năm 2017 của Ban Phòng chống tham nhũng trung ương.

Vậy lý do gì đã khiến Thanh tra Chính phủ vẫn tiếp tục lần lữa trong việc công bố quyết định thanh tra?

Dân Đồng Tâm phản đảng?

Thi hành kỷ luật được người xã Đồng Tâm, là trừng trị người dân vẫn một lòng theo đảng, ủng hộ đảng chống tham nhũng. Còn kết án người xã Đồng Tâm phản động, thì coi như người VN đều là phản động!

____

Kông Kông

30-8-2017

Nhân dân xã Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách và đường lối của đảng và nhà nước”. Đó là câu khẩu hiệu người xã Đồng Tâm căng ra trên đống chướng ngại vật với mục đích ngăn cản cuộc tiến công của lực lượng Cảnh sát Cơ động trong lần nổi dậy chống cưỡng chế đất vào tháng 4/2017. Sau đó được Chủ tịch Hà Nội trực tiếp vào thương lượng giảng hòa, hứa sẽ cho điều tra và không truy tố việc bắt nhốt cán bộ và cảnh sát cơ động.

Nhưng hiện tại hoàn toàn khác với lời hứa trên giấy đó. 70 người Đồng Tâm bị gửi giấy triệu tập để điều ra của Công an Hà Nội. Còn cụ Lê Đình Kình, người lãnh đạo đã từng bị quân đội và công an bắt cóc đánh gãy xương đùi, hiện vẫn chưa lành, lại nhận giấy triệu tập để điều tra của Bộ Quốc phòng.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Báo chí Đức đưa tin Hồ Ngọc Thắng bị đuổi việc vĩnh viễn

Linh Quang

30-8-2017

Bài báo (bản in) trên tờ TAZ số ra hôm nay Thứ Tư ngày 30.08.2017 Nguồn bài báo mạng: Taz

Ông Christoph Sander – phát ngôn viên của cơ quan BAMF – cho tờ TAZ biết rằng, vào cuối tuần vừa qua cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) đã “chấm dứt ngay lập tức” hợp đồng làm việc với một nhân viên gốc Việt làm việc lâu năm tại chi nhánh BAMF ở Jena-Hermsdorf (miền Đông nước Đức).

Nhật báo TAZ số ra hôm nay Thứ Tư ngày 30.08.2017 có đăng một bài báo chạy hàng tít lớn: “Người đàn ông của Hà Nội trong cơ quan BAMF“, và hàng tít nhỏ: “Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh -người chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam-  cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) sa thải một nhân viên Việt Nam“.

Trò chuyện với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: “Oan uổng cho tài sức của dân tộc Việt”

Tuấn Khanh ghi

30-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sự kiện ông Trịnh Vĩnh Bình đang thắng thế trong cuộc chiến với Nhà nước VN, đòi 28.000 tỉ đồng, đang nhắc một chuyện rằng chưa nào giờ nền kinh tế của VN đang đứng trước nhiều khó khăn như hiện nay: nợ công tăng, tiền của nhiều dự án phải trả, cũng như hơn 200.000 tỉ đồng cần thanh khoản cho hệ thống nhà nước vào cuối quý 4 này. Nhiều người đồn đoán về một cú khủng hoảng lớn hay suy sụp của VN sắp tới, liệu điều đó có khả năng xảy ra không, thưa ông?

Facebook của giới bất đồng chính kiến đang kiểm tra giới hạn của nhà nước Cộng sản

Reuters

Tác giả: Matthew Tostevin

Dịch giả: Lê Quốc Tuấn

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến. Ảnh: Reuters.

HÀ NỘI (Reuters) – Tại một quán bar ồn ào, trong những con phố hẹp của Khu Phố Cổ Hà Nội, nhà hoạt động Anh Chí nói “Ở đây không giống như Trung Quốc. Họ không thể chặn Facebook được”.

