Bản tin ngày 6-6-2019

Tin Biển Đông

Quảng Nam coi lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị, RFA đưa tin. Vụ Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá từ 12 giờ ngày 1/5/2019 đến 12 giờ ngày 16/8/2019 trênở Biển Đông, Ông Ngô Tấn, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam khẳng định, thông báo ngừng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là không giá trị.

Ông Tấn cũng yêu cầu cơ quan chức năng nhắc nhở ngư dân thường xuyên cảnh giác đối với các “tàu lạ” và cung cấp thông tin về các vi phạm của tàu nước ngoài trên vùng biển Việt Nam cho cơ quan chức năng.

Báo Một Thế Giới đưa tin: Philippines ủng hộ ‘bất cứ hành động nào của Mỹ ở Biển Đông’ nhằm duy trì ổn định. Người phát ngôn Salvador Panelo của Tổng thống Philippines phát biểu, “nước này ủng hộ bất cứ hành động nào của Mỹ tại Biển Đông giúp duy trì ổn định khu vực trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa vùng biển một cách phi pháp”.

Khi được hỏi liệu Philippines có muốn người Mỹ “làm tới nơi tới chốn” hay không, ông Panelo trả lời: “Lập trường Philippines là mọi quốc gia có quyền sử dụng vùng biển lẫn vùng trời Biển Đông. Và hòa bình cùng sự yên tĩnh. Do đó, bất kỳ thứ gì đem lại bầu không khí như vậy chúng tôi đều ủng hộ. Nếu sự hiện diện của Mỹ làm được thì sẽ rất tốt cho các bên liên quan tranh chấp”.

Mời đọc thêm: Úc và Nhật ủng hộ Mỹ trong vấn đề tự do hàng hải ở Biển ĐôngLiệu Việt Nam có tiếp tục chính sách “3 không”? (RFA). – Pháp lên kế hoạch ‘trói chân’ Trung Quốc ở Biển Đông (ĐV). – Pháp muốn ‘châu Âu hóa’ Biển Đông (TT). – Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ủng hộ ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc (MTG/ Soha).

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn

Sáng 5/6, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà lần đầu tiên lên sân khấu nghị trường, trả lời câu hỏi của đại biểu muốn trực tiếp thanh tra việc lạm dụng quỹ bảo trì chung cư, theo Petro Times. Về vấn nạn chiếm dụng phần sử dụng chung tại các chung cư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định: “Qua thanh tra, chưa phát hiện trường hợp lạm dụng tín nhiệm quỹ bảo trì chung cư”.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: Báo NLĐ

ĐBQH Nguyễn Mai Bộ phản bác luận điểm này: “Việc thanh tra Bộ Xây dựng không phát hiện ra chứng tỏ hoặc là năng lực pháp luật thanh tra yếu hoặc là không làm hết trách nhiệm. Nếu thanh tra xây dựng không phát hiện được thì cần ít nhất 3 đại biểu hôm qua đã phát biểu về vấn đề này vào thanh tra, chúng tôi sẽ chỉ ra cho”.

Báo Tiền Phong dẫn lời ĐBQH Tô Thị Bích Châu đặt câu hỏi: Chủ đầu tư chiếm hàng chục tỷ đồng quỹ bảo trì, sao không xử lý hình sự? Cùng quan điểm với ông Nguyễn Mai Bộ, ĐBQH Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch UBMTTQ TP HCM khẳng định, vấn nạn chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư thực tế là có và số tiền chiếm dụng lên tới hàng trăm tỷ chứ không phải chục tỷ:

“Nếu không làm rõ sẽ ảnh hưởng tới uy tín, mất niềm tin của dư luận, người dân… Việc sửa Thông tư 02 về quản lý nhà chung cư trong năm 2019 phải đưa ra quy định điều chỉnh, khắc phục lỗi này”.

Trang Khỏe 365 đặt câu hỏi về vụ hành hung vừa xảy ra ở quận Thanh Xuân (Hà Nội): Ai “chống lưng” cho con đồ gây rối trật tự tại khu chung cư N3B? Bài báo cho biết, một nhóm gần 20 người đã “hùng hổ” kéo đến Tòa nhà N3B, của Khu đô thị Trung Hòa “đánh đuổi bảo vệ ra khỏi phòng rồi tự ý khóa trái cửa, mặc dù toàn bộ tài sản của tổ bảo vệ vần còn đang ở trong phòng… Đó là sự việc vừa xảy ra trên địa bàn phường Nhân Chính từ sáng ngày 31/5/2019 đến nay vẫn chưa được giải quyết”.

Người dân khu vực này rất bất bình vì vụ việc “gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, nhưng trong tình trạng khẩn cấp cần sự giúp đỡ thì họ không thể nào liên lại được với lãnh đạo UBND phường Nhân Chính?” Theo bài viết, khi vụ này xảy ra, có một số cán bộ công an quan sát hiện trường nhưng không can thiệp, để mặc người dân tự đối phó với côn đồ.

Báo Dân Việt đặt câu hỏi về hàng loạt vi phạm “khủng” tại KĐT Vân Canh, vì sao không thể xử lý? Khu đô thị này ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội với tổng diện tích là 68,421 ha, được khởi công vào năm 2008 và đưa vào sử dụng từ năm 2010. Tuy nhiên, “sau gần 10 năm, đa phần KĐT mới Vân Canh bị bỏ hoang và đầy rẫy các công trình vi phạm trật tự xây dựng”.

Ông Nguyễn Viết Khánh, chủ tịch UBND xã Vân Canh thừa nhận và giải thích: “Xã có biết các sai phạm xây dựng tại khu đô thị và phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên, hiện nay xã đang bận nhiều việc nên chưa giải quyết được”.

Mời đọc thêm: ‘Dân chiếm 5 triệu bị xử hình sự, chủ đầu tư chiếm 10 tỉ không xử lý’ (TN). – Dân phản đối chủ đầu tư Ciputra xin sửa quy hoạch, xây chung cư, khách sạn (TTTĐ). – Cư dân ‘tố’ nhiều ô đất trong Ciputra điều chỉnh ‘chui’? (TP/CafeF). – Hà Nội: Vì sao hàng trăm cư dân KĐT Ngoại giao đoàn phản đối CĐT Hancorp? (TG). – Tá hỏa khi rót hàng tỷ đồng mới biết Paradise City là dự án “ma” (PL Plus). – Chùm ảnh: Chung cư cao tầng “bóp ngạt” thành phố Hà Nội (NĐT). – Phó Thủ tướng: ‘Sẽ thanh tra các quy hoạch đô thị bị điều chỉnh’ (TP).

Tin nhân quyền

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh sẽ ra tòa hôm nay. Ngày 30/8/2018, ông Ánh bị công an tỉnh Bến Tre bắt giữ, với lý do “sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để công khai viết bài, chia sẻ nhiều bài viết, video clip, nhận live stream phát trực tiếp của nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước, có nội dung tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là kêu gọi, kích động, xúi giục người dân biểu tình, phá hoại trong tháng 6-2018 vừa qua và lễ 2-9 sắp tới”.

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh sẽ bị đưa ra xét xử hôm nay. Nguồn: FB nhân vật

VOA có bài: Nguyễn Ngọc Ánh đối mặt với phiên tòa ‘dàn dựng’: HRW. Trả lời phỏng vấn đêm 5/6 ở Bangkok, PGĐ Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, ông Phil Robertson nói, “chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Trump, đặt nặng các lợi ích thương mại và ‘nước Mỹ trên hết’ đã tác động tệ hại tới tình trạng nhân quyền Việt Nam. Human Rights Watch gọi vụ xét xử ông Nguyễn Ngọc Ánh là một vụ án được dàn dựng, và kêu gọi Việt Nam hãy trả tự do lập tức cho ông”.

Trong thông cáo công bố đêm 4/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền viết: “Trong cuộc đàn áp các tiếng nói phê phán của chính quyền Việt Nam, Nguyễn Ngọc Ánh đã trở thành mục tiêu bị nhắm tới, ông đang đối mặt với một phiên tòa dàn dựng và bản án tù dài ngày, nhằm đe dọa những người khác dám lên tiếng chất vấn chính quyền”.

Mời đọc thêm: Theo dõi Nhân quyền Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho facebooker Nguyễn Ngọc Ánh (RFA). – Cần có công đoàn độc lập hay chỉ công đoàn nhà nước là đủ?Vợ thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh: “Thỉnh cầu các tổ chức, các cộng đoàn giúp đỡ, minh oan cho chồng tôi.” (VNTB).

“Đúng quy trình”

Chuyện “đúng quy trình”: Giám đốc BV Nhiệt đới T.Ư bổ nhiệm cán bộ ‘thần tốc’ trước khi nghỉ hưu, theo báo Một Thế Giới. Ông Nguyễn Văn Kính, GĐ BV Nhiệt đới TƯ từng “dính” vào hàng loạt vướng mắc trong công tác điều hành, dẫn tới đơn vị này bị thanh tra kéo dài gần 5 tháng qua mà chưa có kết luận cuối cùng. Ông này vừa bổ nhiệm nhân sự phụ trách phòng kế toán tài chính, “quyết định này được ông Kính ký ngay sau khi nhận thông báo nghỉ hưu”.

Thêm chuyện “đúng quy trình” ở Đắk Nông: Bị tố cáo dùng bằng giả, chủ tịch xã được giao… tự đi xác minh, theo trang Doanh Nghiệp VN. Huyện ủy Cư Jút, Đắk Nông xác nhận, cơ quan này đã quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Phan Văn Công, Chủ tịch UBND xã Ea Pô, vì có liên quan đến việc sử dụng bằng cấp không hợp pháp

Ngoài ra, ông Nguyễn Kim Đức, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Cư Jút, cũng bị kỷ luật khiển trách vì: “Ông Nguyễn Kim Đức chỉ đạo giao cho ông Phan Văn Công (là người đang bị tố cáo sử dụng văn bằng không hợp pháp) tự mang đi xác minh”.

Chuyện ở Nghệ An: “Xẻ thịt” khu tái định cư thủy điện bán cho cán bộ huyện, theo báo Dân Việt. Năm 2010, dự án khu tái định cư Vườn Xoài, huyện Tương Dương, Nghệ An, được phê duyệt quy hoạch với diện tích hơn 2ha, nhằm bố trí tái định cư cho gần 60 hộ dân bị ảnh hưởng khi xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố.  Năm 2013, UBND thị trấn Hòa Bình bàn giao mặt bằng, chủ đầu tư dự án tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, hiện khu tái định cư này “chỉ có 18/58 hộ dân thuộc diện tái định cư vào sinh sống; các lô đất còn lại được UBND huyện Tương Dương, UBND thị trấn Hòa Bình định giá cho bán cho cán bộ, lãnh đạo, chuyên viên từ thị trấn đến huyện”.

Mời đọc thêm: Vụ “Đất của dân, cấp ‘bìa đỏ’ cho cán bộ”: Huyện sẽ hủy ‘bìa đỏ cấp nhầm’ (TP). – Nhập lậu 91 xe BMW, hải quan không phát hiện giấy tờ giả (Thanh Tra). – Đừng để là “tấm gương tày liếp”… (GDTĐ). – Khi cán bộ ‘ngồi nhầm chỗ’ (VNE).

Bình Định: Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tìm cách quịt nợ

Phó giám đốc Sở bị tố nợ nần liên tục xin nghỉ phép đi chữa bệnh, VietNamNet đưa tin. Ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định thừa nhận, chuyện ông Trương Hải Ân, Phó GĐ Sở này liên tục xin nghỉ phép để đi chữa bệnh trong thời gian bị tố nợ nần: “Khi nhận thông tin phản ánh tố cáo ông Ân nợ hàng tỉ đồng và đề nghị Giám đốc Sở can thiệp, tuy nhiên nhiều tháng nay bản thân không gặp được ông Ân”.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Bị ‘tố’ nợ tiền tỷ, Phó giám đốc Sở ở Bình Định có thực sự đi chữa bệnh? Ông Nguyễn Mỹ Quang cho biết: “Về việc ông Ân xin nghỉ phép đi chữa bệnh, trước đó, Sở cũng có điện vào bệnh viện Thống Nhất ở TP HCM nơi ông Ân nói đến chữa bệnh, tuy nhiên bệnh viện này cho biết, ông Ân có tới khám nhưng không chữa trị ở đây. Ông Ân cũng nói điều trị bên Đại học Y Dược nhưng hiện tại Sở chưa xác minh được”.

