Chính Nghĩa
15-1-2019
Từ khi về Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng nhận nhiệm vụ tháng 1/2016, với cương vị Hiệu Trưởng, ông Nguyễn Thanh Sơn đã không phát huy được vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, củng cố cơ sở vật chất của Trường, ngược lại, ông thực hiện nhiều việc làm có biểu hiện sai phạm:
1.- Sau công bố kết quả của Thanh tra Nhà nước tỉnh Sóc Trăng tháng 11/2017, Trường Chính trị có nhiều sai phạm trong chi tiêu tài chính lên tới 6.199.259.370 đồng. Trên cơ sở kết luận thanh tra, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sóc Trăng đề xuất Tỉnh ủy Sóc Trăng xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân sai phạm quản lý, điều hành thu chi tài chính, xây dựng cơ bản.
Hiệu trưởng trường Chính trị Sóc Trăng xử lý trách nhiệm theo đúng quy định đối với tập thể, cá nhân có sai phạm liên quan. Cụ thể: tập thể Ban Giám hiệu (BGH) có sai phạm trong chi tiêu vi phạm trong đó có ông Sơn, có những cá nhân khác trong BGH sai phạm lên đến gần 200.000.000đ; bà Nguyễn Thị Nhàn bỏ túi riêng trên 270.000.000đ, ông Nguyễn Văn Tâm tham mưu sai cho hiệu trưởng gần 5.000.000.000đ, ngoài ra còn nhiều cá nhân khác sai phạm từ 10.000.000đ trở lên.
Mặc dù sai phạm tài chính với số tiền lớn như vậy, nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn vẫn không có hành động nào xử lý đúng quy định, nếu có chăng chỉ là kiểm điểm rút kinh nghiệm. Ngay cả bản thân BGH không rút kinh nghiệm, thậm chí cuối năm 2017, còn đề nghị khen thưởng với danh hiệu Bằng Khen UBND tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Nhiều đồng chí có sai phạm theo kết luận thanh tra, nhưng ông Sơn chỉ đạo cho đạt lao động giỏi, chiến sĩ thi đua, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.- Cuối năm 2017 đầu năm 2018, do năng lực lãnh đạo và điều hành tài chính kém, ông Sơn lại tiếp tục có sai phạm là chỉ đạo cho kế toán và nhiều cá nhân kê khai không trung thực để thanh toán tiền làm thêm ngoài giờ cho đội ngũ viên chức, nhân viên ở các phòng không đúng quy định. Có những cá nhân không có làm thêm giờ nào và không có gì để làm thêm ngoài giờ, có những cá nhân nghỉ hậu sản, nhưng ông chỉ đạo kê khai việc làm thêm vượt giờ để thanh toán khống. Điều đó gây ra sự bất bình, mất dân chủ, mất đoàn kết trong nội bộ.
Ngoài ra, bản thân ông còn lập nhiều chứng từ khống để thanh toán cho bản thân: như việc không trực cơ quan đơn vị, nhưng lại thanh toán; thuê xe bên ngoài đi việc riêng của cá nhân (trong khi trường có xe, có tài xế) lại về thanh toán cho trường; không tiếp khách lại mua hóa đơn về thanh toán… Ông không thực hiện tốt việc quyết toán tài chính việc mở lớp với các đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh.
Do yếu kém về năng lực và muốn được lợi ích của mình, ông không tham mưu được với UBND tỉnh để ban hành quy định tự chủ tài chính và chi tiêu nội bộ của Trường Chính trị. Tất cả đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của đơn vị.
3.- Cuối quý 1, đầu quý 2 năm 2018, ông Sơn chỉ đạo và bổ nhiệm ngạch giảng viên cho 4 cá nhân, thì có 3 người không đạt chuẩn và không đúng đối tượng. Cụ thể có 2 cá nhân không có bằng trung cấp lý luận chính trị trở lên và không có chứng chỉ sư phạm (Ngô Huy Thái, Dương Thị Ngọc Minh), một cá nhân không đúng chuyên ngành (Lê Phú Đém – ngành quản trị kinh doanh). Mặc dù vụ việc được nhiều người trong đơn vị không đồng tình, như ông vẫn chỉ đạo làm.
