BIỂN ĐÔNG LẠI SẮP DẬY SÓNG?

FB Nguyễn Hồng Lam

22-6-2017

HD 981 đang di chuyển trên biển Đông. Nguồn: internet

Ngày 18- 6 Thượng tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc đã sang thăm chính thức Việt Nam. Trong chương trình, Phạm Trường Long sẽ tham dự sự kiện Giao lưu Quốc phòng cấp cao biên giới Việt – Trung lần thứ 4 tổ chức tại Lai Châu và Vân Nam vào ngày 20-6. Cuộc giao lưu dự kiến được quân đội hai nước chuẩn bị ròng rã suốt 6 tháng đã đột ngột bị hủy bỏ khi khách, bất ngờ đạp lên mọi quy tắc ngoại giao và sự tôn trọng tối thiểu với chủ nhà, đùng đùng dẫn đoàn về Trung Quốc vào chiều tối 18/6, hủy ngang toàn bộ chuyến thăm và làm việc.

Đồng Tâm cùng tắc biến

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

21-6-2017

Người dân Đồng Tâm xếp hàng chào đón cụ Lê Đình Kình trở về Đồng Tâm hôm 2/5. Ảnh: báo TT.

Người ta hay nói “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Không biết quy luật đó liệu có ứng vào trường hợp Đồng Tâm hay không, nhưng “hiệp một” đã qua và “hiệp hai” đã đến. Điều gì phải đến đã đến. Chỉ có điều, ta chưa biết “hệ quả không định trước” là gì.

Quả bom nổ chậm

Cách đây khoảng hai tháng, vì nhiều lý do còn chưa thật rõ, Đồng Tâm bỗng trở thành một điểm nóng như thùng thuốc súng, một bàn cờ thế đầy nguy hiểm như “quả bom nổ chậm”, làm cả nước lo lắng như sắp xảy ra thảm họa. Nhưng may mà quả bom nổ chậm đã được tháo ngòi đầy kịch tính, làm cả nước thở phào, như một bi kịch kết thúc “có hậu”.

BÁO CHÍ

FB Huy Đức

20-6-2017

Báo chí “cách mạng” Việt Nam. Nguồn: internet

Để tránh lá cải hóa “nền báo chí cách mạng”, “cách mạng” nên cho phép báo lá cải danh chính ngôn thuận vận hành. Để tư nhân không còn phải núp bóng các cơ quan mũ cao áo dài. Để cái mông, vòng eo của Ngọc Trinh; cái lưỡi của Lý Nhã Kỳ… vẫn có thể đong đưa trước đám đông mà “cách mạng” không còn mang tiếng.

Các cơ quan đã nắm quyền lực nhà nước, nhất là các cơ quan siêu quyền lực như Công an, Tòa án, VKS, Thanh Tra… thì không được nắm cơ quan ngôn luận. Thật là nguy hiểm khi một người vừa bị bắt, đã bị báo ngành mô tả như tội phạm; một người đã bị án phạt tù lại còn phải chịu án ngôn từ của một cơ quan thuộc tòa. Các cơ quan này nên bán các tờ báo đang ăn khách của họ và chuyển những nhà báo biên chế sang làm những tờ nội san, thuần túy thông tin và trao đổi nghiệp vụ.

Quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm nói lên điều gì? – Phần II

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

19-6-2017

Tiếp theo phần 1

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bắt tay người dân Đồng Tâm hồi cuối tháng 4. Ảnh: VTC

Trong khi cả nước đang đau đáu với những nỗi lo về thảm họa Formosa miền Trung, nạn thực phẩm bẩn, kinh tế suy thoái… và muôn vàn nỗi lo thuế, phí các loại cứ vùn vụt tăng, trong khi đó, các cơ quan từ Quốc hội cho đến nhà nước cứ bình chân như vại mà chỉ nhăm nhăm tăng thu thuế thì chợt vụ việc Đồng Tâm lại bùng lên lần nữa với quyết định khởi tố vụ án của Công an Hà Nội.

