Trần Kỳ Khôi
1-7-2020
Khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” khởi công từ tháng 1/2016, hơn bốn năm qua, vẫn chưa động đậy. Các nhân vật liên quan đến công trình này phải kể đến ông Đặng Ngọc Tùng, Bùi Văn Cường, Nguyễn Đình Khang, đều là cựu và đương kim Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhưng liệu có phải chỉ có trách nhiệm của ba người này thôi?
***
Ông Đặng Ngọc Tùng, sinh ngày 28/8/1952, tại Nghĩa Hà, Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ông Tùng học đại học dưới chế độ VNCH, rồi làm việc ở Tổng cục Phát triển gia cư Sài Gòn.
Sau 1975, ông Tùng đi lên từ phong trào công nhân, công đoàn. Nhờ lý lịch “đỏ”, có bố đi kháng chiến, ông Tùng lên làm lãnh đạo Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành Hồ, rồi Chủ tịch Tổng LĐLĐVN các khóa IX, X và XI; Đại biểu Quốc hội 4 khoá, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng hai khoá XI, XII.
Người ta nhớ đến cái tên Đặng Ngọc Tùng vì ông là một trong số những ít những người Cộng sản có nhân cách. Ông Tùng hiểu được máu của những người con đất Việt, dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam đều phải được vinh danh. Ông xem việc chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 là việc làm rất cần thiết cho cộng đồng và cho quê hương.
Tháng 3/2014, ông Tùng cùng Tổng LĐLĐ phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” để tri ân. Đến tháng 3/2015, Tổng LĐLĐ đã tiến hành giai đoạn 1, xây dựng Khu tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma – Trường Sa năm 1988, tại bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Họ, 64 binh sĩ đã chết oan ức dưới đạn pháo của Trung Cộng, bởi lệnh “không được nổ súng” của ông Lê Đức Anh trước đó.
Sinh ra ở vùng biển Quảng Ngãi, ông Tùng muốn làm tiếp Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa rộng 2 hecta trên núi Thới Lới, phía Đông bắc đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Kinh phí dự trù khoảng 70 tỷ đồng, số tiền đến từ lời kêu gọi công nhân và dân chúng đóng góp.
Từ khi phát thảo tượng đài, những tranh cãi đã nổ ra dữ dội, cả trong nội bộ Đảng và trên mặt báo, về việc “có khắc tên các binh sĩ VNCH trên bia tưởng niệm”. Cuối cùng, mọi người thống nhất không khắc tên.
Sáng 17/01/2016, trên đỉnh núi Thới Lới, đảo Lý Sơn, Tổng LĐLĐ phối hợp với tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”. Đồ án tượng đài mang tên “Người mẹ thắp lửa” do kiến trúc sư Trần Văn Dũng thiết kế. Dự lễ có mặt các ông Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Hoài Nam, Đặng Ngọc Tùng, Lê Viết Chữ, cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành và nhân dân Lý Sơn.
Những tưởng “tiền hô hậu ủng” như thế, chắc Khu tưởng niệm sớm được xây dựng và khánh thành. Nhưng không, tất cả đều nếm “bánh vẽ” của lòng yêu nước. Chỉ vài ngày sau ngày đặt đá Hoàng Sa, ngày 21/01/2016 Đại hội XII của Đảng khai mạc.
Sáng 23/1/2016 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, đại hội thảo luận các văn kiện và nghe báo cáo của BCH Trung ương khoá XI báo cáo công tác nhân sự. Trong bài tham luận của mình, Đặng Ngọc Tùng cho rằng Việt Nam đang đứng trước thử thách to lớn là phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo quốc gia trong điều kiện Trung Quốc không từ bỏ âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Sau khi gay gắt chỉ trích Trung Quốc, ông Tùng đã “thay mặt 9 triệu đoàn viên công đoàn” bày tỏ sự kính trọng đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì hai ông này “đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo”, “kịp thời lên tiếng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Bài phát biểu làm “lạnh ngắt” cả hội trường có mặt hơn 1.300 đảng viên trong cả nước. Lần đầu tiên, kể từ sau 1990, một Ủy viên Trung ương đã lên án Trung Quốc trong kỳ đại hội Đảng. Nhưng “uống mật gấu” hơn, là làm bẽ mặt Tổng bí thư, khi chỉ cảm kích và ngợi ca Chủ tịch nước và Thủ tướng về vấn đề vận mệnh quốc gia. Nhìn lên Đoàn chủ tịch, người ta thấy mặt ông Nguyễn Phú Trọng đỏ nhừ, như vừa ăn một cái tát.
