Số phận của các lãnh đạo phong trào sinh viên Hồng Kông và cuộc đấu tranh giành dân chủ của họ sẽ ra sao?

Study International

Tác giả: Lee Lian Kong

Dịch giả: Trúc Lam

24-8-2017

Ảnh Hoàng Chí Phong một ngày trước bản án liên quan tới phong trào ủng hộ dân chủ “Cách mạng dù” năm 2014, ngày 15/8/2017. Nguồn: Reuters

Khi thẩm phán Hồng Kông Wally Yeung đọc phán quyết kết án tù các nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chí Phong, La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang hồi tuần trước vì tập hợp bất hợp pháp, rõ ràng là để ngăn cản bất kỳ ai nghĩ tới chuyện tiếp bước con đường của họ.

Theo lời phát ngôn viên của đài phát thanh và truyền hình Hồng Kông RTHK, Ông Yeung nói: “Tư tưởng kiêu ngạo và tự cho là đúng đắn này không may đã ảnh hưởng đến một số thanh thiếu niên và dẫn dắt họ gây mất an ninh trật tự công cộng và phản kháng ôn hòa”.

Nếu “xu hướng lệch lạc” này không dừng lại, Yeung cảnh báo, trong tương lai tòa án có thể đưa ra những bản án nghiêm trọng hơn.

Nhưng hành động của lời cảnh báo này như thế nào? Việc bỏ tù hay đe doạ liệu có thể dập tắt khát vọng của đất nước về sự tự do lớn hơn mà họ đã được hứa hẹn không?

Không may cho Bắc Kinh, câu trả lời dường như là “không”.

Trong khi việc kết án sẽ tước quyền phát biểu và tạo ra bầu không khí hoang mang, các nhà phân tích tin rằng, đây không phải là đường cùng của Phong, của các nhà hoạt động dân chủ là bạn bè của anh hoặc hàng chục ngàn người đã xuống đường cách đây ba năm trong cuộc biểu tình 79 ngày, đòi dân chủ nhiều hơn.

Được biết với tên gọi Phong Trào Dù, nó đã bắt đầu bằng là một cuộc tẩy chay kéo dài một tuần của sinh viên Hồng Kông, chống lại phán quyết các ứng cử viên cho lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017 trước hết phải có sự đồng ý của Bắc Kinh. Các sinh viên xem điều này như là một nỗ lực nhằm thiết kế các cuộc bầu cử dân chủ của nhà nước, bất chấp quyền tự trị rộng rãi bảo đảm Hồng Kông theo quy chế “một quốc gia, hai chế độ” sau khi Anh trao trả thuộc địa cho Trung Quốc cách đây 20 năm.

Và một hành động chưa từng có đối với một nhà nước được biết đến qua lãnh vực tài chính hơn là những cuộc nổi dậy chính trị, sau đó cuộc tẩy chay đã bùng nổ trong một cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng, với hàng trăm ngàn người ủng hộ lúc cao trào, đã làm tê liệt những con đường trong thành phố vốn bận rộn này.

Theo Brian Christopher Jones, giáo sư Luật của trường Đại học Dundee, đã đưa ra dự đoán rằng, sự kiện như thế sẽ không sớm diễn ra do phán quyết tuần rồi, và luật sư của Hoàng Chí Phong cũng tiên đoán tương tự. Tuy nhiên, nó cũng chỉ có thể ngăn cản những người bất đồng chính kiến trong một thời gian, Jones nghĩ rằng bản án khắc nghiệt này có khả năng hợp pháp hoá các mục tiêu của các nhà hoạt động bị bỏ tù và những người ủng hộ họ, sẽ càng ủng hộ nhiều hơn.

“Về lâu dài, điều này giống như một hành động tuyệt vọng của chính quyền Hồng Kông, nó có thể gây phản ứng ngược dễ dàng, và thậm chí có thể khuyến khích người dân Hồng Kông mạnh dạn hơn với các hoạt động trong tương lai”, Jones viết trong một email gửi cho trang Asian Correspondent.

Trong khi việc giam giữ dường như là đỉnh cao của nỗ lực duy trì của chính quyền Hồng Kông nhằm làm tê liệt hoạt động chính trị (nhiều nhà lập pháp ủng hộ dân chủ cũng bị loại khỏi văn phòng trong những tháng gần đây vì những lời tuyên thệ “không chân thành” của họ), Khoo Ying Hooi, Giảng viên lâu năm tại Khoa Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Đại học Malaya, thì lập luận ngược lại.

Bà Khoo nói: “Lịch sử thường cho thấy, trong các cuộc đấu tranh dân chủ, những hiện tượng đặc biệt như thế này (ví dụ như cầm tù các nhà bất đồng chính kiến) thì quan trọng”.

Giống như phong trào Mùa Xuân Ả Rập và Thảm sát Gwangju – nơi có hàng trăm người Nam Hàn đã chết trong một cuộc nổi dậy chống lại nhà độc tài quân phiệt Chun Doo-hwan hồi thập niên 80 – là hành động không cân xứng của nhà nước nhắm vào một số ít người, làm gia tăng các cuộc biểu tình nhiều hơn nữa.

Tính bền bỉ thì quan trọng trong các phong trào xã hội, bà Khoo nói.

Cuộc đấu tranh cho quyền phổ thông đầu phiếu. Nguồn: Shutterstock

Nhưng với “gương mặt trẻ trung phản kháng” của họ đằng sau nhà tù, cùng với một phong trào mệt mỏi bị hủy hoại bởi chuyện tranh đấu cay đắng trong nội bộ giữa các nhóm đối lập, liệu cuộc phản kháng có thực sự tự nó duy trì hay thậm chí leo thang?

Victoria Hui, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị, trường Đại học Notre Dame, viết một bài trên một trang blog hồi tháng trước rằng, công dân Hồng Kông đang trong giai đoạn “giải ngũ”.

Trong suốt Phong trào Dù, những người biểu tình đã được huy động qua những sự thành công của những cuộc biểu tình lớn hồi năm 2003 và 2012. Sự thất bại của phong trào năm 2014 đã làm họ giải tán, khiến họ thấy bất kỳ hình thức phản kháng nào cũng “dường như bị mất động cơ”.

Nhưng quy mô của cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, nơi mà hàng ngàn người tuần hành đòi phóng thích các tù nhân chính trị trong “cuộc phản kháng lớn nhất kể từ phong trào Chiếm lĩnh [Trung Hoàn]”, có thể mang lại hy vọng cho những người thất chí, bà Hui nói trong một email gửi cho trang Asian Correspondent.

Hãy nhìn vào cách mà các thành viên khác của đảng Demosisto đang tiến bước. Và quy mô của cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật. Tôi đã có mặt ở đó và rất xúc động“.

Bà Hui nhớ lại lời từ biệt của Hoàng Chí Phong kêu gọi người dân Hong Kong, khi anh rời phòng xử án vào thứ Năm tuần trước, nói mọi người đừng bỏ cuộc.

Trong số những người khác, bà nói rằng người bình thường có thể chuyển sang các hình thức phản kháng thường gặp khác, như tẩy chay các doanh nghiệp ủng hộ Bắc Kinh và đóng góp cho các nhà lập pháp bị loại.

Bà nói: “Hãy làm bất cứ điều gì mà một người có thể nghĩ đến để sống chân thật và duy trì các giá trị cốt lõi của Hồng Kông”.

** Bài viết này lần đầu tiên đăng trên trang nhà Asian Correspondent của chúng tôi.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook