Thư gửi anh Hà Sĩ Phu

Hoàng Hưng

8-8-2019

TS Hà Sĩ Phu (trái) và nhà văn Hoàng Hưng. Nguồn: Tác giả gửi tới TD

Hoan nghênh bài viết thiện ý của anh Hà Sĩ Phu. Nhưng trong bài viết của anh có mấy điểm quan trọng rất không chuẩn, tôi xin phép thẳng thắn nêu lên để anh xem xét:

1. “Thoát Trung về văn hoá”: đây là đề tài thảo luận mà Văn Việt mở ra sau khi ở Hà Nội đã có cuộc hội thảo “Thoát Trung về kinh tế”, tức là tiếp tục bàn về một khía cạnh của đường lối “thoát Trung toàn diện” của đất nước. Ai chẳng biết cuối cùng điều phải đến sẽ là “thoát Trung về chính trị”. Trong 19 bài tham gia thảo luận, nói khá rõ liên quan giữa hai ý “văn hoá” và “chính trị”. Chỉ cần dẫn lời tường thuật khách quan của một trí thức (TS Nguyễn Xuân Diện) về buổi thuyết trình công khai ở Trụ sở Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật là đủ thấy ý tưởng của cuộc thảo luận:

Ý nghĩa của vấn đề “Thoát Trung về Văn hoá”: Với quan niệm Văn hoá theo nghĩa rộng, bao gồm ý thức tư tưởng, niềm tin, lối sống… “Thoát Trung về Văn hoá” là sự bảo đảm nền tảng lâu bền về tinh thần cho việc thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị, kinh tế với Trung Quốc đã kéo dài quá lâu đem đến nguy cơ mất chủ quyền, cũng là nền tảng xây dựng một xã hội hiện đại, phát triển bền vững, một quốc gia giàu mạnh. Thoát Trung về Văn hoá là thoát cái gì: thoát những mặt tiêu cực của thứ văn hoá mà giới cai trị Trung Quốc (phong kiến xưa và chủ nghĩa Mao ngày nay) áp đặt cho xã hội nước họ và ảnh hưởng nặng nề đến xã hội các nuớc phụ thuộc. Trong ý nghĩa ấy, “thoát Trung” cũng là “tự thoát”.

2. Ai nói nhà văn “không liên quan chính trị”, “không làm chính trị”? Ai mà ấu trĩ đến mức ấy nhỉ? Nên nói đúng: Văn Việt không phải tổ chức đấu tranh chính trị. Hai cái khác nhau quá xá! “Không làm chính trị” mà lập ra tổ chức tuyên bố “độc lập”, không chịu sự lãnh đạo của ĐCS? “Không làm chính trị” mà khởi xướng cả đống tuyên bố, kiến nghị đấu tranh với ĐCS, nhà nước? “Không làm chính trị” mà đăng cả đống tác phẩm phê phán ĐCS, xã hội thối nát (trong đó có cả bài thơ Nguyễn Duy mà anh dẫn…), lên án Tàu Cộng. “Không làm chính trị” mà khởi xướng biết bao nhiêu tuyên bố, kiến nghị, những cuộc “biểu tình trên mạng” thu hút hằng ngàn chữ ký? Thật sự khó hiểu ý anh HSP???

3. “Văn đoàn có chỗ cho cả Hoàng Hưng và Lê Phú Khải, Phan Đắc Lữ”? Ý anh là thế nào? Anh cho HH là người tiêu biểu đối lập với LPH, PĐL về quan điểm, và chi phối chủ trương Thơ của Văn Việt theo đường lối “vị nghệ thuật”? Anh đã đọc bài anh Nguyên Ngọc chưa? Quan điểm văn học của Văn Việt là “xây dựng một nền văn học tự do, nhân bản,… khuyến khích cách tân, sáng tạo” đã công bố ngay từ lúc thành lập.

Và xin khẳng định một lần cuối cùng cho rõ: theo phân công của BBT Văn Việt, HH không hề có trách nhiệm về Thơ, cũng chưa bao giờ tham gia Ban xét Giải Thơ. 4 kỳ xét Giải, quan điểm của 4 Ban xét Giải đều rất nhất trí, bao gồm vài chục nhà thơ có tên tuổi trong/ ngoài nước: Ý Nhi, Bùi Chát, Thanh Thảo, Thi Hoàng, Hoàng Vũ Thuật, Giáng Vân, Lê Hoài Nguyên, Vũ Thành Sơn, Bửu Nam Trần Hoàng Phố, Nguyễn Đức Tùng, Thường Quán, Chân Phương, Nguyễn Hàn Chung…

4. Anh em BBT Văn Việt nhiều lần khẳng định: không chấp nhận LPK không phải vì quan điểm, mà vì “tư cách con người”: Không thể hình dung 1 thành viên sáng lập Văn đoàn mà khi có ý kiến phản đối giải Thơ, chưa hề 1 lần trao đổi trong nội bộ, đã tung 1 loạt lời chửi bới Văn đoàn của mình lên FB (hùa theo TMH). Bản thân tôi dã gửi 2 thư riêng cho LPK với tư cách bạn chí thiết lâu năm để khuyên giải. Hoàng Dũng thay mặt BBT đến trao đổi riêng, nhưng trong cuộc gặp mặt sau đó ở CLB Lê Hiếu Đằng, và Sỏi Đá, LPK chủ động tấn công Văn đoàn công khai, bị mọi người phản ứng. Nên không thể nói việc “phân ly” là do quan điểm. Anh Phan Đắc Lữ chung quan điểm LPK, có ai nói gì không? Và cuối cùng, LPK tự mình tung bài Từ biệt Văn đoàn lên FB vẫn với lời lẽ ngông ngược, tức là từ đầu đến cuối là “đơn phương”, còn Văn Việt chưa có ý kiến gì hết.