Ông Tùng rời chính trường vì hết tuổi, bàn giao chức Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho Ủy viên Trung ương Bùi Văn Cường, sinh 1965, quê Hải Dương, vào tháng 4/2016. Ngồi ba năm ở Tổng LĐLĐ VN thay ông Tùng, ông Cường không hề đả động gì đến Khu tưởng niệm Hoàng Sa.
Tháng 7/2019, Bùi Văn Cường nhậm chức bí thư Đắk Lắk, bàn giao chức Chủ tịch Tổng LĐLĐ cho Nguyễn Đình Khang. Ông Khang sinh 1967, quê Nghệ An, từng là phó bí thư Đảng ủy, tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Tập đoàn làm thua lỗ, thất thoát hàng chục ngàn tỷ, nhưng Khang chẳng những không hề hấn gì, lại còn được vào Trung ương khoá XII.
Cũng như ông Cường, ông Khang cũng lờ luôn Khu tưởng niệm Hoàng Sa. Trong khi kinh phí dự trù xây Khu tưởng niệm Hoàng Sa chỉ 70 tỷ đồng, nhưng ông Tùng khi ấy đã quyên được số tiền ủng hộ lên đến 270 tỷ đồng. Lấy cớ thay đổi địa điểm xây dựng, khảo sát và nghiên cứu … Khang và “bộ sậu” ở LĐLĐ “lặn” luôn.
Đến đây, dư luận xã hội không khỏi hoài nghi, có hay không chuyện chỉ đạo dừng xây dựng Khu tưởng niệm Hoàng Sa từ lãnh đạo cấp cao? Để trả lời câu hỏi này, cần quay ngược thời gian.
Năm 2014, UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng tổ chức lễ kỷ niệm và trưng bày những chứng cứ pháp lý và tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vào mốc thời gian 40 năm, sau ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng (19/1/1974-19/1/2014).
Ban tổ chức gồm Trưởng ban Tổ chức thành uỷ Bùi Văn Tiếng, giám đốc Sở Nội vụ Đặng Văn Ngữ, cùng ban ngành đoàn thể cho dựng sân khấu tại công viên Biển Đông, gần bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị cho tối 18/1/2014, diễn ra đêm ca nhạc và Lễ thắp nến tri ân những người đã ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa, trong đó có 74 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hoà.
Mọi việc đã hoàn tất, thì chiều 18/1 Bí thư thành uỷ Đà Nẵng nhận được điện thoại của Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh và Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, yêu cầu huỷ bỏ đêm nhạc và Lễ thắp nến tri ân Hoàng Sa.
Sáng hôm sau, 19/1/2014, gần 100 nhân sĩ trí thức thủ đô Hà Nội đến Vườn hoa Lý Thái Tổ để tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa. Họ cũng đã bị chính quyền và lực lượng an ninh ngăn chặn, xua đuổi, giải tán bằng roi điện và cho côn đồ giả công nhân bê đá ra giữa sân cắt để tạo tiếng ồn và khói bụi mịt mù khu vực tượng đài.
Quy chụp “thế lực thù địch”, “tuyên truyền phản động”, rất nhiều cuộc bắt bớ, tra tấn dã man, bỏ tù những công dân xuống đường phản đối Trung Cộng, bày tỏ lòng yêu nước. Đảng CSVN sợ băng rôn có dòng chữ “Hoàng sa, Trường sa của Việt Nam”, sợ cả ca khúc hát về Hoàng sa, sợ đội bóng “No-U”…
Như vậy đã rõ, lãnh đạo Đảng và nhà nước không muốn “mếch lòng” Trung Cộng. Nỗi lo bể “đại cục” ý thức hệ Cộng sản, tổn thương “tình hữu nghị côn đồ” với Trung Cộng, đã khiến họ ban hành những cấm kỵ với người dân. Gieo rắc sợ hãi và hèn yếu như thế là nỗi nhục với lịch sử. Vô trách nhiệm với quá khứ, đã là tội ác. Vô ơn, bội bạc với tiền nhân, phỉ báng công lao mở cõi của tổ tiên, là tận cùng của tội ác.