Báo Người Lao Động dẫn lời một chủ nợ trong vụ phó giám đốc sở bị tố nợ nần: Ông Trương Hải Ân đã lên kế hoạch lừa tôi! Chiều 5/6, ông Đặng Văn N, ở TP Quy Nhơn cho biết ông đã gửi đơn đến Công an tỉnh Bình Định để tố cáo ông Trương Hải Ân về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đơn, ông N trình bày, tháng 10/2018, ông bán cho vợ chồng ông Trương Hải Ân một căn nhà với giá 6,5 tỉ đồng. Sau khi thỏa thuận xong, ông Ân trả trước 1 tỉ đồng, số tiền 5,5 tỉ đồng còn lại hẹn ngay sau khi sang tên căn nhà, thế chấp vay được tiền ngân hàng sẽ trả: “Thế nhưng sau khi nhận được tiền vay ngân hàng từ chính căn nhà ấy, ông Ân chỉ trả cho tôi đợt 2 thêm 4 tỉ, còn nợ lại 1,5 tỉ”.

Mời đọc thêm: Truy tìm phó giám đốc sở nợ tiền tỷKiểm tra, xác minh vụ phó giám đốc sở nợ tiền tỷ xin nghỉ chữa bệnh (SGGP). – Làm rõ việc “đi trị bệnh” của Phó GĐ LĐ-TB&XH Bình Định bị tố nợ (LĐ). – Bị tố nợ hàng chục tỷ trong thời gian xin nghỉ ốm, phó giám đốc sở nói gì? (GT). – Phó giám đốc sở xuất hiện tại cuộc họp giải thích chuyện bị tố nợ nần (DV). – Nhà mẹ Phó giám đốc Sở ở Bình Định luôn có người ‘trực’ đòi nợ (VNN).

Gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La

VKSND tỉnh Hà Giang vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 2 cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo liên quan gian lận thi cử ở Hà Giang, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Có 5 nghi can bị truy tố trong vụ gian lận điểm thi tại tỉnh này, trong đó, có 2 bị can chính đều là cựu PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, ông  Phạm Văn Khuông và bà Triệu Thị Chính.

Bị can Triệu Thị Chính đã cố tình vi phạm quy chế thi, đưa danh sách 13 thí sinh nhờ bị can Nguyễn Thanh Hoài (cựu Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục) nâng sửa điểm cho các thí sinh này.

Viet Times có bài: “Sững sờ” phát hiện một thí sinh được nâng “khủng” tới 29,95 điểm. Trong số 107 thí sinh được nâng điểm ở tỉnh Hà Giang, thí sinh số báo danh 05000592 đã được nâng tới 29,95 điểm. Theo dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh này, thí sinh có số báo danh nói trên có điểm thi Toán, Ngoại ngữ, Hóa học và Vật lý được công bố lần đầu lần lượt là 8,6 – 9,6 – 9,5 – 9,5 (đạt vị trí thứ 75 trong các thí sinh cao điểm nhất tại Hà Giang), nhưng thực ra tổng điểm 4 môn của thí sinh này chỉ có 7,25 điểm.

Vụ gian lận điểm thi: PGĐ Sở GDĐT Hà Giang nâng 13,3 điểm cho con trai, theo báo Lao Động. Cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Giang xác định, bị can Phạm Văn Khuông đã nhờ bị can Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho con trai mình, là thí sinh có số báo danh 05000284, thêm 13,3 điểm.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về gian lận điểm thi ở Sơn La: Chủ mưu can thiệp nâng điểm môn Ngữ văn cho thí sinh là ai? Cơ quan điều tra cho biết, bị can Lò Văn Huynh – Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La thừa nhận đã chỉ đạo và thống nhất với tổ chấm tự luận nâng sửa điểm cho hàng loạt thí sinh ở môn Ngữ văn.