Nhà nước “pháp quyền” hay “đảng quyền”

Trên mạng xã hội cho biết, cụ Lê Đình Kình đã có một cuộc trao đổi với chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung qua điện thoại. Trả lời trên đài BBC Tiếng Việt hôm 14/6, ông Lê Đình Kình nói rằng: “Tối hôm qua, sau khi có tin Ban An ninh Công an Hà Nội quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm, tôi có gọi điện cho ông Chung.” “Ông Chung nói rằng bản cam kết mà ông ấy ký hôm 22/4 về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm là ông ấy ký chứ không có con dấu.” “Ông ấy nói là quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy.”

Quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm nói lên điều gì? – Phần I

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

18-6-2017

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội về Đồng Tâm gặp dân hôm 22/4

Mấy hôm nay, mạng xã hội ồn ã với một quyết định của Công an Hà Nội: Cơ quan điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để điều tra về 2 tội danh.

Câu chuyện khởi tố và luật pháp Việt Nam

Việc công an khởi tố vụ án là chuyện thường ngày, bởi đây là công việc của họ. Thế nhưng, nếu chú ý đến những bất thường trong các vụ án, vụ việc khác nhau của hệ thống tố tụng ở Việt Nam thì có mà… cả năm không hết chuyện. Bởi việc khởi tố, bắt bớ hay xét xử nhiều khi chẳng theo bất cứ một nguyên tắc luật pháp nào ổn định. Thậm chí nhiều khi nó phụ thuộc vào sự ngẫu hứng hoặc ý định của một quan chức nào đó hay vụ việc ảnh hưởng đến những kẻ có chức có quyền đến đâu. Báo chí đã nêu vô vàn sự việc về bắt giữ, khởi tố, cho tự do… chẳng theo một nguyên tắc quy luật nào đã và đang lan tràn trong xã hội Việt Nam.

YẾU TỐ THỜI ĐIỂM TRONG VỤ KHỞI TỐ ĐỒNG TÂM & TIẾT LỘ ĐÁNG CHÚ Ý CỦA THÀNH UỶ HÀ NỘI

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

17-6-2017

Chủ tịch Chung (bên trái, đứng) đang báo cáo trước Hội nghị Thành ủy Hà Nội. Nguồn: Báo điện tử ĐCSVN.

Không ít người ngạc nhiên là vì sao sự kiện Đồng Tâm diễn ra vào nửa cuối tháng 4, nhưng mãi tới giữa tháng 6, nghĩa là suýt soát 2 tháng sau, công an Hà Nội mới tiến hành khởi tố.

Có tình tiết nào mới xuất hiện trong khoảng thời gian này hay sao mà vào tháng 4 công an Hà Nội chưa thấy sự việc có dấu hiệu vi phạm, chỉ đến tháng 6 mới nhận ra? Có vẻ không phải như vậy, vì ngay từ đầu lãnh đạo chính quyền và công an Hà Nội khi trả lời phỏng vấn đều đã xác định dân làng Đồng Tâm vi phạm.

Thư ngỏ gửi những người Cộng Sản

Việt Nam, ngày 14/6/2017,

nguồn ảnh: VTC

Thư ngỏ gửi những người cộng sản,

Hỡi những cộng sản đã đi theo đảng một cách chân thành, vì coi đó là lý tưởng cao đẹp, xin quý vị nên nghĩ lại, xem tổ chức mà quý vị đang đứng trong hàng ngũ liệu có và còn xứng đáng là một chính đảng phục vụ đất nước dân tộc hay không?

Ngay sau khi ông Nguyễn Đức Chung ký bản cam kết, nhiều luật sư đã phân tích sự lừa đảo đó, bởi lẽ đơn giản là ông ta không có thẩm quyền đại diện và thay mặt cơ quan tố tụng cam kết không khởi tố vụ án Đồng Tâm.

