Vị thế độc quyền

FB Mai Quốc Ấn

21-3-2019

Hôm qua, 20/3/2018, Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Nếu nói không bất ổn thì sẽ là một sự phi lý rất rất lớn.

Mức tăng tương đương 8,36%, và khoảng chênh tăng nếu tính ra VAT kèm theo thì dân “hưởng” đủ.

Tại buổi họp báo hôm qua, có phóng viên thắc mắc giá điện sản xuất thấp, sinh hoạt cao có bất công hay không thì ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích như sau:

“Về mặt kỹ thuật, sản xuất dùng nhiều, điện áp cao hơn và tổn thất thấp hơn so với điện sinh hoạt, chúng ta cũng đã có giá điện bậc thang để người thu nhập thấp tiếp cận điện, người tiêu dùng nhiều hỗ trợ người tiêu dùng ít. Nhiều lần tôi báo cáo, điện là sản phẩm duy nhất kêu gọi mọi người tiết kiệm, không khuyến mại điện, tuyên truyền cùng tham gia đầu tư và tiết kiệm điện”.

Tôi cho rằng người dân lẫn nhà báo hay cấp quản lý EVN là Bộ Công thương và cao hơn là Chính phủ nên coi đây là một lời ngụy biện!

Xin trích:

“Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2018, tổng GDP cả nước đạt 245 tỷ USD. Còn theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện đạt 192 tỷ kWh. Điều đó có nghĩa là, 1kWh điện chỉ làm ra 1,3 USD, trong khi mức bình quân của thế giới là 1 kWh điện làm ra 3,3 USD.” (Vietnamnet)

Giá điện, nếu so sánh với với các nước có mức GDP bình quân ngang tầm với Việt Nam, giá điện của nước ta hiện đang thấp hơn 7%. Nghĩa là bằng 93% giá điện câc nước có mức GDP ngang bằng Việt Nam. Đối chiếu với tỉ lệ 1kW điện tạo ra 1,3 USD của Việt Nam với 1kW điện tạo ra 3,3USD thì độ chênh về hiệu quả nằm ở đâu?

Xin thưa là trong túi của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI là chính. Bởi hoạt động sản xuất lớn nhất của quốc gia, tương đương với việc sử dụng điện lớn nhất, nằm trong 2 nhóm doanh nghiệp này.

Và Bộ Công thương với một loạt đại án ở các siêu dự án được sản xuất với giá điện ưu đãi nhưng bị tham nhũng, nợ và lỗ sẽ là chủ thể hưởng lợi rất rõ ràng. Riêng khối doanh nghiệp FDI, như nhiều năm báo lỗ và bị cảnh báo là chuyển giá, nhưng vẫn tăng cường mở rộng sản xuất thêm bởi ưu đãi như vầy thì khác gì bòn của quốc gia, làm giàu cho nước ngoài.

Hiểu một cách đơn giản nhất, EVN tăng giá điện để “móc túi” người dân thay vì bắt buộc doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI chi tiền thêm theo lũy kế tăng thêm (vì xài nhiều điện nhất) như là một điều kiện có tính quy luật. Cách chia đều nỗi nhọc nhằn tăng giá điện (và những thứ giá khác sẽ tăng theo giá điện) không khác cách doanh nghiệp nhà nước bị tham nhũng, nợ và lỗ thì nợ công chia đều cho nhân dân.

Nhưng điều đó chưa đáng sợ ở một đất nước mà GDP phụ thuộc vào doanh nghiệp nhà nước, bán tài nguyên, chờ ngoại hối và trông cậy vào các doanh nghiệp FDI. Mà là các hậu quả về sau…

Lần nữa phải nhắc lại, lời giải thích của EVN là ngụy biện! Thay vì đầu tư đường dây truyền tải để tiếp nhận lượng điện từ các dự án điện mặt trời để giảm bớt điện than ô nhiễm và điện khí đốt tốn kém; thì EVN hoàn toàn không có một tầm nhìn dài hạn nên khả năng tiếp nhận điện mặt trời hiện nay chỉ ở mức 10% công suất. Trong khi đó, các nhiệt điện vẫn cứ được thúc đẩy…

Đó là một vị thế độc quyền của ngành điện.

Vì sao ai cũng biết nhiệt điện gây ô nhiễm nhưng vẫn được thúc đẩy triển khai nhanh? Vì thu từ người dân chừng 20.000 tỉ qua tăng giá điện thì EVN sẽ chi ra đến 21.000 tỉ để rả cho các đối tác cung cấp khí, than, nhà máy điện bán cho EVN đáng ra phải trả cách đây 2 năm nhưng đã bị treo lại. Treo lại nhưng chênh lệch giá khí bao tiêu gần 6.000 tỉ đồng, chênh lệch tỉ giá đô la là 3.825 tỉ đồng và riêng tiền than là 7.000 tỉ đồng. Nghĩa là không có ai thiệt hại ngoài… nhân dân!

Con số này hoàn toàn không là vấn đề nếu câu chuyện triển khai nhiệt điện 34.000 tỉ ở Thái Bình đắp chiếu nhiều năm gây thiệt hại hay nhiệt điện Duyên Hải 3 ở Trà Vinh đội vốn gần 9.000 tỉ bị . Nếu không có những khoản thất thoát được xác định là sai phạm đó thì nhân dân đâu bị cảnh tăng giá điện như hiện tại. Hoàn toàn là “công lao” của EVN! Và họ không chỉ có bấy nhiêu sai phạm đâu…

Các tiềm ẩn bất an cho quốc gia lẫn an sinh xã hội, môi trường và sinh kế, văn hóa bản địa của người dân từ ô nhiễm nhiệt điện tôi đã viết rất nhiều. Nhưng gần 10 tỉ đô mà Chính phủ bảo lãnh cho EVN vay nợ và vận hành nhiều sai phạm, đầy rủi ro như vậy mà đến giờ không có một đại án nào là quá sức bất thường.

Nếu các đại án ở Tập đoàn dầu khí (PVN) được khui ra lần lượt mà bỏ qua EVN thì có khác gì bỏ lọt tội phạm? Những tội phạm tính bằng trăm tỉ, ngàn tỉ, nhiều ngàn tỉ…

Họ- EVN- xứng đáng có đại án và nếu có thì làm đến nơi đến chốn sẽ còn hơn các đại án mà người dân đã biết!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI vừa là..bí mật quốc gia và là công cụ của đảng chó Mafia hoang phí ngân sách, đội vốn vô tội vạ, liếm láp dollars và sau cùng là tròng vào đầu cổ người dân VN TRẢ NỢ cho chúng!!
    Độc đảng sinh độc quyền. Không phải dường như nữa…mà chính là ổ sâu bọ, ổ ký sinh trùng bẫy lâu nay đảng chó ban phát và nuôi dưỡng. Người ta tự hỏi rằng bán đồ quốc gia để làm lợi cho nước ngoài có phải là bản chất của cs VN? Vâng, chính là thế. Nó bắt nhân dân phải ăn mày, thưa quý vi!

Comments are closed.