Ngoài ra, việc bố trí giảng viên giảng dạy, nhất là các lớp bồi dưỡng không đủ điều kiện đứng lớp, hoặc không đúng chuyên môn. Điều đó ảnh hướng rất lớn đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt là vi phạm Nghị định của Chính phủ, quy chế giảng viên, quy chế đào tạo, bồi dưỡng.
4.- Việc học tập của cá nhân ông: Năm 2015, ông Nguyễn Thanh Sơn tự xin đi học nghiên cứu sinh tại Học viện Hành chính quốc gia tại Hà Nội. Khi đó ông không có trong danh sách quy hoạch đưa đi đào tạo tiến sĩ, nhưng ông tự ý đi theo dạng tự học, không sử dụng kinh phí của Nhà nước. Thế nhưng, sau khi học được một thời gian, ông lại chạy được quyết định cử đi học để hưởng tiền từ ngân sách (trên thực tế ông không có trong danh sách quy hoạch cử đi học nghiên cứu sinh). Mặt khác, trong quá trình học, ông không tự học mà nhờ người khác học thay, làm thay các nội dung có liên quan đến học tập của mình.
5.- Ngoài ra, với tư cách là một hiệu trưởng, ông Nguyễn Thanh Sơn vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Biểu hiện lợi dụng chức vụ để vun vén cho bản thân, sai phạm trong chỉ đạo thi cử, nhất là trong thi tốt nghiệp, trong hướng dẫn thi tốt nghiệp; bản thân ông gây khó cho học viên viết khóa luận tốt nghiệp (chương trình trung cấp lý luận chính trị) hoặc tiểu luận tốt nghiệp (chương trình bồi dưỡng chuyên viên). Quyết định có tên ông trong danh sách hướng dẫn tốt nghiệp, chấm tốt nghiệp, nhưng ông không thực hiện nhiệm vụ của mình mà giao cho người khác hướng dẫn hộ ông, chấm hộ ông như: trưởng phòng đào tạo, phó trưởng phòng hành chính, trưởng phòng hành chính chấm (sau đó nói ông đã chấm, để hợp thức hóa 2 người chấm). Đây là hành động lợi dụng chức quyền, coi thường quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đặc biệt là ông đã bị học viên tố cáo:
Thiết nghĩ, những vụ việc trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã biết, nhưng chưa có một động thái nào!? Ở đây cũng cần nhìn nhận rằng: công tác bố trí cán bộ là người đứng đầu đơn vị là rất quan trọng, cần phải đúng chuyên môn, đúng tầm và có tâm trong sáng. Đối với ông Nguyễn Thanh Sơn, về trình độ đại học chuyên ngành đánh bắt, khai thác thủy sản, ông chưa có kinh qua ngành giáo dục, chưa có chuyên môn về ngành, chưa có phương pháp sư phạm… Tất cả điều đó khó tránh khỏi sai phạm xảy ra.
Đảng, Nhà nước ta đang quyết liệt phòng, chống tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc sai phạm xảy ra, dù lớn, dù nhỏ, dù cấp nào cũng không có vùng trắng. Do vậy, những sai phạm của ông Nguyễn Thanh Sơn xảy ra ở một nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng không ngoại lệ. Có như vậy, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới thật sự có ý nghĩa.
Bày vẽ Trường chính chị chính em ở khắp các tỉnh thành quận huyện; cốt khoét ngân sách tức từ thuế dân. Đầu vào của bọn này là đám cán bộ buộc phải đi học kiếm miếng bằng lận lưng: Thăng quan hoặc bám ghế!
Hãy xem cái gọi là học viện cán bộ thành Hồ của con mụ Hiền vợ thằng Hai Hợi (cựu bì thơ) là biết.