20-11-2019
Đi thăm tuyến metro Bến thành – Suối tiên, vui nhiều mà buồn cũng nhiều. Khởi động năm 2007, dự kiến khai thác 2018, nay lùi đến 2021. Một trong các nguyên nhân ngưng trệ là tiền bạc, Thành phố nợ các bên thi công đầm đìa. Buồn cho một Sài Gòn thu ngân sách 400.000 tỉ đồng/năm – gần 1/3 ngân sách cả nước.
Hiện nay, tỷ lệ ngân sách thành phố được giữ lại chỉ 18% . TP Hồ Chí Minh mười mấy năm qua, càng thu nhiều, càng đông dân, tỷ lệ được giữ lại càng ít: từ 33% giảm xuống 29%, 26%, 23% rồi nay chỉ còn 18%. Thu được 100 đồng thì nộp về Trung ương 82 đồng, vỏn vẹn còn 18 đồng lo các việc của thành phố, lo cho 10 triệu con người.
Có thể nói, tỷ lệ điều tiết khắc nghiệt này, suốt mấy chục năm qua là một trong những nguyên nhân chính khiến TP Hồ Chí Minh chậm phát triển, nhiều mặt – vật chất và tinh thần tụt hậu, sa sút, nhếch nhác, quá tải: Kẹt xe, ngập nước, bệnh viện, trường học, cơ sở văn hóa, ô nhiễm môi trường, công viên, cây xanh… làm cuộc sống ngột ngạt, căng thẳng nói chi đến mơ ước về một thành phố văn minh, hiện đại tầm cỡ trong khu vực như bao Nghị quyết Đảng đã đề ra.
Chúng ta hiểu và biết việc điều tiết ngân sách về Trung ương là chuyện bình thường và cần thiết để chia sẻ công việc chung cả nước, chia sẻ khó khăn của các tỉnh còn nghèo khó khắp Bắc Trung Nam, nhưng tỷ lệ 18% để lại là quá thấp. Trung ương cũng nên xem xét, tạo điều kiện, đừng quá vắt kiệt, để người dân thành phố có thể có được cuộc sống tạm tươm tất, bớt đi những khổ ải thường nhật, để có sức khỏe, có niềm vui để sống, để làm việc, để tạo nhiều của cải hơn, góp nhiều hơn, góp bền lâu vào cái chung của quê hương đất nước.
Mọi chủ trương nên phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên , quy luật phát triển kinh tế – xã hội, quy luật phát triển đại đô thị, quy luật quản trị công, quy luật phát triển sinh học – sinh thái học, quy luật phát triển tâm – sinh lý con người và cả đạo lý.
Tôi – cử tri Đặng Văn Khoa, viết bài nơi đây để phản đối tỷ lệ quá khắc nghiệt này vì tới đây, Trung ương, Quốc hội sẽ quyết tỷ lệ điều tiết mới từ 2020, giữ nguyên 18%, tăng lên hay giảm nữa? Kính mong lãnh đạo, các đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố có nghiên cứu sâu và lên tiếng mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn. Mong mọi người cùng chia sẻ, lên tiếng và có những phản biện khoa học, phản biện xã hội về điều không hợp tình hợp lý này!
Tái bút:
– Hà Nội đã có 9 tuyến cao tốc, dài 700km, kết nối các tỉnh. Sài gòn và cả đồng bằng sông Cửu Long, cả miền Đông Nam bộ chỉ có 2 tuyến cao tốc , dài 100km.
– Các tỉnh còn khó khăn đang phải nhận hỗ trợ ngân sách nên quản lý việc chi tiêu công chặt chẽ, hiệu quả hơn.
– Sài gòn hiện chỉ có khoảng 2km đường/km2 đất. Với tốc độ đầu tư này, thì 200 năm nữa thành phố mới đạt chuẩn về đường xá 10 – 13 km/km2.
– Không một thành phố lớn nào trên toàn thế giới có tỷ lệ để lại thấp như vậy, thấp nhất cũng 30%.
– Nhiều lãnh đạo thành phố: Bí thư, Chủ tịch…đã chính thức lên tiếng về tỷ lệ để lại quá thấp này nhưng chưa có kết quả. Tựa bài này là Khoa viết theo ý phát biểu của một vị lãnh đạo thành phố.
“Sài Gòn thu ngân sách 400.000 tỉ đồng/năm – gần 1/3 ngân sách cả nước”. “TP Hồ Chí Minh mười mấy năm qua, càng thu nhiều, càng đông dân, tỷ lệ được giữ lại càng ít: từ 33% giảm xuống 29%, 26%, 23% rồi nay chỉ còn 18%. Thu được 100 đồng thì nộp về Trung ương 82 đồng, vỏn vẹn còn 18 đồng lo các việc của thành phố, lo cho 10 triệu con người”.
-Nếu xem đất Việt như 01 nhà có 63 ông bí thư, chủ tịch tỉnh thành như là 63 anh em thì A cả TP.HCM có thu nhập cao phải chia sẻ lại 01 phần thu nhập cho các tỉnh thành em có thu nhập thấp là đúng, nhưng ko có nghĩa là A cả TP.HCM phải có nghĩa vụ bao cấp năm này qua năm khác. Việc bao cấp nhiều năm dẫn đến các ông bí thư, chủ tịch tỉnh mang tâm lý ỷ lại, nhiệm kỳ nào lên trong đầu cũng chỉ nghĩ đến xin ngân sách. Lãnh đạo ko có ý chí đưa nền kinh tế địa phương phát triển vươn lên để tự chủ dc ngân sách thì ng dân trong tỉnh phải bỏ làng xóm vào TP.HCM lập nghiệp là điều ko tránh khỏi. Dân bỏ đi, ng tài ko có, tỉnh còn lại ai để đưa nền kinh tế địa phương đi lên đây? Đây cũng là hệ quả của việc lựa chọn nhân sự lãnh đạo theo tiêu chí đầu tiên là “hồng hơn chuyên”.
Phải nộp 82%, chỉ được giữ 18%, thế mà Nguyễn Thiện Nhân chẳng thấy băn khoăn gì về đời sống mọi mặt của người dân SG, y chỉ chăm chắm lo lấy lòng Tổng – Chủ NPT và Bộ CT bằng lời hứa không để SG xảy ra biểu tình.
Ôm được nhiều tiền nên mB cứ tha hồ mà mở đường cao tốc nhé, còn mN thì đường sá cứ vá chằng vá đụp như cái váy của chị Dậu vậy, tha hồ hít bụi và đau xương sống ( như bài của Nguyễn Thông hôm 25/11 ). Chỉ một bài phản ảnh nhỏ về sự mất cân đối khi đầu tư về giao thông giữa hai miền cũng bắt người ta bỏ tù vì cho rằng tuyên truyền bất lợi cho chế độ.
Nghĩa là cứ câm họng lại thì sẽ là công dân tốt.
trí thức Hà Nội sĩ phu Bắc hà dâu cả rồi?
Những Thanh Vân, Nguyên Bình, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Tương lai, khắc mai, Chu Hảo, Văn Trang “kiên cường” đâu cả gồi, những “người Tràng an” đâu cả rồi?
Hoá ra, bao nhiêu chục năm qua, nhũng “trí thức của dán tộc”, nhũng “người tràng an” này nọ”, thơm được tý nào, mặt mũi sáng sủa được tý nào, lớn lên được tý nào, tự lực tự cường được tý nào
đều là do cấu đít dân Sài Gòn mà ăn, mà nên thân nguòi, đều là do trung cộng giúp miền Bắc “Giải phóng miền Nam” mà có
Không biết nhục à, hả trí thức Hà Nội & sĩ phu Bắc hà?
Nhân sĩ trí thức hà lội sống dư giả nhờ có đủ danh hàm học vị tòng teng rồi. Có kẻ sinh ra chỉ nói, chỉ viết , chỉ biết được tung hô, mâm nào cũng ngồi chồm hổm.
Cố gắng theo đảng thì cũng đc như thế, NÓI LEO NHÉ