Nhiều người, và rất nhiều người, đã cả tin đến mức phê phán các luật sư, rằng kết quả đạt được là tốt rồi, không nên quá nghi ngờ “thiện chí” của giới lãnh đạo Hà Nội, và rằng người dân Đồng Tâm đã làm hết sức của mình, không nên đòi hỏi hơn nữa. Tất nhiên, chúng tôi hiểu cảm xúc trung thực đó.

Bây giờ mọi người đã thấy rõ, hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền đang lập luận rằng ông Chung không có thẩm quyền cam kết như thế, và cùng lắm ông chỉ hứa không khởi tố “toàn thể người dân Đồng Tâm”, chứ có cam kết không khởi tố một cá nhân nào đâu (!?).

Thể chế với kinh tế vỉa hè và trật tự đô thị

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

11-06-2017

Vỉa hè Sài Gòn ngày nay. Ảnh: Tuoitre.vn

Sau “Chiến dịch lập lại trật tự đô thị“ mấy tháng trước ở hai thành phố lớn, nay có nguy cơ trở lại ban đầu, “ngang nhiên chiếm vỉa hè“, “vỉa hè lại thất thủ“ sôi động truyền thông. Thực tế đó cho thấy, bài toán lập lại trật tự an toàn đường phố viả hè không thể đạt được mục đích tầm cấp quốc tế mong muốn “sạch đẹp như Singapore (laodong.com.vn)“ bằng biện pháp tình huống “sai đâu sửa đấy“, mà phải dưới góc độ thể chế. Bởi “một khi thực tế không giải quyết được thì phải quay trở lại kiểm tra nguyên lý đã đẻ ra nó“ – Karl Marx.

Chức năng đường phố với “kinh tế vỉa hè“

Đường phố nước nào cũng có các chức năng, như: giao thông nội đô, chứa đựng hạ tầng tiện ích đô thị, giao thông tĩnh, hoạt động xã hội văn hoá truyền thông, và đặc biệt chức năng thị trường – nơi diễn ra “kinh tế vỉa hè“ đang là tâm điểm vấn nạn đường phố viả hè ở ta.

Hai tạp văn của Vương Tiểu Ba (TQ)

Lê Thanh Dũng dịch

9-6-2017

Vương Tiểu Ba. Ảnh: internet

Sau Cách mạng văn hóa, từ năm 1978, Vương Tiểu Ba giảng dạy tại ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1988, ông nhận bằng Thạc sĩ tại ĐH Pittsburgh, Mỹ và quay về giảng dạy tại ĐH Bắc Kinh, ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1992, ông nghỉ việc để có thể tự do theo đuổi việc viết văn. Năm 1997, ở tuổi 45, ông qua đời đột ngột sau một cơn đau tim tại nhà riêng, bên bàn viết của mình.Sau khi ông mất, tác phẩm của ông càng trở nên nổi tiếng hơn, thực sự tạo nên một cơn sốt khắp Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều đến những người viết văn trẻ. Ông đã tạo ra một văn phong Vương Tiểu Ba.

Một số tạp văn và tiểu thuyết của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được đón nhận nồng nhiệt. Cuộc tọa đàm về tác phẩm “Thời Hoàng Kim” (Lê Thanh Dũng dịch) đã được Cty Phương Nam tổ chức tại TP HCM với sự tham gia của hơn bốn mươi nhà văn.

‘Trung thành’ có ‘tiêu chuẩn kép’

Blog VOA

Trân Văn

9-6-2017

Với Việt Nam, “trung thành” có tới hai tiêu chuẩn: Một dành cho thiên hạ và một chỉ có ở Việt Nam. Web screenshot

Chuyện ông Donald Trump, Tổng thống Hoa Kỳ, gợi ý để ông James Comey, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) hứa trung thành, đang làm chính trường Hoa Kỳ chao đảo.

