Những ngọn đèn báo hiệu chiến tranh

Trương Nhân Tuấn

28-3-2020

1/ Trật tự thế giới bị đặt lại

Nếu ta tìm hiểu các nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ II, ta thấy nguyên nhân “trật tự thế giới bị đặt lại” là một điều quan trọng mà ít thấy các sử gia VN nói tới.

Trật tự thế giới đã bị “đặt lại” qua nhiều hình thức:

Hội Quốc liên đã “im lặng” trước hành vi xâm lược của Nhật đối với các vùng lãnh thổ của TQ. Mở đầu là Mãn Châu 1931, sau đó là toàn lãnh thổ TQ 1937. Định chế quốc tế này cũng bất lực trước sự xâm lược của Đức đối với các quốc gia (Áo và Đông Âu…).

Song song đó ở Châu Âu, Đức rút khỏi Hội quốc liên (1934) đồng thời tuyên bố vô hiệu lực hiệp ước Versailles ký năm 1919. Những điều khoản trong hiệp ước Versailles như bồi thường chiến tranh, hay buộc Đức phải ký nhận trách nhiệm hoàn toàn về hệ quả gây ra Thế chiến thứ nhứt, đã khiến cho nước Đức suy sụp về kinh tế trong khi lòng dân khao khát “phục thù”.

Nếu ta đối chiếu với các sự hiện hôm nay, ta cũng thấy “trật tự thế giới” bị đặt lại.

LHQ đã bất lực trước các vụ xâm lấn lãnh thổ (Nga đối với Ukraine, Do Thái đối với Palestine, Thổ đối với Syrie, TQ đối với VN (HS và các bãi đá TS…).

Luật lệ quốc tế cũng bị thách thức, nhiều hiệp ước quốc tế không được các quốc gia thi hành… TQ không nhìn nhận phán quyết của tòa Trọng tài thường trực 2016 về nội dung “giải thích và cách áp dụng Luật Quốc tế về Biển 1988 (UNCLOS), Mỹ ủng hộ Do thái trong những quyết định đi ngược lại nội dung của LHQ về các vấn đè Palestine. Mỹ cũng đơn phương rút khỏi Hiệp định Paris COP 21 về biến đổi khí hậu…

2/ Sự trỗi dậy của chủ nghĩa “phát xít”

Chủ nghĩa “phát xít” thể hiện đầy đủ qua các “hiện tượng” thấy được ở Đức, Ý, Nhật (và trong chừng mực Tây Ban Nha) trong thời kỳ 1930-1945.

Dấu hiệu manh nha của chủ nghĩa phát xít là hô hào sử dụng bạo lực để giải quyết những tranh chấp. Các phương pháp ngoại giao, thỏa hiệp, hay các nguyên tắc dân chủ đều bị đả phá, hay loại bỏ. Lãnh tụ được “suy tôn”. Lòng “hận thù” được kích động, qua các hình thức “kỳ thị chủng tộc”, hận thù chủng tộc, hay đề cao chủng tộc. “Quốc gia” được đề cao hững người theo Chủ nghĩa này chống lại phe “hòa bình”, cho rằng phe này “hèn nhát”.

Nếu ta nhìn nước Mỹ thời TT Trump, đã có những dấu hiệu của “phát xít”, tuy còn “rụt rè” vì luật pháp nước Mỹ không cho phép. Nhưng các hiện tượng “tôn sùng lãnh tụ”, “kỳ thị chủng tộc”, đả phá nền tảng dân chủ, đề cao vũ lực và coi nhẹ ngoại giao…

TQ ta cũng thấy hiện tượng tương tự, như thi đua vũ trang, chủ trương sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp, tôn sùng lãnh tụ, đề cao “dân tộc chủ nghĩa”…

3/ Khủng hoảng kinh tế

Sách sử ký của VN đặt nặng vấn đề “ý thức hệ” do đó nguyên nhân Thế chiến thứ II thường qui kết cho cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ở Mỹ.

Thật vậy, hầu như tất cả các cuộc chiến tranh đã xảy ra trên địa cầu đều bắt nguồn từ “kinh tế”. Tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tranh chấp lợi ích “địa chiến lược”… đều có nguyên nhân từ “kinh tế”.

Nhưng nếu đơn thuần chỉ nói “khủng hoảng kinh tế” là không nói lên được chuyện gì.

Nhưng nếu nhìn nhận khủng hoảng kinh tế 1929 bắt nguồn từ Mỹ là “nguyên nhân” Thế chiến thứ II, thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sắp tới sẽ đặt lại “trật tự thế giới” từ lâu đã rất lỏng lẽo. Điều này tôi đã viết trong bài trước.