40.000 người theo dõi trang Facebook của ông làm cho Chí trở thành một trong những nhà phê bình nổi tiếng nhưng không có nghĩa là lớn nhất của Việt Nam, trong một nhà nước cộng sản mà những nỗ lực trấn áp các nhà bất đồng chính kiến đã va chạm với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông xã hội nước ngoài.

Vụ cô Sương Quỳnh bị đánh: tính chính danh của chính quyền ở đâu?

Lê Phú Khải

30-8-2017

Cô Sương Quỳnh với cánh tay bị đánh. Nguồn: internet

Chiều 16.7, chúng tôi – mấy anh chị em ở CLB Lê Hiếu Đằng hân hạnh được giáo sư Tương Lai mời đến nhà riêng ở quận 7 dự lễ tưởng niệm nhà văn Trung Quốc Lưu Hiểu Ba vừa mới qua đời. Lúc chia tay ra về, Sương Quỳnh có nói với chúng tôi: Từ đây (Q.7) về quận 2 xa quá, có lẽ em đi lạc đường mất (!). Linh tính báo cho chúng tôi hay, sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra với người phụ nữ này.

Vụ Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Vĩnh Bình và Repsol: Bàn về pháp trị

FB Trương Nhân Tuấn

29-8-2017

Ảnh cắt từ internet.

Nguyên tắc của “pháp trị – rule of law” (hay nhà nước pháp trị – Etat de Droit) là quan chức nhà nước “làm gì thì cũng phải theo luật mà làm”. Còn người dân thì “được quyền làm mọi thứ mà luật không cấm”.

Đơn giản chỉ có vậy nhưng quan chức nhà nước CSVN không bao giờ ý thức được. Bởi vì, nguyên nhân là Việt Nam chỉ có “pháp quyền” và “nhà nước pháp quyền”. Học giả Việt Nam đến bây giờ còn loay hoay tìm cách định nghĩa hai từ khái niệm này. Mỗi người diễn giải mỗi ý, theo cái cách của mình. Rốt cục ý ngày càng đi xa các khái niệm “the Rule of Law” và “l’Etat de Droit”.

Hãy chấm dứt hành vi càn rỡ, bất nhân ở Đồng Tâm!

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

30-8-2017

Giấy triệu tập ông Lê Đình Kình và Nguyễn Văn Thường. Nguồn: VNTB/ internet

Năm 1980 chính phủ giao cho bộ quốc phòng (BQP) 208 ha đất để làm sân bay Miếu Môn (MM) trong đó có 47,6 ha thuộc xã Đồng Tâm (ĐT) huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (TPHN) nhưng 36 năm không làm sân bay mà BQP tự đem đất cho thuê, bỏ hoang và năm 2016 họ tự “sàng sê” cho DN Vietel cùng TPHN để làm kinh tế là vi phạm nghiêm trọng luật đất đai, đúng như đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Nguyễn Đức Kiên nói.

Về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện VN hơn 1 tỷ USD

BBC

29-8-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Nguồn: internet

Phiên xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris đã bắt đầu từ hôm 21/8/2017 và được dự trù sẽ kéo dài tới ngày 31/8 nhưng dường như đã kết thúc sớm hơn vào hôm Chủ nhật ngày 27/8.

Video được đăng tải trên YouTube cho thấy ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Kiều mang quốc tịch Hà Lan, bước ra khỏi Tòa Trọng tài tại Pháp, với vẻ mặt tươi cười và hai tay giơ cao, nhưng ông từ chối không trả lời báo chí.

Số tiền mà một số nguồn tin cho hay ông Bình đang đòi chính phủ Việt Nam phải bồi thường lên tới 1,25 tỷ đô la.

Đây là lần thứ nhì ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế, khởi đầu từ tháng 1/2015 với lý do chính phủ Việt Nam đã không thực hiện các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận ngoài tòa năm 2005 trong vụ kiện lần đầu.

Các thế hệ văn nghệ sỹ Liên Xô chống lại kiểm duyệt ra sao?

