31-12-2019
Tượng và lư hương trước tượng Đức Thánh Trần tọa lạc tại công trường Mê Linh, bên bến Bạch Đằng từ năm 1967, đến nay đã hơn nửa thế kỷ… Từ lâu người dân thành phố và người dân cả nước tự hào về người anh hùng dân tộc đã ba lần đập tan quân xâm lược phương Bắc; cứ mỗi dịp xuân về, hay những ngày kỷ niệm vui, buồn của dân tộc, nhiều người dân và cựu chiến binh trong cả nước đến thắp hương tưởng nhớ công lao của Đức Thánh Trần và các anh hùng liệt sĩ có công đánh giặc giữ nước để thế hệ chúng ta có được ngày nay.
Đột nhiên ngày 17 tháng 2 năm 2019, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đem xe rác đến che chắn, gây xú uế, ồn ào trước tượng Thánh, gây mất tôn nghiêm, vô cùng thất lễ với tiền nhân. Hơn thế nữa, chính quyền bất ngờ dùng xe cẩu, cẩu chiếc lư hương đã yên vị trên năm mươi năm dưới chân đức Thánh Trần đi nơi khác.
Mục tiêu của việc làm bất bình thường này được hầu hết người dân xác định là: gây khó khăn trở ngại cho người dân đến thắp hương tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống giặc Tàu xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979!? Việc làm này không biết có phải theo ý Đảng không? Nhưng rõ ràng là không hợp lòng dân!
1. Lư hương trước tượng Đức Thánh Trần ở Công trường Mê Linh (quận 1, TPHCM) bị di dời, làm cho quang cảnh nơi đây trở nên chỏng chơ, không hài hòa, người dân đi ngang qua tượng Đức Thánh Trần trong lòng cảm thấy mất mát cái gì đó lớn lao và rất thiêng liêng.
2. Lâu nay, tất cả các tượng Đức Thánh Trần trên đất nước đều có lư hương thờ.
Lư hương đặt trước tượng để những người đến chiêm bái có thể thắp nhang – một nghi thức tưởng nhớ theo truyền thống dân tộc. Chính vì thế, việc di dời lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh (quận 1, TPHCM) đi nơi khác, cho dù nơi đó là một ngôi đền, đã trở thành một việc làm không thể nào hiểu nổi.
Đây là cách hành xử tuỳ tiện đối với một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất cho tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc, xúc phạm mạnh đời sống tâm linh của người dân.
3. Việc làm khó hiểu này còn được người dân diễn giải sâu xa hơn: Lãnh đạo thành phố HCM cảm thấy còn lư hương tại đây thì người dân còn đến tưởng niệm vị Thánh ba lần đánh thắng quân xâm lược phương Bắc, sẽ gây khó chịu cho “người bạn vàng phương Bắc”?
Trước thực trạng nói trên, chúng tôi, những tổ chức xã hội dân sự và cá nhân ký tên sau đây tuyên bố:
Theo truyền thống uống nước nhớ nguồn, trong dịp chào đón năm mới (sắp tới là năm 2020), và đón Tết Nguyên đán (sắp tới là năm Canh Tý), người dân cả nước luôn nhớ về cội nguồn, tụ tập trong trật tự trang nghiêm thắp hương tri ân Đức Thánh Trần và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu chiến đấu để bảo vệ từng mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là nét đẹp văn hóa, đã trở thành một biểu hiện của truyền thống yêu nước của người dân thành phố…
Vì lẽ đó, một lần nữa, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trả lại lư hương về vị trí đã yên vị hơn 50 năm qua trước tượng Đức Thánh Trần (công trường Mê Linh, Quận 1) để người dân đến thắp hương tưởng nhớ những vị công thần, liệt sĩ nhân dịp xuân về Tết đến năm 2020 và mãi mãi sau này.