TQ vừa ra khỏi đại dịch cúm, trên đường hồi phục, trong khi Mỹ và các quốc gia Châu Âu bắt đầu bước vào khủng hoảng. Hầu hết (nếu không nói là tất cả) các dụng cụ y tế, thuốc men… mà Mỹ và Châu Âu sử dụng đều sản xuất từ TQ.

Nước Mỹ và Châu Âu hiện đang khủng hoảng nặng nề về y tế, nguyên nhân do thiếu chuẩn bị.

Mỹ và Châu Âu mặc dầu “biết trước” dịch sẽ đến (ngoại trừ ông Trump do dốt hay do lạc quan tếu). Tất cả đều thấy những tai hại của dịch và thấy rõ sư thiếu thốn dụng cụ y tế của quốc gia, nếu đại dịch bùng phát.

Tức là trong cơn khủng hoảng y tế, TQ, phía sản xuất dụng cụ y tế, là phe nắm “kèo trên”. Kinh tế của TQ trên đường hồi phục. Quốc phòng của TQ hiện dư sức giữ chân Mỹ đứng ngoài các xung đột Đài Loan và Biển Đông.

Qua cuộc “hội thảo” của G20 hôm qua, ta không thể không đặt vấn đề là Tập Cận Bình đã “ép” được Trump nhượng bộ.

4/ Chiến tranh thế giới, giữa hai phe Mỹ và TQ, có xảy ra hay không? Nếu không có dịch Covid-19, trước sau gì nó cũng tới. Nhiều học giả thế giới đã tiên đoán việc này.

Nhưng đại dịch Covid-19 có thể làm “khó” nước Mỹ.

Đài Loan hay Biển Đông sẽ là “lợi ích” mà Mỹ phải nhượng cho TQ để nước này cung cấp thiết bị y tế cần thiết cho Trump?

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. Tức là trong cơn khủng hoảng y tế, TQ, phía sản xuất dụng cụ y tế, là phe nắm “kèo trên”. Kinh tế của TQ trên đường hồi phục. Quốc phòng của TQ hiện dư sức giữ chân Mỹ đứng ngoài các xung đột Đài Loan và Biển Đông.”

    Lập luận này không thể thuyết phục. Đề nghị tác giả trình bày thêm chi tiết để chứng minh là nền kinh tế Trung Quốc trên đường hồi phục. Ngay trong trận thương chiến Mỹ Hoa chưa kết thúc, Trung Quốc đã bị tổn thương trầm trọng. Gặp phải trận dịch cúm Vũ Hán, mọi sinh hoạt kinh tế của Trung Quốc hầu như bị tê liệt, nhất là các ngành hảnh không, du lịch, sản xuất chuổi cung ứng và đầu tư mới gần như bằng không. Làm sao Trung Quốc có thể hồi phục nhanh chóng để khời động chiến tranh chống Mỹ cho dủ tham vọng bành trướng vẫn còn đó.

    • Sau đây là một trích đoạn lời tiên đoán kinh tế lạc quan cho Tàu, chống Mỹ của Graham Allison & Christopher Li trong In War Against Coronavirus: Is China Foe—or Friend?

      “….. In real wars, dead bodies count. In economics, real growth produces more stuff. In relations with other nations, the arrival of much-needed medical equipment for which others are desperate drowns out any words.
      Today, financial markets are betting that China has essentially succeeded in the first battle in this long war. If after its sharp decline in the first quarter, it now returns to robust economic growth, on the one hand, and the U.S. teeters on the brink between an extended recession and a genuine depression, on the other, the gap between the GDP of the U.S. and China will grow. If an authoritarian government demonstrates competence in ensuring its citizen’s most basic human right—the right to life—as a democratic, decentralized government flounders, objections to the measures China has used to do so will sound to many like sour grapes….

      https://nationalinterest.org/feature/war-against-coronavirus-china-foe%E2%80%94or-friend-138387