BBC

,

28-8-2917

ALEXANDER NEMENOV/AFP/Getty Images

Để đối phó với việc bị bắt, các sáng tác của nhà thơ được giấu diếm bằng những cách vô cùng sáng tạo – khâu vào trong gối, trong giày, hay giấu vào đệm, vào nồi nấu. Cảnh sát tịch thu hầu hết các thứ giấy tờ của ông, nhưng những thứ khác vẫn được đưa lậu ra bên ngoài, hoặc giấu kín trong những chỗ khuất nẻo ít ai ngờ.

Những vần thơ quan trọng nhất được ghi vào những nơi mà các điều tra viên cẩn trọng nhất cũng không thể tìm thấy – trong trí nhớ của những độc giả nhiệt thành, rồi được truyền từ người này sang người khác.

Nhà nước Cộng sản đầu tiên ở Á châu

Trần Gia Phụng

29-8-2017

Việt Minh cướp chính quyền tháng 8/1945. Ảnh: internet

Mời đọc lại bài cùng tác giả: Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội tháng 8-1945 

Nhờ cộng tác với O.S.S, cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Hồ Chí Minh (HCM) biết tin Anh Quốc cùng Trung Hoa sẽ đưa quân vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật theo quyết định của tối hậu thư Potsdam (26-7-1945), và biết tin Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, nên Nhật Bản đầu hàng ngày 14-8-1945.  Tổ chức O.S.S. là chữ viết tắt của Office of Strategic Services (Sở tình báo chiến lược) là tiền thân của C.I.A. (Central Intelligence Agency). 

Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội tháng 8-1945

Trần Gia Phụng

19-8-2017

Ông Hồ Chí Minh (mặc quần short) và ông Võ Nguyên Giáp (thắt cà vạt) cùng nhóm người của OSS. Nguồn: Medic in the Green Time.

Ngày nay, các biến cố tháng 8-1945 thường được sách báo của cộng sản (CS) gọi là “cuộc cách mạng tháng 8”.  Tuy nhiên, vào lúc đó, chính người CS tự hào là đã “cướp chính quyền”.  Điều nầy sách vở CS còn lưu truyền và những thường dân lớn tuổi hiện còn sống xác nhận. Mở đầu chuỗi biến cố nầy là cuộc cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.

Dân Đồng Tâm ‘giữ đất đến hơi thở cuối cùng’

Thứ nhất, nếu chính quyền Hà Nội, công an Hà Nội mà cố tình cướp đi quyền lợi đất đai của người dân thì người dân Đồng Tâm sẽ giữ đến hơi thở cuối cùng. Thứ hai nếu chính quyền mà bắt một người Đồng Tâm, thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ sẵn sàng đổ máu… Nhân dân Đồng Tâm sẽ xử toàn bộ người làm sai, không kể bất kì một ai từ huyện đến thành phố, người dân sẽ quyết tâm chiến đấu đổ máu“.

____

BBC

29-8-2017

Người dân Đồng Tâm đã mất dần niềm tin vào chính quyền? Ảnh: Reuters.

Trưởng thôn Hoành cho biết khi liên tiếp nhận được giấy mời triệu tập liên quan đến vụ tranh chấp đất đai, người dân Đồng Tâm đã quyết định không nhượng bộ chính quyền.

Chết chùm nhưng chùm nào chết trước?

Blog VOA

Trân Văn

29-8-2017

Trạm Thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ. Ảnh: A.C/ báo LĐ

Trạm Thu phí Cai Lậy chưa hoạt động trở lại, báo chí Việt Nam đang tiếp tục lôi ra ánh sáng một số công trình giao thông đang vận hành theo phương thức BOT có nhiều dấu hiệu đáng ngờ nhưng chẳng có gì bảo đảm việc phát triển hạ tầng giao thông bằng phương thức BOT sẽ kết thúc có hậu…

***

Cuối tuần vừa qua, tờ Pháp Luật TP.HCM đem dự án BOT quốc lộ 91B ra mổ.