Sở dĩ gợi ý của ông Trump với ông Comey gây sốc vì chẳng riêng với Hoa Kỳ mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ có thể trung thành với Hiến pháp. Nếu ông Comey cam kết trung thành với cá nhân ông Trump, rộng hơn là với Đảng Cộng hòa, FBI sẽ “chệch hướng”, các giá trị phổ quát ở Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa, lợi ích hợp pháp và các quyền chính đáng của dân chúng Hoa Kỳ có thể bị tổn thương.

Hết Sơn Nhứt tới Sơn Trà

FB Trương Nhân Tuấn

6-6-2017

InterContinental® Danang trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Dân Trí/ internet

Sáng nay đọc nhằm bài báo tự nhiên thấy ớn lạnh xương sống. Lạnh xương sống vì sợ. Sợ chính quyền Đà Nẵng “ăn hết của thiên nhiên không chừa lại một thứ gì”.

Tác giả bài báo nói về Sơn Trà. Tác giả ví Sơn Trà như là “kho vàng”, như “nàng tiên ngủ trong rừng”. Tác giả cho rằng phải “khai thác Sơn Trà” vì “Sơn Trà” là “bao tử nuôi sống cơ thể”.

Xin thưa: Sơn Trà không phải là “kho vàng”. Mà nếu Sơn Trà là “kho vàng” thì cũng không thể khai thác.

Đất nước này là của dân tộc này. Ông bà tiên tổ ngàn năm trước dựng lên đất nước, không phải để lại chỉ cho thế hệ này, chỉ cho nhà nước này. Mà để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam tương lai, của ngàn vạn năm sau.

Lượm lặt tiếp trong đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 4)

Lưu Trọng Văn

5-6-2017

Mộ ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: interent

Tiếp theo kỳ 1; kỳ 2kỳ 3

Có bạn của gã trách gã, đến đám giỗ nhà người ta tại sao kể chuyện linh tinh, linh ta về những người đều là người thân của nhà người ta trong đám giỗ nhà người ta làm gì?

Rõ là lời trách chính đáng lắm.

Gã phân vân rất nhiều vì gã hiểu cái đạo lý ở đời. Gã thấy mình có lỗi với Hiếu Dân con gái của ông Kiệt, người chỉ muốn ngày giỗ của cha mình sao cho trong ấm ngoài êm, cho cái tình, cái nghĩa dầy thêm. Gã càng thấy mình có lỗi với Hiếu Dân khi biết có một số nhân vật cấp cao được gã mô tả trong đám giỗ năm ngoái và trong đám giỗ năm nay trách cứ.

Lượm lặt tiếp tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 3)

Lưu Trọng Văn

5-6-2017

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Đầu tiên gã xin nói về những phản hồi từ hai bài lượm lặt của gã đã.

Khi gã gửi bạn đọc của gã những lượm lặt của gã tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt, gã biết có một số bạn của gã sùng sục, nóng vội cực đoan không hài lòng thậm chí chê bai gã là người thân cộng. Gã tôn trọng các bạn ném đá gã ấy và giản đơn mỉm cười.

Có lần gã nói với nhạc sĩ Phạm Duy, yêu nước như chú, tên tuổi như chú nhưng cháu bảo đảm nếu chú ra Hồ Gươm đứng chả mấy chốc Hồ Gươm sẽ bị lấp đầy đá của người thân cộng và chống cộng. Nhạc sĩ Phạm Duy cười rồi nói: Chả thế mà có người bảo tôi chống cộng, tôi bảo tôi chỉ chống gậy thôi. Có người bảo tôi yêu cộng, tôi bảo, tôi yêu gái đã đủ mệt nhoài rồi.

Lượm lặt tiếp chuyện tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 2)

Lưu Trọng Văn

4-6-2017

Tiếp theo kỳ 1

Ảnh từ trái qua. Nhà báo Thế Thanh,nguyên tổng biên tập báo Phụ nữ TP HCM, Nhà thơ Nguyễn Duy, Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tướng Võ Viết Thanh, GS Tương Lai. Ảnh: Lưu Trọng Văn

Khi xe chở gã tới Khu Lan Anh bên sông Sài Gòn thấy ngoài cổng có nhiều xe hơi biển xanh trắng tùm lum. Hiếu Dân trong bộ đồ màu đen tới bên xe dìu GS Tương Lai tuổi 82 vào nhà. Có chú Sáu Phong đang ngồi trỏng. Hiếu Dân nói.