Ngày 6/10/2019, Thiếu tướng, Anh hùng LLVT, cựu giám đốc Bảo tàng quân đội Lê Mã Lương có bài phát biểu hùng hồn tại cuộc tọa đàm với tên gọi “Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế” diễn ra tại Hà Nội. Ngay sau đó, hàng chục tờ báo quốc doanh, có cả báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, VTV, VOV… đã “nã đạn” về phía ông. Họ mạt sát tướng Lê Mã Lương, quy chụp ông “bệnh công thần”, làm cả phóng sự, phỏng vấn các tướng vốn hiềm khích “ganh ăn tức ở” để công kích Lê Mã Lương.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp 8, Quốc hội khoá XIV ngày 15/10, Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng khi nói về vấn đề Biển Đông cũng “quăng bom” vào ông Lê Mã Lương: “Có một số phần tử cố tình kích động, to tiếng, lên gân, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước. Vậy, Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng Bí thư không yêu nước à? Vô trách nhiệm à?”
Nhớ lại gương yêu nước của các vị anh hùng trong lịch sử như bà Triệu Thị Trinh, đã từng nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” Cùng câu nói của Trần Bình Trọng, rằng “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc!” Hay Trần Quốc Toản với lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân“…
Thiết nghĩ, nếu cả ba vị anh hùng Triệu Thị Trinh, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản đều sống dưới chế độ Cộng sản hôm nay, có ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đảng và nhà nước, có lẽ họ đã bị quy chụp là “thế lực thù địch”, “tuyên truyền phản động” và đã bị mọt gông trong tù!
Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do
Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu
Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang
Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
Chúng săn anh và chúng đuổi em
Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”
Em ơi em tự do có thật
Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?
Em ơi em khi sinh tử cận kề
Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá
Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do BCV
(Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi)
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống truyền kỳ”
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngoạ Hổ Tàng Long, Hoạ Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng
Chào một ngày đất nước tự lưu vong
Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc
Pano giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười
Chào một ngày phát triển giống đười ươi
Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ
Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ
Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì… tiền
Chào một ngày vong bản vì… hèn
Sống chết mặc bây, túi thầy vô cảm
Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa rồi Diễm…
Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận… nước Tàu
Chào một ngày bãi biển hoá nương dâu
Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh
Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều
Chào một ngày hình chữ S tong teo
Tài nguyên bôxit bị bới đào như… bọ xít
Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết
Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng
Chào một ngày long mạch bị xới tung
Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo
Ai cho phép Hoàng Sa Trường Sa thành Tam Sa lếu láo
Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng
Chào một ngày giống hệt cõi âm
Những xác chết anh hùng bật dậy
Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy
Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
Chào một ngày soi rõ mặt anh em! Bùi Chí Vinh
Tưởng niệm bác Huyện ủy ẢO Đặng Công Ngữ – Ma HOÀNG SA …
****************************************
Bác Chủ tịT huyện Hoàng Sa
Nằm ngửa giữa phố nhà
Đúng là bác Huyện ủy ẢO
Lại nghe Lệnh TAM SA
Từ BẮC KINH nước lạ
Bỏ Tưởng niệm Hoàng Sa
Nói láo chưa chu đáo
Chuẩn bị buổi hát ca
Lễ thắp nến Phố nhà
Tri ân về Tử sĩ
Nằm xuống vì Hoàng Sa
Đừng nghe Vịt cộng nói
Mồm oang oảng chu choa
Hãy nhìn chúng làm bậy
Như trôn trẻ ! ! .. .. chu choa ! !
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Vì sao lăng nhục Đại lộ đẹp nhất Sài Gòn ?
*********************************
https://image.tienphong.vn/w665/Uploaded/2020/dr_ofjbflyr/2020_06_01/dji_0571_mocc.jpg
Vì sao lăng nhục Đại lộ đẹp nhất Sài Gòn ?
Bằng đặt tên Đại vịt gian tầm lớn con !
Thằng Tể tướng ngồi lâu nhất trong Sử Việt
Nghe Hồ ký dâng Hoàng Sa phần Nước Non
Tuyến đường mang tên thằng phản quốc
Mạ nhục hàng giây hàng phút Người Sài Gòn
Ngoài khơi trùng dương Hoàng Sa lệ thổn thức
Uất hận khi gọi tên Đại lộ bán Nước Dân buôn
Bao giờ đường huyết mạch thay tên Nhà yêu Nước
Sài Gòn ngàn hoa Tự do đua nở Dân chủ véo von .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT