Một gợi ý để nhân dân và cán bộ xích lại gần nhau hơn

Báo Sạch

3-1-2020

Có hai thứ quan trọng mà bất cứ cá nhân nào ở bất cứ xã hội nào cũng được pháp luật dân sự bảo vệ, đó là: Danh dự – nhân phẩm và Tài sản.

Việc bà Nguyễn Thị Thúy Hồng bị bêu tên lên bảng ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM vì “không đóng 3 triệu đồng làm đường” đã cho thấy những khía cạnh thuộc quyền con người, quyền công dân của bà Hồng đã có dấu hiệu bị xâm hại trực tiếp.

Thứ nhất, trên bảng nêu tên mà bà Hồng gọi là “hạ nhục” đã có đầy đủ thông tin về số nhà, họ tên là đã xâm hại đời tư của công dân này.

Thứ hai, nội dung bảng “Không đóng tiền làm đường” (của bà Hồng) giữa thanh thiên bạch nhật là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bà.

Theo Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 khoản 1 thì: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.

Tại khoản 2 của điều luật này thì bà Hồng có thể yêu cầu tòa án can thiệp để bảo vệ mình.

Bà Hồng cần mời Thừa phát lại xuống lập vi bằng về tấm bảng vô nhân tâm này để làm bằng chứng trước tòa.

Giả sử công chức phường 22 quận Bình Thạnh là người lập bảng này thì sẽ phải chịu xử lý kỷ luật theo Luật cán bộ công chức 2008. Khoản 2 Điều 8 luật này quy định với công chức như sau: “2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.”

Dù vậy, bất cứ ai là tác giả của bảng “hạ nhục” trên đều phải chịu trách nhiệm nếu bà Hồng khởi kiện bồi thưởng thiệt hại ngoài hợp đồng theo điều 592 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó Điều 592 quy định: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Vậy việc cần làm với bà Hồng bây giờ là lập vi bằng và tìm ra tác giả của tấm bảng. Mức bồi thường tối thiểu theo luật là 10 tháng lương cơ bản, tức 14 triệu đồng.

Khi đó bà Hồng dùng 3 triệu đồng đóng làm đường với bà con khu phố cho vẹn nghĩa tình. Số dư 11 triệu do thắng kiện tùy bà sử dụng. Bà có thể dùng số tiền dư ra này mời tập thể cán bộ phường 22 đi uống cafe hoặc ăn uống để thắt chặt tình cảm giữa cán bộ và nhân dân. Đấy cũng là một giải pháp không quá tệ.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Hãy tự cứu mình trước khi đảng cứu ( mà có bao giờ cứu đâu mà chờ)
    Sao không tự bảo nhau mà làm, cứ để mấy ông bà tổ khu phố làm thay, rồi la làng cũng có xong đâu. Hãy tỉnh táo đừng để các chi của đảng quậy tưng.

  2. Cộng Sản luôn luôn gắn liền với KHỦNG BỐ!

    Khủng bố, đấu tố dưới mọi hình thức,

    CS ỉa lên nhân phẩm và nhân quyền!

  3. Ở 1 nhà nước pháp quyền thì đúng là ai bị xúc phạm có quyền kiện và Tòa án trong những trường hợp phải giải quyết nhanh thì cũng xem xét xử nhanh theo yêu cầu xử lý khẩn cấp cho đương sự. Tôi không dễ ủng hộ suy nghĩ ở đây, khi cứ thấy mình đúng thì , vì nếu thế thì đơn giản quá! Và tôi càng không ủng hộ ý kiến chủ đạo của bài viết: „Số dư 11 triệu do thắng kiện tùy bà sử dụng. Bà có thể dùng số tiền dư ra này mời tập thể cán bộ phường 22 đi uống cafe hoặc ăn uống để thắt chặt tình cảm giữa cán bộ và nhân dân“, vì nếu là 1 khoản tiền đền bù cho thiệt hại danh dự thì chi phí cho „cafe hoặc ăn uống“ với BỊ ĐƠN là sai mục đích – chưa kể thông thường 2 bên đã „cạn tàu ráo máng“ với nhau, nghĩa là ngoài những lời lẽ, hành động nặng nề nhất thì nay sao lại dễ „thắt chặt tình cảm“ dễ thế nhỉ – điều mà trong gia đình cũng khó mà làm nổi, khi “Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”. Tôi còn chưa nói là khi bên chính quyền thua phải chịu đền bù thì thường gắn liền trách nhiệm người ra quyết định sai và bình thường sẽ còn chịu ảnh hưởng bất lợi về thăng tiến …, thì dù 1 bên có xuống thang thì xác xuất 2 bên đều xuống thang để rồi ngồi vui vẻ với nhau sau xung đột ghê gớm với tôi hầu như không có trong đời thường!

  4. Thêm hai yếu tố cần phải xét đối với hành vi của chính quyền địa phương:

    1) Tiền ở đâu ra, sử dụng chính đáng hay không, khi cho làm và gắn NHIỀU bảng bêu riếu dân như thế?

    2) Không gian công cộng, hay riêng tư (tường nhà người ta), có bị vi phạm vì những tấm bảng bêu riếu này hay không?

Comments are closed.