Theo đó, vào ngày 3//72018, bị can Huynh đưa bị can Nguyễn Thanh Nhàn (Phó phòng Khảo thí) danh sách một số thí sinh để nhờ Nhàn tìm khóa phách. Bị can Nhàn đồng ý và còn bổ sung thêm 4 thí sinh do mình nhận giúp nâng điểm. Tối cùng ngày, sau khi có kết quả tìm khóa phách, bị can Nhàn chuyển lại cho bị can Huynh.

Báo Đất Việt bàn về vụ sửa điểm thi ở Sơn La: Những sự tình cờ khó hiểu. “Sự tình cờ” ở đây là sự trùng hợp về lời khai của các thí sinh được nâng sửa điểm với các cán bộ ngành giáo dục tỉnh Sơn La (trong đó có không ít người thân của các thí sinh này). Theo bình luận của một số độc giả, chính “sự tình cờ” đó cho thấy sự thông đồng giữa các thí sinh và người thân khi làm việc với cơ quan điều tra.

Mời đọc thêm: Gian lận thi cử ở Hà Giang: Truy tố 2 cựu phó giám đốc sở GD&ĐT (ĐT). – Thí sinh ở Hà Giang được nâng gần 30 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 (GĐVN). – Vụ gian lận điểm thi Hà Giang: Có thí sinh được nâng đến 29,95 điểm! (NLĐ). – PGĐ Sở GD&ĐT Hà Giang trực tiếp nhờ sửa điểm cho con (ĐV). – Con Phó Giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang được nâng 13,3 điểm (TP).

Lợi dụng chức vụ quyền hạn, 2 cán bộ Sở GD&ĐT Hà Giang nâng điểm cho 107 thí sinh (VTC). – Công an Hà Giang sẽ xử lý 210 phụ huynh có con được nâng điểm?Hàng loạt thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang là do ‘nhờ vả nể nang’? (ĐSVN). – Đề nghị xử lý phụ huynh có con được nâng điểm ở Hà Giang (PL&XH). – Xử lý 210 phụ huynh có con được nâng điểm: Cách nào? (ĐV). – Gian lận thi cử Sơn La: Môn Văn được nâng gấp đôi điểm do giáo viên ‘chấm thoáng’? (ĐSPL).

Dịch tả heo: 54/63 tỉnh thành

Vụ Bí thư xã đi chống dịch tả ở… Côn Đảo: Nhiều thông tin bất ngờ, theo báo Một Thế Giới. Đó là vụ ông Trương Nhựt Quang, Bí thư xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đi Côn Đảo không phép: “Trong lúc dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, các hộ dân ở một số khu vực xã Mỹ Khánh phản ứng vì việc chôn, tiêu hủy heo bệnh gây ô nhiễm, bốc mùi hôi thối thì ông Quang lại đi vắng mặt ở nhiệm sở”.

Ông Quang lấy lý do cha mẹ ông bị bệnh phải nhập viện. Tuy nhiên, Trung tâm Y tế Quân dân y huyện Côn Đảo khẳng định, từ ngày 3 đến đến sáng 5/6, không hề có bệnh nhân nào có họ tên như mẹ ông Quang nhập viện. “Chỉ có ông L. đến khám sáng nay là trùng họ tên với cha ông Quang!”

Báo Đất Việt dẫn lời Bí thư bị tố đi Côn Đảo chống dịch tả lợn. Ông Trương Nhựt Quang, chỉ nói, vụ này ông đã báo cáo lên Bí thư huyện ủy Phong Điền là ông Đào Ngọc Chi. Tuy nhiên, ông Chi cho rằng, ông Quang mới báo cáo, hiện đang yêu cầu ông Quang báo cáo bằng văn bản: “Cơ bản những thông tin báo chí phản ánh là đúng về việc ông Quang không đi chống dịch tả lợn châu Phi và vắng mặt nhiều ngày không phép tại cơ quan”.

