Đối phó với Coronavirus, Anh và Đức qua hai con người: Angela Merkel và Boris Johnson

Vũ Kim Hạnh

8-4-2020

Ông Boris Johnson, thủ tướng Anh, hôm qua đã được đưa vào phòng ICU (săn sóc đặc biệt). Theo báo The Guardian thì ông nhập viện chiều Chủ Nhật, 5 tháng Tư, khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm. Cùng lúc, cô Carrie Symonds, bạn gái của ông Johnson, hiện đang mang thai, cũng mắc bệnh COVID-19. Trước đó, từ 27/3, ông báo trên Twitter là ông thử nghiệm, có kết quả dương tính nên tự cách ly và làm việc ở nhà.

Đoạn tin này nhắc tôi viết ra câu chuyện rất thời sự và rất lý thú mà báo chí thế giới đang râm ran (và so sánh, không thể khác) hai vị thủ tướng nổi tiếng có hai cách trị Covid-19 rất ngược nhau: Bà Angele Merkel và ông Boris Johnson của Đức và Anh. Bà Merkel cũng vừa tuyên bố tự cách ly khi bác sĩ riêng dính bệnh. Hai tuần sau đó, luật về cách ly của nước Đức được công bố, khắt khe vào loại nhất thế giới khi mà lúc ấy, số tử vong của Đức đang thấp kỷ lục.

NGƯỜI ĐÀN BÀ QUYỀN LỰC MERKEL

Đối mặt với đại dịch, trong khi các quí ông ngyên thủ các nước lớn khác bị mất uy tín nặng nề, bà lại được chính giới và dân Đức tin cậy. Phát biểu “chỉ đạo” trên sóng truyền hình quốc gia, bà bình tĩnh kêu gọi lý trí và tinh thần kỷ luật của các công dân để làm chậm sự lan truyền của virus cũng là để mỗi người gữ được mạng sống của mình. Và thẳng thắn nhìn nhận: Là một người lớn lên ở chế độ Công Sản, Đông Đức, bà cảm thấy khó khăn phải từ bỏ những quyền tự do, nhưng rồi là một tiến sĩ Vật lý, bà hiểu ý nghĩa của những dữ liệu khoa học; bà khẳng định: “Chúng ta phải học hỏi từ các chuyên gia – và từ quan sát thực tế”. Sự căng thẳng và kịch tính lộ rõ trong nội dung lời nói nhưng thái độ bình tĩnh, thực tế, không hô hào và kích động, đó là bà Merkel.

Thủ Tướng Merkel đã cai trị nước Đức hơn 14 năm với kinh nghiệm của hơn một thập niên đối phó với khủng hoảng. Nay bà phải đối phó với cuộc khủng hoảng lớn nhất của nước Đức từ đệ nhị thế chiến đến nay: “Chuyện này trầm trọng thực sự – hãy coi trọng nó”, bà khuyên nhủ dân chúng. Cách đây 2 tuần, bà chủ trì một cuộc họp của nội các, đã đưa ra một loạt các biện pháp cứu nguy khổng lồ với doanh nghiệp là cung cấp cho doanh nghiệp hơn một ngàn tỷ euro (tức 1.1 ngàn tỷ USD) và bà nói “bất bình thường, nhưng đối với tôi nó quan trọng.”

Mặc dầu Đức có con số nhiễm bệnh lớn thứ ba ở Âu Châu với gần 60.000 người, theo thống kê mà chỉ có 433 người thiệt mạng, khiến họ đứng thứ sáu ở Âu Châu, sau Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh và ngay cả Hòa Lan. Một mình nước Ý đau thương có tới trên 10.000 người thiệt mạng.

Các chuyên gia cho rằng thành công của Đức một phần là nhờ việc xét nghiệm rộng rãi và sớm cho virus, nhưng bà Merkel lại nói: “Hãy thận trọng vì còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng dịch bệnh, và càng không phải lúc nói về giảm biện pháp cấm cản.”

Cuối tuần, bà Merkel lặng lẽ là đi mua thức ăn ở một siêu thị ở Berlin. Bà mua cherries, xà bông, bốn chai rượu, và một gói giấy vệ sinh. Bà công nhận cái giá những luật lệ mới về cách hành xử trong một xã hội quen tự do. Bà nói “Hôm nay chúng ta thấy khắp nơi ở Đức rằng giao thông, hoạt động kinh tế và đời sống riêng trông đã khác hẳn cách đây một tuần lễ. Tôi cảm ơn đồng bào vì đó là hy sinh kinh tế và cá nhân”.

Cuộc thăm dò dư luận hôm thứ sáu bởi Đài Truyền Hình ZDF đầu tháng 4/2020 cho thấy 89% dân Đức nghĩ là chính phủ đã đối phó tốt, bà Merkel củng cố thêm vị trí của một chính trị gia hàng đầu. Bà Merkel đang làm những gì cần thiết để bảo đảm nước Đức không những trải qua đại dịch ít tổn thương nhất, mà còn bảo đảm cho sự sống còn của đồng euro mà không khiến người dân Đức không hài lòng. Người dân Đức hiện nay thân mật gọi bà thủ tướng của họ là “Mutti,” tiếng Đức có nghĩa là “Mẹ.”

CÒN ÔNG BORIS JOHNSON?

Tờ Financial Times dẫn lời một cố vấn cao cấp của Thủ tướng than trời trước những so sánh không mấy tốt đẹp giữa Anh và Đức. Điều làm các viên chức Anh phản ứng mạnh mẽ và bực tức là người dân và báo giới cứ “nhắc đến nước Đức”. Hôm 17 Tháng Ba, với đại dịch COVID-19 đang tiến vào, Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi các nhà kỹ nghệ Anh bắt đầu làm máy trợ thở (lúc ấy, kho toàn quốc chỉ có 8.000 cái). Ông Johnson vẫn còn đùa, gọi kế hoạch này là “Chiến Dịch Hơi Thở Cuối Cùng”. Báo chí lại nhắc: Gần một tuần trước đó, nước Đức đã đặt hàng 10.000 cái từ một nhà sản xuất, cộng thêm cho con số 20.000 máy có sẵn.

Cũng tuần vừa qua, cuối tháng 3/2020, nước Đức có gấp đôi số giường bệnh săn sóc đặc biệt đang còn trống chưa dùng tới, hơn là toàn thể số giường cấp cứu của Anh có vào khoảng 15 đến 20.000. Ai ngờ được, tuần này, có một chiếc giường săn sóc đặc biệt trong số đó được “ưu tiên” dành cho Thủ tướng nước mình? Còn về thử nghiệm, con số so sánh cũng cay đắng. Anh Quốc và Đức đi vào cuộc khủng hoảng cùng một lúc, đã hợp tác nghiên cứu về thử nghiệm, hình thành một trong những thử nghiệm đầu tiên trên thế giới. Nhưng các phòng thí nghiệm của Đức đã tiến hành thử nghiệm với con số minh bạch là nhiều gấp năm lần mức độ của Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia (National Healh Service-NHS) của Anh, có nghĩa Đức đã hoàn tất 918.460 thử nghiệm so với 163.194 của Anh Quốc.

Mãi đến cách đây một tuần, ngày 2/4, Bộ Trưởng Y Tế Anh Matt Hancock mới tuyên bố Anh Quốc sẽ “tăng vọt” cố gắng bằng cách sử dụng những phòng thí nghiệm tư nhân. Ông công nhận “Đức có 100 phòng thí nghiệm ngay từ đầu, phần lớn là nhờ Roche là công ty quá mạnh”. Ngoài ra, lợi thế của Đức đến từ nhiều thập niên qua là đã bỏ tiền nhiều hơn để chăm sóc sức khỏe cộng đồng và một nền kỹ nghệ có khả năng gia tăng nhanh sản xuất khi có tình trạng khẩn cấp. Nhưng chính chiến lược của Berlin mới là điều so sánh khó chịu cho chính phủ Anh.

Các chuyên gia y khoa thế giới nhận định: Chiến lược của Anh Quốc không nhất quán, nó quay chiều này đổi chiều khác, làm phí phạm nhiều thời giờ quý giá. Và cũng không tốt về phẩm chất cũng như tiến độ quyết định chính sách. Bác Sĩ Martin Stuermer, một nhà vi trùng học ở phòng thí nghiệm IMD Labor ở Frankfurt, nhận xét: “Vấn đề chính là chính phủ không vẽ ra một con đường rõ rệt trong cuộc khủng hoảng này, khác với chính phủ Đức.”

Tuy Chính Phủ Anh bắt đầu tính đến những kế hoạch đối phó từ đầu năm 2020, nhưng thiếu tính khẩn cấp liên tục. Báo chí chứng minh: Khi dịch rộ lên thì Thủ tướng quyết định biến mất trong nguyên một tuần lễ vào cuối Tháng Hai để nghỉ ngơi vui thú điền viên tại một căn nhà đồng quê của thủ tướng. Mãi đến ngày 2/3 ông mới chủ trì phiên họp nội khẩn cấp đầu tiên. Thay vì theo những quốc gia như Nam Hàn, nghiêm khắc chặn dịch bệnh, kể cả sử dụng thử nghiệm tập thể, tập thể chỉ đạo của ông Johnson thiên về lối đối phó tiệm tiến để sau cùng cứu nhiều mạng người và tạo ít thiệt hại kinh tế hơn. Cố vấn khoa học chính của chính phủ, Bác Sĩ Patrick Vallance đã được cố vấn tin cậy nhất của ông Johnson, ông Dominic Cummings, ủng hộ mạnh mẽ khái niệm “miễn nhiễm bầy đàn”.

Người ta còn nhắc đến một bài viết của ông Cummings trên blog cá nhân năm 2013 và sau đó, ông tuyên bố rõ trong một cuộc họp là một số người già có chết đi cũng chả sao. Giáo Sư Neil Ferguson, giáo sư của Viện Đại Học Imperial College và một cố vấn của chính phủ, nói với quốc hội “chính cơ quan Phụ trách Y tế QG cho biết là chúng ta không có đủ khả năng để thực hiện chiến lược thử nghiệm tập thể”.

Các ông bộ trưởng y tế Hancock, bộ trưởng văn phòng chính phủ Michael Gove và ông cố vấn Cummings nay khuyên ông Johnson hãy từ bỏ BẢN NĂNG TỰ DO của mình và hãy ĐÓNG CỬA NƯỚC ANH. Đa số các ông bộ trưởng hiện nay đổ tội cho các cơ quan y tế về nghiên cứu cũng như chữa bệnh của nước Anh. Nhưng đối với các bác sĩ đang ở tiền tuyến thì rõ ràng lỗi là ở các chính trị gia. Một bác sĩ nói: “Điều chưa bao giờ được giải thích cho những người chuyên môn đối phó với những căn bệnh đường hô hấp là tại sao không có ‘thử nghiệm, thử nghiệm, thử nghiệm,’ rồi cô lập, theo dõi liên hệ, vốn là căn bản tuyệt đối của y tế công cộng và kiểm soát lây nhiễm. Nay thì họ có vẻ đã phản ứng, nhưng quá trễ rồi”.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Đối phó với Coronavirus, Anh và Đức qua hai con người: Nữ Thủ tướAngela Merkel và Boris Johnson
    8-4-2020
    Vũ Kim Hạnh

    Đối phó với Coronavirus, Anh, Đức và TÂN TÂYLAN qua 3 Nhà Lãnh đạo Khả kính : Nữ Thủ tướng Angela Merkel, Nam Thủ tướng Boris Johnson và Nữ Thủ tướng Jacinda Ardern
    Tôi xin chọn Người thứ Ba !!!

    Ngả mũ xin chào khen nước Tân Tây Lan vừa cách tân phương pháp dập tắt Đại dịch
    *******************************************

    Tân Tây Lan có Nữ Thủ tướng Ardern
    Tận tâm tận trí quyết dập dịch Bà làm
    Lễ Phục sinh vẫn ra Lệnh cách ly Toàn quốc
    Cách chức Bộ trưởng Y tế đi leo núi lam
    Chàng đưa nàng cùng con lướt sóng biển cả
    May mắn đồng lòng đa số Dân Tân Tây Lan
    Ý thức kỷ luật yêu Tự do nhưng không lạm dụng
    Cảm mến Xứ sở Mây dài bay trắng bạt ngàn
    Tân Tân Lan là Vùng Đất mới của Biển xanh ngọc
    Thương mến cả Người đẹp Uy quyền Ardern

    TỶ LƯƠNG DÂN

  2. Vì dang song trong lòng nuoc DUC gan 40 nam qua, toi biet ro dieu này,nen nói RA SU THAT, mong nhà báo VU KIM HANH xem lai thong tin cho chính xác khi trình bày. Toi là doc gia trung thành cua baotiengdan.com nen thay thong tin sai thì góp ý chút ít ,xin luong thu.
    Còn viec dap dich tai DUC thì cung khong co´gì là kha thi vì ngoài viec nguoi dan phai o nhà và han che ra ngoài thì khong có bien pháp gì hay ho ,neu có bi dính virut Corona thì cu o trong nhà và lay cho ca nhà,và van tu do di lai,vàosieu thi mua thuc pham v.v.vv và`TIEP TUC LAY CHÉO CHO MOI NGUOI, cách làm cua DUC là kéo dài thoi gian nhiem benh cua moi nguoi de tranh thu thoi gian tìm Vacxin, và tránh tình trang sup do y te nhu Ý, Pháp, Taybannha v.v.vv…cho nen hàng ngày con so lay nhiem van deu deu tang len ,ke ca có nguoi chet,…so voi Viet Nam thì ho thua xa chúng ta trong van de này.

  3. nguoi DUC khong ai goi bà thu tuong la Me,cach goi do là do bon nhap cu tràn vào tung ho bá ta vì chúng duoc cho nhap cu tai DUC, dieu này làm dan DUC rat tuc gian vì dan nhap cu gay ra bao xau xa cho dan DUC, và uy tín cua Merkei cung vì the mà bi tut giam trong thoi gian này.

Comments are closed.