10g30 rồi, gã nghĩ theo như mọi lần thì ông Tư Sang không dự tiệc chắc đã tới và đã về, còn đương nhiên ông Ba Dũng theo “đúng quy trình” sẽ tới muộn hơn.

Qua một cây cầu gỗ nhỏ vào ngôi nhà thờ giữa hồ nước có sen và cá lượn bơi. Bàn thờ nghi ngút khói hương và tràn ngập hoa và vòng hoa, liếc cái, gã thấy nhiều vòng hoa đề tên, chức vụ của các bác lãnh đạo hàng đầu cũ và mới.

Gã nhớ hồi đám tang cha gã, vòng hoa nào cũng có băng rôn đề chức vụ, vai vế người viếng. Riêng vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp và ông Lê Quang Đạo không đề chức tước gì sất mà chỉ đề “Võ Nguyên Gíáp và vợ’ và “Lê Quang Đạo và vợ” kính viếng nhà thơ… Tại sao vậy? Vì họ hiểu cha gã thích gì và ghét gì.

Lượm lặt ở đám giỗ thủ tướng Võ Văn Kiệt (kỳ 1)

Lưu Trọng Văn

2-6-2017

GS Tương Lai trước mộ ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Lưu Trọng Văn

Thế là thời gian lùi thêm 365 ngày nữa để cán đích 9 năm ông Võ Văn Kiệt đi xa.

Đúng hẹn, gã và Huỳnh Sơn Phước người từng cùng Kim Hạnh đình đám báo Tuổi Trẻ một thời, đến nhà GS Tương Lai. Xe của Hiếu Dân con gái cưng của ông Kiệt chờ sẵn. Đón thêm Lê Công Giàu, thế là một mạch đến Nghĩa trang TP viếng mộ ông Kiệt.

Trên xe lại rôm rả chuyện.

Gã nói mới đây Nhà báo Quốc Phong, nguyên phó TBT báo Thanh Niên có kể chuyện ông Vũ Kỳ thư ký riêng cụ Hồ trước khi mất có mời cán bộ Viện Bảo tàng HCM tới ghi âm ông bật mí về những gì liên quan đến tình riêng của cụ Hồ. Trong đó có nói Trung ương tính giới thiệu một cô gái nết na xinh đẹp cho cụ, nhưng rồi một cán bộ trẻ từ Nam bộ ra dự Đại hội Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã rước nàng trước.

Cái chết của một dân tộc

FB Giao Thanh Pham

26-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu sụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự sụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký gia kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.

Quan hệ giữa cán bộ và người dân theo nguyên lý nào?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

24-5-2017

Các quan điểm chính trị học ngày nay đều dựa trên 2 phạm trù cơ bản “Nhà nước“ và “Nhân dân“ theo nguyên lý “nhà nước của dân, do dân, vì dân“ vốn quyết định nguyên tắc vận hành của bộ máy chính quyền và mang ý nghĩa thiết thực hàng ngày đối với cuộc sống từng người dân; nhất là mỗi khi cán bộ công chức hành xử có vấn đề nguyên lý đó lại được đưa ra như một thước đo để kiểm định. Chính vì tầm quan trọng đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi mới giành được chính quyền, cách đây tới  72 năm, đã cụ thể hoá thành nguyên tắc về mối quan hệ giữa cán bộ công chức với người dân: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa“. Nghĩa là, người dân được  lấy làm thước đo (gốc, mục đích), quyết định bộ máy nhà nước (đuổi chính phủ), thải hồi cán bộ công chức sai phạm.