Trân trọng kính chào
Ngày 31/12/2019
TỔ CHỨC
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi
CÁ NHÂN
- Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
- Nguyễn Thu Giang, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM
- Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
- Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, CLB Lê Hiếu Đằng
- Trần Bang, Kỹ sư, TP HCM
- Nguyễn Việt Hồng, Giảng viên đại học TP HCM
- Trần Minh Quốc, Nhà giáo, Cần Thơ
- Lê Phú Khải, Nhà văn, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
- Bùi Nghệ, Kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
- Hà Trọng Tấn, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
- Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, TP HCM
- Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội
- Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, TP HCM
- Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế, TP HCM
- Phạm Đình Trọng, Nhà văn, TP HCM
- Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, TPHCM
- Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ văn, TPHCM
Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tbdoiluhuong@gmail.com
Thi Sĩ: Bùi Chí Vinh
Chuyện không đơn giản là cái lư hương
Một cái lư hương bằng đồng thì ở đâu cũng có
Một cái lư hương dành để cắm nhang thì kiếm càng không khó
Nhưng một cái lư hương chứa sự bất khuất của cha ông thì không đúc lại được bao giờ
Trong cái lư hương của Đức Thánh Trần không chỉ có YẾU LƯỢC BINH THƠ
Không chỉ có HỊCH TƯỚNG SĨ máu tuôn trên đầu ngọn giáo
Máu chảy từ thời nhà Trần đến thời nhà Hậu Lê qua BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Mà có cả bóng dáng con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương rơi nước mắt lúc sa lầy
Đức Thánh Trần đã chỉ xuống dòng sông khi binh mã qua đây
Rằng không thắng giặc Nguyên Mông không trở về cố quốc
Cái lư hương dưới chân tượng đài của Ngài bần bật rung lên lời thề nguyền non nước
Rằng không thắng giặc Tàu Cộng hôm nay thì nhang khói chẳng ích gì
Chẳng ích gì thuở xả tắc lâm nguy
Bọn cõng rắn cắn gà nhà tưởng cẩu lư hương là yên lòng quân giặc
Bọn bán nước tay sai tưởng không cho dân Đại Việt thắp nhang là Đức Thánh Trần biến mất
Là Giao Chỉ lại ngàn năm nô lê giặc Tàu
Bể xanh rồi cũng hóa ruộng dâu
Nhưng tội ác ngàn sau còn bia miệng
Khôn hồn thì trả lại cái lư hương để cái tên Thiện Nhân còn lương thiện
Bằng không thì cả một lũ vong nô bị nguyền rủa đời đời…
Nguồn Mạng
Vĩ Tuyến 17 : Ngày và đêm lẫn Mai sau !
***************************************
https://www.youtube.com/watch?v=QUaiQ64Bp-E
Les accords de Genève 20 juillet 1954 : la fin de la guerre d ‘Indochine
Vĩ tuyến 17 đầy chiến lũy địa đạo chiến hào
Thâm hiểm chia cắt đến thế Hồ nghe Mao …
Ôi cầu Hiền Lương ! Ôi dòng sông Bến Hải !
Đại Hán gian manh chém bằng thương đao !
Đất Việt đau mãi mang tên Nỗi đau Nam-Bắc !
Nội chiến thứ Hai hai chiến tuyến áo bào !
Giữa mùa Thế giới trong Chiến tranh Lạnh
Tang tóc anh em nồi da xáo thịt binh đao
Quê Hương cách trở xé đôi đường vĩ tuyến
Bên bờ ni lo âu lo lắng bên nớ làm sao !
Vực sâu cách trở vẫn là Ý thức hệ
Bên Thế giới Tự do bên Cộng sản phong trào !
Việt Sử tình cờ ngẫu nhiên cùng Thế sử
Bỗng một ngày Thống nhất đoàn tụ lệ trào
Tưởng Bắc-Nam trong Hòa Bình xum họp
Ai ngờ đâu trại tù mọc như nấm độc dược cào !
Nhìn nước Đức thống nhất mà ao ước
Bức Tường Bá Linh sụp đổ dễ làm sao !
Bao dung rộng lượng triệu vết hằn hàn gắn
Nước Việt mình muốn như xứ Vệ theo Mao
Nước Tề muốn Nhân tâm Nhân tình lại ly tán
Bọn tay sai bán Nước thẳng tay thi hành nào !
Khiến ngày Thống nhất Trùng phùng thành đại nạn
Lệ đoàn viên chưa kịp hết Lệ chia ly ôi chao ! .. ..
Ôi Ngày và đêm lẫn Mai sau ! Vĩ Tuyến 17 !
Cơn lốc Việt Sử cơn gió bụi lại thổi tung vào .. ..
Unisys – Genève, tháng Bảy 1990 – tháng Bảy 1954
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
ghé ngang qua Trung tâm Hội nghị …