Tác giả: Oscar Holland
Dịch giả: Trúc Lam
2-6-2020
Những lời nói cuối cùng của George Floyd, người đàn ông Mỹ gốc Phi đã chết sau khi bị bắt giữ bởi viên sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, đã trở thành những khẩu hiệu mạnh mẽ cho những người biểu tình ở Mỹ.
Khi các cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát đã lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, nghệ sĩ Jammie Holmes, có trụ sở ở Dallas, đã sáng tạo cách mới để những tiếng kêu cứu của Floyd bất tử: Gửi chúng qua bầu trời của năm thành phố lớn.
Cuối tuần qua, các biểu ngữ có dòng chữ “Làm ơn, tôi không thể thở được” và “Họ sắp giết tôi” lần lượt được nhìn thấy qua những chiếc máy bay ở phía trên bầu trời thành phố Detroit và thành phố New York. Ba chiếc máy bay kia đã bay qua TP Los Angeles, Miami và Dallas, có dòng chữ “Bụng của tôi đau”, “Cổ tôi đau” và “Mọi thứ đều đau“, là những cụm từ được nghe trong một video quay bởi một người qua đường và được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Floyd được tuyên bố đã chết ngay sau khi bị bắt hôm thứ Hai tuần trước. Viên sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin được nhìn thấy quỳ trên cổ Floyd hơn tám phút, bất chấp lời cầu xin của anh: “Tôi không thể thở được“. Tất cả bốn sĩ quan liên quan đến vụ việc đã bị sa thải khỏi Sở Cảnh sát thành phố Minneapolis, trong khi Chauvin hiện đối mặt với cáo buộc giết người ở cấp độ ba và tội ngộ sát ở cấp độ hai.
Trong một thông cáo báo chí, nghệ sĩ Jammie Holmes cho biết, dự án công phu của anh được lấy cảm hứng từ “nhu cầu đoàn kết và sự hiểu biết, rằng những gì đã xảy ra với George Floyd đang xảy ra trên khắp nước Mỹ“.
“Các bà mẹ của chúng ta đang chôn chúng ta quá sớm“, Holmes nói thêm. “Vợ sắp cưới của tôi không nên lo lắng mỗi khi tôi ra khỏi nhà một mình. Vâng, tôi mang theo một khẩu súng, thưa cảnh sát. Tôi mang theo nó để bảo vệ bản thân khỏi các ngài bằng mọi cách cần thiết. Một lúc nào đó, ngài sẽ nhận ra rằng ngài không thể giết tất cả chúng tôi“.
Đối lập với một “văn hóa sợ hãi”
Đến từ TP Thibodaux, bang Louisiana, Holmes được biết đến như một họa sĩ. Nghệ thuật của anh thường mô tả cuộc sống hàng ngày của các cộng đồng da đen ở miền Nam nước Mỹ, trong khi khám phá di sản của nghèo đói và phân biệt chủng tộc trong việc định hình quá khứ của khu vực. Holmes nói rằng, anh cũng là nạn nhân của hành vi sai trái của cảnh sát không xác định, trong nhiều trường hợp.
Đăng trên trang web của mình, nghệ sĩ này đã mô tả một “văn hóa sợ hãi và phân biệt đối xử đáng ghét” ở Mỹ đã “gia tăng cường độ từ năm 2018“. Holmes là người đã sắp xếp các biểu ngữ bay trên bầu trời với sự hỗ trợ của Thư viện Sưu tập Đường phố ở Detroit, mô tả công việc này là một “hành động của lương tâm xã hội và sự phản kháng” nhằm mục đích “đưa mọi người đến với nhau, cùng chia sẻ việc đối xử vô nhân đạo với công dân Mỹ“.
Anh cũng đã sử dụng bài đăng tải để giải thích quyết định của mình, chuyển các bức tranh thông thường của mình từ trên không tới mọi người.
Trong bài, anh viết: “Việc sử dụng phương tiện truyền thông trên bầu trời để kể lại những lời cuối cùng của Floyd, thể hiện sự tương phản với tiếng ồn của truyền thông kỹ thuật số và sử dụng một hình thức chuyển tải thường được sử dụng bởi những người có đặc quyền, thông báo các sự kiện thể thao, các lời cầu hôn hoặc quảng cáo hàng hóa, thúc đẩy tiêu dùng. Nó hiếm khi được sử dụng cho các mục đích chính trị hoặc xã hội – để thực hiện quyền tự do ngôn luận – bởi vì đó là một phương tiện không dành cho người nghèo và những người bị thiệt thòi.
Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ được nhắc nhở về sức mạnh mà chúng ta có thể được lắng nghe và việc cùng đứng đằng sau một thông điệp thống nhất là chìa khóa cho sự thay đổi thật sự“, anh nói thêm.
Cùng với các cuộc biểu tình bùng phát, đã nổ ra gần một tuần qua sau cái chết của Floyd, đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ trên khắp thế giới. Các tác phẩm nghệ thuật công cộng đã xuất hiện trên các đường phố xa xôi như Syria và Tây Ban Nha, với nhiều tác phẩm nhắc tới cụm từ “Tôi không thể thở được“.
Nghệ sĩ Cadex Herrera, bang Minnesota, là người đóng góp một bức tranh đường phố, vẽ trên tường tại ngã tư nơi Floyd bị bắt giữ, mô tả nghệ thuật như một loại “liệu pháp” cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.
Anh cho biết qua email: “Nghệ thuật có thể nói những điều mà bạn không thể diễn tả bằng lời. Nó mang cộng đồng lại với nhau để phản ánh, để đau buồn, để tăng thêm sức mạnh và hỗ trợ lẫn nhau“.
Nước Mỹ thích thật, cách mà người dân Mỹ làm chủ cái hệ thống chính trị của họ, cách họ tham gia và chỉnh sửa cái hệ thống ấy, mỗi khi nó bị lỗi, dù là lỗi mang tính cá nhân, thế mới đáng gọi là – dân chủ đến thế là cùng – Nếu không thích Trump, đến kỳ hẹn, xin mời ngài đi chỗ khác cho! Thế là xong. Trông người mà ngẫm đến ta, không phải chỉ có công an, tòa án cũng giết người vô tội vạ!