Ý kiến: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

27-10-2011

Các tác giả:

Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm

Martin Luther King: Tôi có một giấc mơ

Soha

27-11-2013

MS Martin Luther King đọc bài diễn văn. Nguồn: internet

Ngày 28/8/1963, mục sư Martin Luther King, một nhà hoạt động vì dân quyền, chống phân biệt chủng tộc, đã đọc bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” tại Đài tưởng niệm Lincoln (Washington D.C, Mỹ) trước hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành đến Washington vì việc làm và tự do

“Tôi có một giấc mơ” đứng đầu trong danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết.

Tài liệu mật: Tên gián điệp Nguyễn Công Khế nợ máu như thế nào với cách mạng và nhân dân Việt Nam?

Posted by adminbasam

Đôi lời: Đây là bài thứ 9 trong loạt bài liên quan đến vụ bê bối của ông Nguyễn Công Khế và Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Xin được nhắc lại, cá nhân ông Nguyễn Công Khế hoặc những người được nêu tên trong loạt bài này, nếu thấy những thông tin đưa ra không đúng sự thật, hãy viết bài phản bác. Trang Ba Sàm sẽ đăng tất cả những bài phản bác có liên quan đến vụ việc này.

_______

Nguyễn Công Khế

CLB Nhà Báo Trẻ

23-12-2015

Trong phóng sự trước, CLB Nhà báo trẻ đã đưa ra ánh sáng về quá  khứ khiếp nhược đầu hàng địch, phản bội cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội của Nguyễn Công Khế mà y đã ém nhẹm suốt gần nửa thế kỷ, tưởng chừng vĩnh viễn che mắt được người đời. Suốt hơn 40 năm qua, tên Khế đã vin vào ánh hào quang ảo tưởng của quá khứ, lừa gạt lãnh đạo để trục lợi trên xương máu đồng đội. Chưa hết, Nguyễn Công Khế đã cam tâm phản quốc khi chấp nhận làm gián điệp cho địch và đã được biên chế tại Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chế độ Việt Nam Cộng Hòa…

Trong khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị phối hợp cùng chính quyền cách mạng nổi dậy cướp chính quyền thì bị lộ kế hoạch. Ngày 15/5/1972, Nguyễn Công Khế (vừa được phân công Bí thư Chi đoàn trường Phan Chu Trinh được 03 ngày) cùng 32 đồng chí khác đồng loạt bị bắt. Khi sa vào tay địch, trái ngược với khí tiết của những đồng đội, Khế đã khiếp nhược tuôn tất tần tật những gì y biết về Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên Cách mạng. Sự hèn nhát, phản bội còn chưa dừng lại ở đó, Khế tiếp tục ngoan ngoãn nằm vùng trong tù theo lời chiêu dụ của địch. Đây chính là nguyên nhân Khế tỏ ra hoạt động năng nổ hơn rất nhiều so với thời gian còn tự do, được các đồng chí cấp trên là Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải,… (thời gian ở nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng) và sau này là Lê Đình Thụ (Võ Hồng Nguyên – Trưởng ban Công vận, Khu ủy viên Sài Gòn Gia Định), Trương Văn Khuê, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… (thời gian ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn) tín nhiệm, được tham gia hội họp, tiếp cận nhiều thông tin quan trọng. Các thông tin Khế thu thập được từ các đồng chí, đồng đội đều được chính quyền VNCH khai thác triệt để nhằm dằn mặt phong trào trong tù và trấn áp các hoạt động cách mạng bên ngoài.