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Định phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên ở tỉnh này, VOV đưa tin. GĐ Sở NN&PTNT tỉnh này xác nhận, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi. Ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào ngày 30/5 tại khu vực 7, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn. Đàn lợn 52 con của một người dân ở đây có dấu hiệu mắc dịch tả, kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy tất cả đều dương tính.

Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại huyện miền núi ở Quảng Trị, theo báo Giao Thông. Ông Lê Quang Thuận, Phó chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết, đã nhận được tin từ UBND xã Tân Hợp và xã Tân Long về tình hình đàn lợn của một hộ gia đình ở thôn Quyết Tâm và một hộ ở thôn Long Hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 3 tấn công Đà Nẵng, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Ngày 4/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Đà Nẵng cho biết, vừa tiến hành tiêu hủy 18 con lợn trong một ổ dịch ở thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Bài báo cho biết, “Đà Nẵng là địa phương thứ 53 trong cả nước có dịch tả lợn Châu Phi”.

Báo Pháp Luật TP HCM viết: Sợ dịch, người dân ‘ngại’ mua, thịt heo chợ ế ẩm. Một tiểu  thương bán thịt heo tại chợ Xuân Khánh, TP Cần Thơ cho biết, sau khi địa phương này và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long công bố có dịch tả heo châu Phi, lượng thịt heo tiêu thụ giảm khoảng 30%, khách mua còn lại chủ yếu là những mối quen. Giá heo hơi và thịt heo cũng giảm từ 2.000-3.000 đồng/kg.

CSGT Trạm Cửa ô Hòa Phước, Công an TP Đà Nẵng vừa phát hiện xe chở lợn chết từ vùng có dịch Quảng Nam ra Đà Nẵng chế biến món nhậu, theo VTC. Đó là xe tải BKS 43C-161.57 chạy từ Quảng Nam về TP Đà Nẵng, vùng vừa phát hiện dịch tả lợn. Trong thùng xe có con lợn khoảng 80kg đã chết, tài xế khai nhận vận chuyển lợn từ tỉnh Quảng Nam về TP Đà Nẵng để quay bán làm món nhậu.

Mời đọc thêm: Dịch tả lợn châu Phi lan ra 54 tỉnh, thành phố trong cả nước (ND). – Tin mới nhận: Bình Định bất ngờ xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DV). – Phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở Bình Định, Quảng NgãiXuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương miền núi Quảng Trị (VOV). – Hà Tĩnh: Phát hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi (DS). – Quảng Trị: Xuất hiện dịch tả lợn Châu phi tại huyện miền núi Quảng Trị (TN&MT).

Nghệ An: Nhiều chốt chặn dịch tả lợn châu Phi vắng bóng người (NA). – Đà Nẵng: Phát hiện tài xế chở lợn chết vào thành phố tiêu thụ (NĐ&ĐS). – Phát hiện một xe chở lợn chết từ Quảng Nam ra Đà Nẵng… thịt bán (DV). – Phạt 7 triệu đồng tài xế chở lợn mắc dịch tả ra Đà Nẵng tiêu thụ (CL). – Chở heo chết từ vùng dịch tả heo châu Phi đi tiêu thụ (PLTP). – Cần xử lý nghiêm việc buôn bán lợn nhiễm bệnh (PT). – Việt Nam thiệt hại khoảng 154 triệu đô la Mỹ vì dịch tả heo Châu Phi (RFA).

***

Thêm một số tin: Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang “chậm dần đều”? (DNVN). – Có vi phạm nghiêm trọng tố tụng trong vụ án bồi thường đất tại Sơn La (TP). – Kỷ luật ông Huỳnh Quang Hải: Làm gì để không tái diễn? (ĐV). – Trưởng Công an thị xã Long Khánh, Đồng Nai bị kỷ luật khiển trách (VNN). – 21 người mắc kẹt gần nửa tiếng trong thang máy tòa nhà 25 tầng ở TP.HCM (GT).

Bình Luận từ Facebook