21-5-2019
Chuyện đường cao tốc, có thật là Việt Nam không thể ngăn cản các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia, như ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tuyên bố?
Theo ông Huy, Việt Nam có Luật Điều ước quốc tế, trong đó quy định nếu Việt Nam là thành viên của bất kể một tổ chức quốc tế nào thì phải làm theo quy định điều ước quốc tế đã ký. Hiện Việt Nam đang là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và theo quy định của tổ chức này, các quốc gia thành viên đều có một bộ quy chế mua sắm của Chính phủ (GPA), trong đó yêu cầu tất cả các nước thành viên không được phân biệt đối xử với bất kể một quốc gia nào.
Đúng, sai? Dưới đây là câu trả lời của một người bạn là thành viên lâu năm trong WTO (mới nghỉ hưu, nhưng bạn đã kiểm tra lại các văn kiện hiện hành):
Phát biểu này của ông quan chức VN không chính xác ở cả hai điểm ông ta nêu kên.
1. “Theo quy định của tổ chức này, các quốc gia thành viên đều có một bộ quy chế mua sắm của Chính phủ (GPA)”.
Không đúng. GPA (Government Procurement Agreement) (*) là một hiệp ước plurilateral của WTO (chỉ ràng buộc những thành viên nào đồng ý tham gia) chứ không phải là một hiệp ước multilateral (ràng buộc tất cả mọi thành viên). Cho nên nói “các quốc gia đều có một bộ quy chế …” là sai. Hiện GPA chỉ qui tụ 20 thành viên của WTO, trong đó EU được tính là một thành viên nên số quốc gia tham gia chỉ là 48 trên tổng số 164.
2. Tất nhiên không phân biệt đối xử là quy tắc căn bản của WTO nhưng tất nhiên GPA cũng như các hiệp ước khác có những qui định cho phép biệt lệ (waiver). Cho nên không thể viện cớ quy tắc này để nói là không được cấm Huawei. Hiện tại VN không tham gia GPA nên càng không có lý do dựa vào GPA để biện minh. Việt Nam và Trung Quốc vẫn chỉ là “quan sát viên” (observers) chứ không phải là thành viên tham gia (parties).
GPA là một trong những vấn đề hóc búa nhất ở GATT/WTO, từ vòng đám phán Tokyo Round trong những năm 1970 đến bây giờ. Vì đụng chạm đến rất nhiều vấn đề quyền lợi và chủ quyền nên để tránh GPA làm tê liệt và hoàn toàn bế tắc các vòng đàm phán, GATT rồi WTO chấp nhận ngoại lệ đi ngược hai nguyên tắc cơ bản của GATT và WTO, là đồng thuận (consensus) và “single undertaking” (nothing is agreed until everything is agreed). Vì thế GPA là một trong 4 plurilatreral agreements lúc chấm dứt vòng Uruguay Round.
Có thể đo lường độ nhạy cảm của vấn đề government procurement (marché public) khi thấy điều II của GPA liệt kê tới 8 điểm không áp dụng những quy tắc của hiệp ước (“This Agreement does not apply to:…). 8 điểm lớn này bao gồm nhiều trường hợp chi tiết.
Điều III của GPA “Security and General Exceptions” liệt kê những ngoại lệ cho phép nước tham gia không áp dụng các quy tắc của GPA. Ngoài những ngoại lệ thường thấy như an ninh quốc phòng, bảo vệ thuần phong mỹ tục, an ninh xã hội (public morals, order or safety), bảo vệ sức khoẻ và đời sống của người, súc vật và cây cỏ, bảo vệ quyền sở hữu tri thức, còn có qui định về hàng hoá hay dịch vụ liên quan đến người khuyết tật, cơ quan từ thiện hay lao động trong tù (prison labour).
Cho nên có thể thấy GPA dành cho các thành viên tham dự một “policy space”, như cách gọi ở WTO, khá rộng để quyết định áp dụng hay không các quy tắc của hiệp ước, nghĩa là hoàn toàn có khả năng loại trừ một nước hay công ti như Huawei.
(*) cách dịch “government procurement = mua sắm của chính phủ” cũng không chính xác. Vì procurement bao gồm rất nhiều thứ chứ đâu phải chỉ có “mua sắm”. Xây đường cao tốc đâu gọi là mua sắm được.
Ghi chú: Tựa đề do Tiếng Dân đặt
Quan chức CS.nào mà không NGỤY BIỆN cơ chứ ?
Chính nhờ thuật NB.(gọi đúng là thủ đoạn NB.) mà đồng bào cả nước
tiếp tục bị đảng CS.lừa bịp cho đến ngày nay chưa thoát ra được !