H1Kẻ gây bao tội lỗi với cách mạng, với nhân dân, với đồng chí, đồng đội năm xưa nay đã chuyển nghề buôn chính trị và buôn gái

Sự khiếp nhược đầu hàng, làm tay trong cho địch của của Khế đã khiến nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, nhiều đồng chí bị địch bắt giữ, thủ tiêu. Trong đó phải kể đến trường hợp đồng chí Trần Phú Quý (bí danh Trần Đức, sinh năm 1953, học sinh trường Bồ Đề, Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng). Anh là người sáng lập và điều hành tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” hoạt động từ năm 1970, được đông đảo học sinh, sinh viên đón nhận, mỗi số ra cả nghìn tờ, là nỗi kinh hoàng của chính quyền chế độ cũ tại Đà Nẵng. Dù bị truy soát gắt gao nhưng tờ báo vẫn hoạt động an toàn suốt 3 năm cho đến khi bị tên Khế chỉ điểm. Một ngày cuối năm 1972, lực lượng Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng đã bố ráp cơ sở in báo tại nhà bà Trần Thị Nghệ (tại số 136, Hoàng Diệu, Đà Nẵng), toàn bộ đội ngũ in ấn, phát hành tờ báo đồng loạt bị bắt, riêng đồng chí Trần Phú Quý đã anh dũng hi sinh ngay hôm ấy.

H1Đồng chí Trần Phú Quý  đã anh dũng hi sinh để bảo vệ tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” khi bị tên Khế chỉ điểm

Với các “thành tích” ấy, sau khi chuyển vào nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn (1973), dù hồ sơ vẫn “được” ghi là Việt Cộng nhưng tên Khế đã thuộc biên chế của Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp, thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (Central Intelligence Office) của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Để qua mặt những người bạn tù, mỗi khi cần lấy thông tin, địch đều đưa tên Khế vào phòng “Điện ảnh” (trên danh nghĩa là phòng thẩm vấn cách ly), một số lần hiếm hoi Khế phải dùng “khổ nhục kế” bằng vài vết bầm để che mắt, lấy điểm với đồng đội.

Tháng 2/1975, Nguyễn Công Khế được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do tại Đà Nẵng. Suốt thời gian sau đó cho đến khi đất nước giải phóng, Khế tiếp tục hoạt động gián điệp, đều đặn cung cấp tin  tức từ vùng cách mạng về Phủ Đặc ủy. Tháng 3/1975, Khế được các đồng chí lãnh đạo Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy) và Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà) giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Lực lượng Thanh Niên Bảo vệ Thành phố Đà Nẵng, lực lượng này có nhiệm vụ tổ chức nổi dậy bên trong, phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy vào giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tin tình báo tối quan trọng của Khế về việc “Việt Cộng” chuẩn bị tấn công tổng lực vào thành phố Đà Nẵng lập tức được gửi về Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngay sau đó thông qua ông chú ruột Nguyễn Đoan, đang là Thiếu úy Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

H1Bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 1982, xác nhận thành phần gia đình tham gia cả hai bên Quốc – Cộng, trong đó có chú ruột Nguyễn Đoan mang hàm Thiếu úy Quân lực VNCH

Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” (Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác”.

H1Công văn đóng dấu “KÍN” (BÍ MẬT) của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa về việc nhận Nguyễn Công Khế về công tác

Tuy nhiên, tin tình báo của Khế lúc này không còn nhiều tác dụng vì tình hình quân đội VNCH đã bắt đầu rệu rã ngoài chiến trường, binh lính hoang mang, mất tinh thần, chính quyền Thiệu không thể trở tay trước sức tấn công như vũ bão của Quân Giải phóng. Và ngày 24/4/1975, tướng Lê Khắc Bình cùng phụ tá Lê Nguyên Tân đã lặng lẽ di tản không một lời bàn giao cho thuộc cấp.

H1Gia đình Tướng Lê Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo VNCH hiện đang định cư ở California, Hoa Kỳ

Cây “đinh” Nguyễn Công Khế của Phủ Đặc ủy cắm trong tim chính quyền cách mạng đã bị bỏ rơi từ đó. Khế quay trở lại làm “tròn vai” một chiến sĩ trung kiên. Nực cười và đáng xấu hổ là sau khi đất nước thống nhất, tên Khế lại được phong tặng “Huân chương Giải phóng” và “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” theo quy trình khen thưởng vô trách nhiệm của cơ chế “xin – cho”.

H1Chứng nhận được thưởng “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” của Nguyễn Công Khế

Như vậy, việc Nguyễn Công Khế khiếp nhược đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho địch tưởng chừng đã quên lãng theo dòng chảy thời gian, gần nửa thế kỷ sau đã được CLB Nhà báo trẻ làm sáng tỏ. Mọi việc vẫn chưa kết thúc khi một nghi án mới được mở ra, theo một thông tin chưa kiểm chứng từng lan truyền trên mạng: Vị “minh chủ” mà Khế đang theo “phò” trong thời gian làm du kích, bị địch bắt năm 1971 tại Đức Hòa, Long An và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, trong thời gian ở tù không chịu nổi tra tấn cũng đã quy hàng địch, nghi án này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vào thời điểm thích hợp.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, một quả đạn pháo 130mm của Quân giải phóng bắn trúng bốt điện Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, một tiếng nổ cực lớn và tiếp theo là cả khu vực mất điện. Ngay sau đó, Phòng Tình báo miền B2 (nay thuộc Tổng cục Tình báo Quân đội) đã nhanh chóng xuất hiện, bảo vệ nguyên trạng Phủ Đặc ủy. Trong các phòng giam lúc đó, phòng hỏi cung, dấu máu của các chiến sĩ tình báo, giao liên bị tra tấn đây đó vẫn chưa khô. Hệ thống máy móc mật mã của Phủ Đặc ủy rất hiện đại đã được giữ gìn nguyên vẹn… Đặc biệt, hệ thống con dấu, hồ sơ của Phủ Đặc ủy vẫn còn nguyên, địch tháo chạy đã không kịp hủy bỏ!

H1Những kẻ thủ ác năm xưa, đến nay vẫn tiếp tục dùng miệng lưỡi trơn tru để lừa gạt TW, giới trí thức và nhân dân
(Cựu Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành Sài Gòn Triệu Quốc Mạnh, tay buôn chính trị Nguyễn Công Khế và ông Lê Hiếu Đằng tại căn nhà rộng 51m2, số 60 Thạch Thị Thanh, Q1, TPHCM của vị “minh chủ”  vào tối mùng 5 tết Nhâm Thìn – 2012)

Đón xem kỳ tiếp:  Nguyễn Công Khế mở trụ sở TNCorp tại Mỹ, tẩu tán ngoại tệ ra nước ngoài để làm gì?

CLB Nhà báo trẻ

_________

Mời xem lại: Một số thông tin phản hồi về loạt bài Nguyễn Công Khế (ĐKX/ HVĐ/ NT/ BS). – Nguyễn Công Khế đã trung kiên với Cách mạng như thế nào khi bị địch bắt năm 1972?   –  Lá số tử vi của Đảng viên Nguyễn Công Khế  – Hồ Văn Đắc – Nguyễn Công Khế và “Giọt nước mắt hận thù”…  – Nguyễn Công Khế xử lý việc ra tòa vì trốn nợ như thế nào?   –  Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên  –  Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục! – Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào?  –  Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông (CLB NBT/ BS).  –  ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’ (BBC).  – CÓ “ĐẤU ĐÁ” Ở TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG THANH NIÊN VÀ BÁO THANH NIÊN? (BS).  – Phản hồi bài viết bịa đặt về nhà báo Nguyễn Công Khế (DL).

Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào?

Đôi lời: Đây là địa chỉ “trụ sở – nhà riêng” của ông Nguyễn Công Khế ở Bắc Cali: 3565 Seven Hills Rd Castro Valley, CA 94546. Được biết, căn nhà này mua hồi năm 2008 với giá $545.000, hiện có giá khoảng $688.000. Chắc có nhiều bà con gốc Việt của mình ở trên Bắc Cali là hàng xóm của ông Nguyễn Công Khế. Khi nào gặp ông Khế, bà con nhớ hỏi ông ta “bí quyết” làm giàu, để có dịp về VN giúp dân mình làm giàu nhé.