Hiếu Bá Linh, tổng hợp
20-4-2020
Hôm nay 20/4 báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin về vụ tờ báo BILD của Đức lập hóa đơn, đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 149 tỷ Euro (160 tỷ USD) về những thiệt hại kinh tế mà đại dịch virus corona Vũ Hán gây ra cho nước Đức.
Vụ việc này xảy ra hồi tuần rồi, cách đây 5 ngày báo BILD, nhật báo có nhiều độc giả nhất nước Đức, trong số báo ra ngày 15/4 đã đăng một bài viết với tựa đề “Trung Quốc hiện đang nợ chúng ta những gì – Tờ BILD lập hóa đơn Corona”, trong đó hóa đơn được lập rất chi tiết, nêu từng khoản mục của thiệt hại kinh tế do virus Vũ Hán gây ra, chẳng hạn: 24 tỷ Euro cho doanh thu du lịch bị thiệt hại; 7,2 tỷ Euro cho ngành công nghiệp điện ảnh Đức; 1 triệu Euro mỗi giờ cho hãng hàng không Lufthansa của Đức; 2 tỷ Euro mỗi tuần cho hãng ô tô Volkswagen; và 50 tỷ Euro cho các doanh nghiệp nhỏ của Đức.
Ngoài ra, trong hóa đơn cũng ghi rõ rằng, nếu GDP của Đức giảm 5,1% thì mỗi người dân Đức sẽ chịu thiệt hại khoảng 2.160 Euro.
Bài báo viết, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại này “cũng bởi vì giới lãnh đạo Trung Quốc đã bưng bít thông tin quan trọng trong nhiều tuần“, và “Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)“. Trong bài, báo BILD cũng căn cứ vào lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói về trách nhiệm của Trung Quốc.
Phản ứng của Trung Quốc
Ngay lập tức cùng ngày 15/4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin gửi một bức thư ngỏ đến ông Julian Reichelt, Tổng biên tập báo BILD. Bức thư mở đầu với giọng điệu không phải là giọng điệu bình tĩnh của những nhà ngoại giao:
“Thưa ông Reichelt và các thành viên của Tổng biên tập báo BILD
Với một ít ngạc nhiên, hôm nay tôi đã đọc bài báo của ông về đại dịch corona nói chung và về những khoản nợ gán cho Trung Quốc nói riêng.
Chưa cần nói đến điều rằng chúng tôi coi đó là một phong cách khá tồi tệ, quy trách nhiệm cho một quốc gia về đại dịch đang gây hại cho cả thế giới và sau đó đưa ra một hóa đơn chi tiết các khoản nợ gán cho Trung Quốc, …”
Phần cuối bức thư ngỏ, Đại sứ quán Trung Quốc đã dùng những ngôn từ hết sức nặng nề, chứng tỏ một sự giận dữ:
“Cuối cùng, cho phép tôi đưa ra nhận xét cá nhân: chúng tôi coi phong cách mà ông ‘chiến đấu‘ chống Trung Quốc trong bài báo hôm nay của ông trên trang 2 là bỉ ổi.
Bài báo của ông không chỉ thiếu hoàn toàn các sự kiện cốt yếu và diễn tiến thời gian chính xác, mà còn thiếu sự thận trọng tối thiểu và sự công tâm của báo chí. Kẻ nào tính toán tiền nợ như ông đã làm trên nhật báo BILD ngày hôm nay thì kẻ đó chính là người kích động chủ nghĩa dân tộc, là có định kiến và bài ngoại cũng như thù nghịch Trung Quốc.
Nó không đúng đắn cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc, cũng không phù hợp với sự hiểu biết nghiêm túc về báo chí. Đứng trước sự việc trên, tôi tự hỏi, từ đâu trong tòa soạn của ông có ác cảm với nhân dân chúng tôi và nhà nước chúng tôi? …”
Phản ứng của báo BILD
Sau khi nhận được bức thư ngỏ của Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức, ngày 16/4, báo Bild đăng bức thư ngỏ của Tổng Biên tập Julian Reichelt, trả lời Tập Cận Bình. Đây là bản dịch lá thư ngỏ: TBT báo Đức gửi thư cho Tập Cận Bình: “Ông đang gây nguy hiểm cho toàn thế giới”.