  2. Hình như cuộc chiến đang dần hiện thực,có vẻ như một “khúc dạo đầu” mà
    trong đó phiá Mỹ tự do xem ra đang bị thiệt hại nhiều hơn trên cái mặt trận
    tuyên truyền vì bị tấn công liên tục nhân danh quyền tự do ngôn luận.
    Mặt khác,vì sự thật về coronavirus bên phía TC.do chế độ độc quyền thông tin,
    do đó người ta căn cứ vào những gì TC.tung ra mà so sánh thì khó chính xác
    được.Xét về mặt nổi,dịch bệnh phát ra ở châu Âu bắt đầu từ Iran,Italia là 2
    nước có quan hệ làm ăn khắng khít với TC.Còn ở Mỹ,tiểu bang New York có
    quan hệ không những về kinh tế mà còn văn hóa với TC.khi cho phép dựng
    lên 6 Viện Khổng Tử.Thống đốc bang Cuomo được TC.trao huy chương Blue
    gì đó vì có công hợp tác với TC.Nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ được
    TC tài trợ hàng chục triệu Mỹ kim qua một tổ chức trung gian của một doanh
    gia gốc Tàu giàu.Đại học Harvard cũng vậy,còn bị gọi là “trường đảng thứ 2”
    (cho phép dựng lên 6 Viện Khổng Tử) vì nơi đây đào tạo ra nhiều cán bộ quan
    chức cho TC.! Mặt trận gián điệp đã đươc TC.âm thầm cài đặt để khuynh đảo
    gìới khoa bảng Mỹ ? Cuộc chiến đang hứa hẹn nhiều gay cấn !

    • Cái chết của người dân Tàu (dù nhiều bao nhiêu cũng) là kiểu chết “thí quân”. Trung Nam Hải sẵn sàng thí cả triệu sinh mạng của lớp người cao tuổi mà họ không muốn tốn tiền nuôi và cung cấp y tế cho người già.

      Tập Cận Bình dùng vi rút để vô hiệu hóa võ khí quy ước (quân đội, súng, tàu chiến,…).

      “Trận chiến” này chưa biết sẽ đi về đâu. Còn nhiều mặt trận, mặt trận tin học, mặt trận tài chính,… nữa.

  3. Những phân tích, lập luận của tác giả dù đúng hay sai thì vẫn phải chờ hồi sau sẽ rõ nhưng một tiếng chuông cảnh báo về chiến tranh cũng không bao giờ thừa, không ai có thể đọc được hết những mưu mô thâm hiểm của TQ.
    Theo ngu ý của tôi, những gì chúng ta đang thấy qua vụ Covid 19 thì chiến tranh đã tiến hoá sang một phương thức mới, tàu sân bay Rossevelt không đánh đã chìm, căn cứ Lớn nhất của Mỹ ở Nhật đã bị vô hiệu hoá, tiếp đến sẽ còn những gì? Hơn 4 nghìn người chết, thiệt hại kt qua hai tháng đình trệ phải chăng chỉ là một con tốt và TQ ngày nay dư sức có hàng triệu con tốt như thế.

  4. Trương Nhân Tuấn đang rất muốn chiến tranh. Lý do tại sao thì chavs đoán được

  5. Vâng,tôi cũng đồng ý với ông rằng chiến tranh có thể sẽ xảy ra vì kinh tế
    nhưbg bài này,nói xin lỗi là dở nhất trong những bài ông viết.
    Chỉ vì thiêt bị y tế do Tàu cộng sản xuất mà nhảy ngay vào kết luận là Mỹ
    bị Tàu cộng băt chẹt phải nhường Biển Đông cho chúng thì qủa là hời hợt
    và dễ dãi trong cách lý luận này !
    Sở dĩ thế giới ngày nay rơi vào khủng hoảng như thế này là do những chính
    trị gia lý tưởng một cách ảo tưởng với ý nghĩ cho là giúp Tàu cộng mạnh lên
    thì chúng sẽ đi vào con đường dân chủ hơn.Một ngộ nhận cực kỳ tai hại nay
    thực tế đã chứng minh.Chỉ vì bọn tư bản ham thị trường Tàu cộng với gần 1
    rỹ rưỡi người và nhân công giá rẽ nên mới ra nông nỗi này,ông ạ !

    • Hoàn toàn đồng ý.

      P/S: Khách Quan làm ơn chỉ bấm enter xuống dòng ở cuối câu thôi, còn ở giữa câu thì để cho máy tự định dạng.
      Với những người truy cập bằng các thiết bị nhỏ, phải nói là hơi ngứa mắt phần comment định dạng lởm chởm của Khách Quan.

      • Xin lỗi bác HoWanshit nhưng có lẽ nhờ vậy mà bác ghé
        mắt đọc comment của tôi chăng ?
        Thú thật,tôi không rành v/v này lắm nhưng vì comment
        của tôi thường hay nhảy hàng tầm bậy,vô trật tự nên tôi
        mong bác “thông cảm” !

Comments are closed.