5. Riêng 1 điều rất khó hiểu: Quan hệ riêng của tôi với LPK, cho đến khi LPK chửi Giải Thơ trên FB TMH, vẫn rất thân thiết, tốt lành. Chúng tôi luôn sát cánh với nhau về các quan điểm và hoạt động chính trị, cũng như trong đời sống. Tôi thật sự không hiểu, tại sao chỉ sau khi tôi rời SG (ra HN dự mừng thọ 4 nhà văn rồi đi Mỹ) mà bất ngờ có chuỵện xảy ra. Tôi thật sự rất buồn, và tin chắc có bàn tay chia rẽ thâm độc. Tiếc rằng ở xa, không biết làm sao!!!

Tóm lại, với ý tốt, nhưng có nhiều điều không chuẩn xác, tôi e rằng bài của anh HSP nếu không sửa lại, sẽ làm người ta hiểu sai thêm, rất bất lợi cho Văn Việt.

Xin anh HSP và quý bạn xem xét.

Bài viết của nhà thơ Hoàng Hưng gửi tới Tiếng Dân, nhờ công bố

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Nhà thơ Hoàng Hưng cho thấy Văn đoàn Độc lập Việt Nam ôm đồm nhiều hoạt động xã hội dân sự. Nếu vậy, tại sao Văn đoàn không cố gắng duy trì thế đứng như một tổ chức XHDS đại diện cho những khuynh hướng sẵn có của các thành viên, thay vì thúc đẩy khuynh hướng văn thơ cấp tiến khiến một số thành viên dị ứng? Thay vì chỉ một giải thưởng thơ cách tân, tại sao không mở thêm giải thưởng thơ truyền thống và giải thưởng thơ dấn thân?

  2. Chưa bao giờ biết mấy vị là ai, văn việt là cái chi chi. Hết văn viết đến minh triết, rặt bọn dở hơi LÚ LẪN HƠN TỔNG LÚ. XÉT RA CŨNG CHỈ LÀ ĐÁM XÔI THỊT DẺO MỎ.

  3. Đảng đã vứt bao nhiêu tấn thỉnh cầu, góp ý, kiến nghị, tuyên bố… các kiểu vào sọt rác rồi nhỉ.

  4. cặp phạm trù acrimonious vs amicable divorce:

    ở đời có hợp thì cũng có tan, có hợp hôn thì cũng có ly hôn, đây cũng là lẽ thường tình. Nhưng ở nước ta phạm trù amicable divorce, no-fault divorce thì chưa được phổ biến lắm; ngược lại, phạm trù acrimonious divorce thì được thực hiện rất phổ thông, cho dù người trong cuộc có nhận ra hay không.

    Amicable divorce, no-fault divorce:

    No-fault divorce chưa được phổ biến lắm, nhưng không phải là không thấy có ở nước ta. Khoảng thế kỷ 8-7 TCN, theo dã sử, Lạc Long Quân và bà Âu cơ đã thực hiện “amicable, no-fault divorce”, mà lời qua, tiếng lại khá nhẹ nhàng:

    https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c_Long_Qu%C3%A2n

    trích dẫn:
    >>> Về tới biên giới, Hoàng Đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: “Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này”. Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: “Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình”. Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia ra. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên”.

    “acrimonious union”

    Acrimonious divorce thì dễ thấy hơn, rất phổ biến, khỏi phải bàn. Nhưng tui muốn giới thiệu một phạm trù khác, đó là “acrimonious marriage”, “acrimonious unification”, “acrimonious union”.

    Thằng cha Ha Dang này lú lẫn rồi, ai lại muốn “acrimonious union” ? Theo tui thì nếu cứ cố gắng giữ Lê Phú Khải trong cái khuôn khổ, tổ chức của Văn Việt thì đó là một thí dụ của “acrimonious union” !

    Một thí dụ có thật, nổi tiếng khác đó là trường hợp của cậu Bắc, cô Nam ở nước ta. Cậu Bắc, tính khí hung bạo, muốn làm cách mạng kiểu bạo loạn, thích cướp chính quyền, đạt ước muốn bằng bạo lực, ngỏ ý muốn lấy cô Nam. Cô Nam thì tính khí hiền hoà, lại theo kiểu có lễ nghĩa, có tôn ti trật tự, tự kiềm chế, nên từ chối phăng, nhất mực không chịu lấy cậu Bắc amicably.

    Cậu Bắc bèn kết bè kết đảng với những tay đầu trâu mặt ngựa quốc tế khác, chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện, dùng bạo lực để chiếm đoạt, cuỡng bức, ép duyên, cưỡng duyên cô Nam đến thành công. Sau này ông bố cậu Bắc tuyên bố: “Ta ép duyên con Nam là cho Liên Xô, cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta”, chẳng biết cô Nam kiếp trước có nợ nần gì mà kiếp này lại bị đoạ đầy cho bọn trâu ngựa quốc tế như thế này.

    Họ hàng nhà cậu Bắc, có người tỉnh táo nhận ra, nhưng cũng có người vô thức cho rằng “acrimonious union” là không sao: cứu cánh biện minh cho phương tiện.

    Vô duyên:
    thằng cha Ha Dang này thật là vô duyên, làm ruộng không lo làm ruộng, khi khổng khi không bàn trèo, bàn leo vào chuyện divorce của các nhà văn, nhà thơ ? Có lẽ tui vô duyên thiệt, nhưng phạm trù “amicable divorce, no-fault divorce” cũng là một điều tốt mà người Việt có thể học hỏi từ bọn phương Tây.

Comments are closed.