Giải pháp chín chắn thích hợp nhất

Blog VOA

Bùi Tín

29-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên VTV. Ảnh chụp màn hình.

Vụ án Trịnh Xuân Thanh sẽ giải quyết ra sao? Đây là điều nhức đầu nhất hiện nay của Bộ Chính trị và chế độ độc đảng quen ngồi trên luật pháp.

Vụ án trở nên gay gắt, cấp bách, phức tạp vì dính đến quan hệ với CHLB Đức, cường quốc hàng đầu trong khối Liên Âu có 27 nước thành viên.

Hai bài học đắt giá cho chính quyền Việt Nam

FB Mạc Văn Trang

29-8-2017

Hai vụ làm mất mặt chính phủ CSVN. Nguồn: Mạc Văn Trang/ internet

Trong tháng 7 và tháng 8/2017, chính quyền Việt Nam đã lĩnh 2 bài học đắt giá. Đó là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và vụ thua kiện ông Trịnh Vĩnh Bình.

Hai bài học “họ Trịnh” 2 tính chất khác nhau, nhưng đều diễn ra trên bình diện quốc tế, làm chính quyền VN mất mặt trước cộng đồng quốc tế, hiện nguyên hình là một chính quyền hành xử theo kiểu xã hội đen, quen bắt chẹt, cướp bóc và dối trá, một cách tùy tiện, bất chấp pháp luật của nhà nước VN và pháp luật quốc tế.

Về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình

GS Ngô Đức Thọ

29-8-2017

Trịnh Vĩnh Bình. Nguồn: internet

Trước cả ngày hôm nay (29/8) trên mạng xã hội đã có nhiều ý kiến, theo tôi thế là quá nhạy cảm, vì thực tế Tòa án chưa chính thức tuyên án (Đã thông báo: 31/8 Tòa mới chính thức Tuyên án). Số tiền 1 tỉ 250 triệu $ là số ông Trịnh Vĩnh Bình đòi, cũng chưa rõ Tòa quyết bao nhiêu? Và nhiều khoản khác nữa, nhất là lại có các khoản mật không công bố?

Lại còn chuyện ông Bình nói nếu thắng kiện sẽ dùng phần lớn tiền để làm từ thiện, chưa rõ thực sẽ như thế nào, cũng chưa vội hoan nghênh! Vấn đề hiện nay là, chúng ta:

Bạc như Đảng

Phạm Đoan Trang

29-8-2017

Ảnh biếm họa. Nguồn: Dân Luận

Nghe tờ DW của Đức đưa tin Hồ Ngọc Thắng bị đình chỉ công tác và bị điều tra, nhiều bạn bè trên facebook của tôi thấy phấn khởi. Nhiều người khác không nói ra nhưng trong đầu chắc đều nghĩ đến hai từ: Đáng kiếp!

Không biết các dư luận viên có lời nào ủng hộ ông Thắng không, nhưng giả sử có thì chắc cũng chỉ là cào bàn phím chửi “bọn Đức” là chính. Sau vụ Trịnh Xuân Thanh này, nước Đức có nguy cơ bị tuyên giáo và an ninh Việt Nam chính thức liệt vào danh sách “thế lực thù địch”.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Tòa Trọng tài Quốc tế kết thúc xét xử

Nguyễn Đình Cống

29-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: VOA Express

Tòa trọng tài quốc tế họp ở Paris xét xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ CHXHCNVN từ ngày 21/ 8 đã kết thúc vào chiều 27/8 (làm việc cả chủ nhật). Mọi người chờ đợi công bố kết quả, nhưng chưa có. Người ta chỉ chứng kiến ông Bình rời khỏi Tòa với nét mặt hân hoan, hai tay giơ lên cao theo hình chữ V, tượng trưng cho thắng lợi. Vì sao chưa có kết quả? Tôi đã từng là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế của VN, có biết chút ít về xét xử trọng tài, xin được trình bày vài điều.