Ngoài ra, báo BILD còn phổ biến 2 clip video (tiếng Đức và tiếng Anh) do chính Tổng biên tập báo BILD Julian Reichelt đọc. Đặc biệt, clip video tiếng Đức có phụ đề tiếng Trung. Đây là clip tiếng Anh với phụ đề Việt ngữ:
Phản hồi của Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin
Giống như lần trước, ngay lập tức trong ngày 17/4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức đã viết một bài phản hồi trên trang web của mình, giọng điệu vẫn hằn học như cũ. Sau đây là bản dịch (chữ in đậm do dịch giả nhấn mạnh):
“Bằng một thư ngỏ ngày 17 tháng 4, Tổng biên tập tờ BILD đã trả lời thư ngỏ của chúng tôi phản bác bài báo kích động, trong đó những điều dối trá và vu khống chính trị Trung Quốc lại một lần nữa diễn ra. Điều này cho chúng tôi lý do để nhắc lại sự bác bỏ kiên quyết của chúng tôi.
Kể từ khi dịch bệnh corona mới bùng phát, Trung Quốc đã hành động một cách cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm bằng cách báo cáo dịch bệnh cho WHO sớm như có thể, làm việc với các nước khác và thực hiện các biện pháp toàn diện, chặt chẽ và kỹ lưỡng nhất. Chúng tôi không chỉ đạt được những thành công từng bước quan trọng bên trong Trung Quốc, mà còn tranh thủ được thời gian cho các quốc gia khác, cũng như thu thập kinh nghiệm. Đây là những sự thật không thể phủ nhận, đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi.
Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe và sự an toàn của dân chúng. Điều này được người dân Trung Quốc coi trọng, và các biện pháp nghiêm ngặt, rất tiếc dẫn đến thiệt hại kinh tế khổng lồ, cũng được người dân Trung Quốc ủng hộ và tán thành. Những gì xảy ra ở Trung Quốc, tốt hơn là hãy để nhân dân Trung Quốc đánh giá. Chúng tôi không cần ai chỉ tay từ bên ngoài.
Nguồn gốc của virus là một câu hỏi khoa học mà các nhà khoa học và chuyên gia y tế cần nghiên cứu. Đại diện của WHO và các chuyên gia y tế nổi tiếng đã nhiều lần chỉ ra rằng các tuyên bố như “thoát khỏi phòng thí nghiệm” là không có cơ sở khoa học.
Tôi cũng muốn chỉ ra rằng, theo thông tin của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới vào ngày 7 tháng 4, Trung Quốc đã đăng ký nhiều bằng sáng chế nhất ở PCT (Thỏa thuận hợp tác sáng chế) trong năm 2019.
Bất chấp tất cả những sự thù địch này, may mắn thay, chúng tôi cũng đã thấy rằng Trung Quốc và Đức đang ngày càng trao đổi chặt chẽ, hợp tác với nhau, hỗ trợ lẫn nhau và cứu giúp nhau trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Điều này củng cố sự hiểu biết giữa hai dân tộc và mở rộng hơn nữa sự hợp tác.
Một vài đại diện truyền thông hình như không nhận thấy điều đó, nhưng như một sự an ủi, tôi xin trích dẫn, một công dân Đức đã viết cho chúng tôi: “BILD không phải là Đức! Lạy Chúa tôi!“
Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các phương tiện truyền thông tập trung vào cuộc chiến chống lại COVID-19, họ không chính trị hóa dịch bệnh và làm việc mang tính xây dựng cho cuộc chiến quốc tế chống virus.
_____
Nguồn:
http://www.china-botschaft.de/det/sgyw/t1771000.htm
Đại sứ quán TQ: . Xin nói lại nếu Bild Zeitung là tờ báo từ trước tới nay có nhiều ấn phẩm nhất không chỉ ở Đức mà toàn Châu Âu „war lange Zeit die auflagenstärkste Tageszeitung Europas“ thì chẳng phải người Đức và cả Châu Âu công nhận và ủng hộ nó hay sao! Còn công dân nào bưng bô cho sứ quán Trung Quốc nói trên thì chẳng có gì lạ – ngay tại Đức cũng có không ít kẻ ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, và ủng hooj sự phục hồi chủ nghĩa phát xít – và lúc này có 1 số kẻ ủng hộ 1 nhà nước độc tài và ông hoàng Tập Cận Bình thì cũng nên xem là điều bình thường, chưa ở mức lo ngại. Quan trọng nhất Trung quốc có sẵn sàng đề nghị 1 tổ chức độc lập làm cuộc lấy ý kiến dân Đức xem bao nhiêu % ủng hộ tàu khựa không trong vụ này không?!